Ban biên tập Tia Sáng mong nhận được ý kiến phản hồi từ độc giả, đặc biệt là các nhà khoa học và nghiên cứu viên trẻ.
Bạn muốn trở thành một nhà khoa học? Ban muốn khám phá những điều bí mật của tự nhiên, bạn muốn làm những thí nghiệm hay thực hiện những phép tính để tìm hiểu về thế giới? Hãy quên điều đó đi.
Khoa học thú vị và hấp dẫn. Cảm giác sung sướng khi phát hiện ra điều mới thật đặc biệt. Nếu bạn thông minh, có tham vọng và chăm chỉ, bạn nên theo học khoa học ở bậc đại học. Nhưng thế là quá đủ. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn phải đối mặt với thế giới thực. Thế có nghĩa là bạn không nên học tiếp khoa học ở bậc sau đại học. Hãy làm một việc gì khác: học dược, học luật, máy tính hay kỹ sư hoặc bất kỳ ngành nào hấp dẫn bạn.
Tại sao tôi (một giáo sư cơ hữu về vật lý) lại ra sức khuyên bạn không theo con đường mà tôi đã thành công? Bởi thời thế đã khác ( tôi lấy bằng tiến sỹ năm 1973 và trở thành giáo viên cơ hữu năm 1976). Nền khoa học Mỹ không còn cho bạn một nghề nghiệp hợp lí nữa. Nếu bạn học tiếp sau đại học về khoa học, thế có nghĩa là bạn sẽ phải dành cả đời để làm những thí nghiệm khoa học, sử dụng tài khéo léo và tính tò mò của bạn để giải quyết những vấn đề thú vị. Chắc chắn là bạn sẽ sớm thất vọng về điều này và lúc đó thì đã quá muộn để chọn một nghề khác.
Các trường đại học ở Mỹ đào tạo ra gấp hai lần số Tiến sỹ mà xã hội có thế cung cấp việc. Khi mà một thứ tràn ngập ở thị trường, thì giá cả sẽ hạ xuống. Đối với trường hợp các Tiến sỹ, họ sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để làm việc ở vị trí post-doc(*). Người ta vẫn trả lương cao cho những vị trí biên chế như trước kia, nhưng thay vì có thể có được biên chế 2 năm sau khi có bằng tiến sỹ (cách đây 25 năm năm thì thường là như vậy), những nhà khoa học trẻ hiện nay phải mất những năm, mười năm hoặc nhiều hơn làm việc ở vị trí Post-doc. Họ gần như không có hy vọng kiếm được một công việc biên chế và thường lại phải chuyển chỗ làm mỗi hai năm một. Để biết thêm thông tin, bạn có thể tra cứu trên trang Young Scientist’s Network hoặc đọc bản báo cáo tháng Năm, 2001 của tờ Washington Monthly.
Ví dụ như hai trường hợp ứng viên cho vị trí Giáo sư trợ giảng (Assistant Professorship) tại khoa của tôi. Một người 37 tuổi, đã có bằng tiến sỹ được 10 năm (và anh ta vẫn chưa kiếm được việc). Một ứng viên khác, rất xuất sắc, 35 tuổi, có bằng tiến sỹ cách đây 7 năm. Anh ta vừa mới nhận được hợp đồng biên chế cách đây ít lâu, và thôi phải làm công việc nhàm chán là đi xin việc mỗi hai năm một. Ví dụ cuối cùng là một ứng viên 39 tuổi cho vị trí Giáo sư trợ giảng khác; anh ta đã xuất bản tới 35 bài báo. Ngược lại, một tiến sỹ bình thường nếu ra làm tư thì sẽ ở tuổi 29, đối với luật sư thì ở tuổi 25 và họ lập gia đình ở tuổi 31, và một người làm khoa học máy tính với bằng tiến sỹ có thể kiếm được công việc tốt ở tuổi 27 (khoa học máy tính là một trong số it ngành trong công nghiệp đòi hỏi bằng tiến sỹ). Bất kỳ ai có trí tuệ, tham vọng, ước muốn được làm việc và thành công trong khoa học cũng có thể thành công trong bất kỳ ngành nào khác.
Đối với ngành sinh học, lương cho vị trí post-doc thông thường khoảng 27,000 USD/năm và đối với ngành vật lý thì khoảng 35,000 USD/năm (đối với sinh viên thạc sỹ hay tiến sỹ thì học bổng chỉ vào khoảng nửa chừng ấy). Bạn có thể nuôi gia đình với số lương như vậy? Nó chỉ đủ đối với một đôi vợ chồng trẻ để một căn hộ nhỏ. Tôi biết một nhà vật lý trẻ đã bị vợ bỏ bởi cô ta không chịu được viễn cảnh cứ phải thay đổi chỗ ở liên tục. Khi bạn ở tuổi 30, bạn cần hơn nhiều thế: một ngôi nhà tại một quận có trường tốt (**) và cả những nhu cầu cơ bản khác cho một cuộc sống trung lưu. Khoa học là một nghề, chứ không phải là một tôn giáo, và nó không bắt ép ta phải thề rằng sẽ phải sống suôt đời trong nghèo túng và độc thân vì nó.
Đương nhiên, bạn không theo khoa học để trở nên giàu có. Do đó bạn không theo học ngành dược hay luật, y hay luật sư, những nghề thông thường kiếm được gấp đôi hay gấp ba một nhà khoa học (đấy là đối với ai đủ may mắn để kiếm được một công việc biên chế tốt). Tôi cũng lựa chọn nó. Tôi trở thành nhà khoa học để có thể tự do giải quyết những điều lý thú đối với tôi. Nhưng gần như bạn không có sự tự do đó. Với công việc post-doc bạn sẽ phải làm việc trên ý tưởng của người khác, và bạn bị xem như một kỹ thuật viên hơn là một đối tác làm việc độc lập. Rốt cục là bạn hoàn toàn bị ép buộc phải làm khoa học. Bạn có thể có một công việc tốt với nghề lập trình viên máy tính, nhưng tại sao bạn không làm nó ở tuổi 22, hơn là mất cả 10 năm sống trong nghèo khó với khoa học? Càng lâu bạn sống trong khoa học, càng khó để bạn rời khỏi nó.
Có thể bạn đủ tài năng để vượt qua được quãng thời gian làm post-doc; một vài trường đại học sẽ đủ ấn tượng để nhận bạn vào biên chế 2 năm sau khi bạn có bằng tiến sỹ. Có lẽ. Nhưng sự xuống cấp của khoa học khiến cho ngay cả những trường hợp xuất sắc cũng mất nhiều năm làm việc ở vị trí post-doc nhàm chán (xem trường hợp các ứng viên ở trên). Và rất nhiều người xuất sắc, với điểm cao và thư giới thiệu, về sau này cũng sẽ nhận thấy cạnh tranh trong nghiên cứu khó hơn trước rất nhiều, hoặc ít nhất là khác so với sự tưởng tượng của họ.
Giả sử rằng cuối cùng bạn cũng kiếm được một công việc biên chế. Sự cạnh tranh để có được một công việc giờ lại thay thế bởi sự cạnh tranh để xin được tiền tài trợ, và một lần nữa, lại có rất nhiều nhà khoa học. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để viết đề án hơn là làm nghiên cứu. Thật tồi tệ, bởi đề án của bạn lại được đánh giá bởi chính đối thủ của bạn, và bạn cũng không thể chỉ chạy theo sự tò mò của bạn, thay vì đó bạn lại phải mất công sức và trí tuệ, chỉ để lường trước hoặc tránh những phê bình. Bạn không thể sử dụng những kết quả thành công trong quá khứ, bởi vì bạn đã hoàn thành nó, và những ý tưởng mới, mặc dù rất tốt, lại chưa được kiểm chứng. Như vậy là ngay cả khi đạt được điều bạn hằng mơ ước, bạn lại nhận ra rằng nó lại không hoàn toàn giống như những gì bạn muốn.
Vậy ta có thể làm gì? Thứ nhất đối với các bạn trẻ ( những người chưa kiếm được việc biên chế trong khoa học) thì hãy theo một ngành khác. Bạn sẽ tránh khỏi cảnh nghèo khó và thất vọng. Những người Mỹ trẻ thường nhận ra tiền đồ đen tối và không có lối thoát và quyết định bỏ trốn. Đối với những tiến sỹ trẻ từ Ấn Độ hay Trung Quốc, thì tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Tôi biết nhiều trường hợp mà cuộc sống của họ đã bị hủy hoại bởi việc làm nghiên cứu sinh còn hơn cả việc nghiện ma túy.
Nếu bạn đang ở vị trí lãnh đạo trong khoa học và bạn hãy thuyết phục các quỹ tài trợ để cắt giảm ngân sách cho việc làm tiến sỹ. Việc tràn ngập các nhà khoa học chính là hệ quả của chính sách ngân sách ( phần lớn những cơ sở sau đại học đều được tài trợ bởi quỹ của chính phủ liên bang). Các quỹ tài trợ đang than khóc vì chuyện khan hiếm người yêu thích khoa học trong khi chính họ lại là nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm này. Họ có thể đảo ngược tình thế này bằng cách đào tạo đúng số người mà họ cần, nhưng họ lại không làm việc đó, hoặc thậm chí không đề cập đến nó một cách nghiêm túc ( trong nhiều năm NSF (***) vẫn đưa ra những dự đoán thiếu trung thực về sự thiếu hụt các nhà khoa học, và phần lớn các quỹ đều làm như điều đó là đúng). Kết quả là những người trẻ xuất sắc nhất quay lưng với khoa học, và các nghiên cứu sinh phần lớn chỉ là những sinh viên Mỹ trình độ thấp hoặc sinh viên ngoại quốc, những người bị mê hoặc bởi tấm Visa Mỹ.
Phạm Hiệp dịch từ Washington University Physics
* Ở Mỹ, sau khi có bằng Tiến sỹ, người làm khoa học thường mất khoảng một vài năm làm việc ở vị trí post-doc (hợp đồng ngắn hạn 2,3 năm và thường phải chuyển nơi làm việc sau khi kết thúc) trước khi có đủ kinh nghiệm để xin được một chỗ làm việc biên chế : Giáo sư trợ giảng (Assitant Professor), phó Giáo Sư (Associate Professor) hay Giáo sư (Professor).
** Học sinh phổ thông ở Mỹ bị bắt buộc học tại các trường đóng ở nơi cư trú. Do đó giá nhà và giá thuê nhà tỷ lệ với chất lượng của trường học tại nơi đó.
*** NSF- National Science Foundation- quỹ khoa học quốc gia của Mỹ.
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ý kiến phản hồi:
JasonRox- diễn đàn physicsforum :
Thông tin trên đây hoàn toàn thiên vị. Có bằng PhD về vật lý không có nghĩa là bạn bắt buộc phải làm nghiên cứu. Các nhà vật lý hoàn toàn có thể chuyển sang làm những công việc khác như trong công nghiệp hay thương mại chẳng hạn.
Nhưng đúng là có rất nhiều người đã rời bỏ vật lý.
Drbott-diễn đàn collegeconfidental :
Tôi đồng ý. Những người theo vật lý và toán thường có cuộc sống khá chật vật.
Electric- diễn đàn Jsomers:
“Tôi trở thành nhà khoa học để có thể tự do giải quyết những điều lý thú đối với tôi” Tôi nghĩ
là có một cách khác hợp lí hơn là bạn hãy cố gắng thật giàu trước đã. Rồi sau đó hãy làm tiến sỹ và nghiên cứu những gì bạn thích.
Imy786- diễn đàn physicsforum:
Thật thú vị, ở Ấn Độ cũng tương tự như vậy. Tôi đã từng định học vật lý để đi dạy. Nhưng giờ tôi đã thay đổi ý định, chắc là tôi sẽ đi buôn bán nhà đất.
Excalibur313 - diễn đàn collegeconfidental
Thế còn ngành công nghiệp. Đúng là tiếp tục theo khoa học rất khó, nhưng với tấm bằng PhD, bạn sẽ rất thành công trong công nghiệp. Tôi làm việc cho một công ty về công nghệ sinh học, ở đó người ta trả ít nhất 100 000 USD cho vị trí quản lý.
Dirt McGirt - diễn đàn collegeconfidental
Mặc dù tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến của anh ta, nhưng tôi tôn trọng quyền anh ấy được nói những gì anh ta nghĩ.
DV Henkel-Wallace - diễn đàn pipeline
Tôi nghĩ Katz đã nhầm. Rõ ràng là không phải ai cũng có thể trở thành giáo sư (và lại càng khó để khái quát hoá mọi thứ bởi mỗi ngành, mỗi trường đại học và mỗi một thời kỳ lại có những đặc điểm khác nhau).
Shramana - diễn đàn physicsforum
Tôi đã đọc bản gốc và đã rất sốc. Rất may là ở đây tôi còn thấy những ý kiến khác, bớt thành kiến hơn. Sau đây là ý kiến của tôi: cha tôi là một giáo sư ngành tài chính và đó không phải là một nghề có thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi nghe ông tiếc nuối vì đã không làm việc cho ngân hàng giống như phần lớn các bạn của ông
Nguồn: Hanoi Corner
Bản gốc:
Don't Become a Scientist!
Jonathan I. Katz
Professor of Physics
Washington University, St. Louis, Mo.
[my last name]@wuphys.wustl.edu
Are you thinking of becoming a scientist? Do you want to uncover the mysteries of nature, perform experiments or carry out calculations to learn how the world works? Forget it!
Science is fun and exciting. The thrill of discovery is unique. If you are smart, ambitious and hard working you should major in science as an undergraduate. But that is as far as you should take it. After graduation, you will have to deal with the real world. That means that you should not even consider going to graduate school in science. Do something else instead: medical school, law school, computers or engineering, or something else which appeals to you.
Why am I (a tenured professor of physics) trying to discourage you from following a career path which was successful for me? Because times have changed (I received my Ph.D. in 1973, and tenure in 1976). American science no longer offers a reasonable career path. If you go to graduate school in science it is in the expectation of spending your working life doing scientific research, using your ingenuity and curiosity to solve important and interesting problems. You will almost certainly be disappointed, probably when it is too late to choose another career.
American universities train roughly twice as many Ph.D.s as there are jobs for them. When something, or someone, is a glut on the market, the price drops. In the case of Ph.D. scientists, the reduction in price takes the form of many years spent in ``holding pattern'' postdoctoral jobs. Permanent jobs don't pay much less than they used to, but instead of obtaining a real job two years after the Ph.D. (as was typical 25 years ago) most young scientists spend five, ten, or more years as postdocs. They have no prospect of permanent employment and often must obtain a new postdoctoral position and move every two years. For many more details consult the Young Scientists' Network or read the account in the May, 2001 issue of the Washington Monthly.
As examples, consider two of the leading candidates for a recent Assistant Professorship in my department. One was 37, ten years out of graduate school (he didn't get the job). The leading candidate, whom everyone thinks is brilliant, was 35, seven years out of graduate school. Only then was he offered his first permanent job (that's not tenure, just the possibility of it six years later, and a step off the treadmill of looking for a new job every two years). The latest example is a 39 year old candidate for another Assistant Professorship; he has published 35 papers. In contrast, a doctor typically enters private practice at 29, a lawyer at 25 and makes partner at 31, and a computer scientist with a Ph.D. has a very good job at 27 (computer science and engineering are the few fields in which industrial demand makes it sensible to get a Ph.D.). Anyone with the intelligence, ambition and willingness to work hard to succeed in science can also succeed in any of these other professions.
Typical postdoctoral salaries begin at $27,000 annually in the biological sciences and about $35,000 in the physical sciences (graduate student stipends are less than half these figures). Can you support a family on that income? It suffices for a young couple in a small apartment, though I know of one physicist whose wife left him because she was tired of repeatedly moving with little prospect of settling down. When you are in your thirties you will need more: a house in a good school district and all the other necessities of ordinary middle class life. Science is a profession, not a religious vocation, and does not justify an oath of poverty or celibacy.
Of course, you don't go into science to get rich. So you choose not to go to medical or law school, even though a doctor or lawyer typically earns two to three times as much as a scientist (one lucky enough to have a good senior-level job). I made that choice too. I became a scientist in order to have the freedom to work on problems which interest me. But you probably won't get that freedom. As a postdoc you will work on someone else's ideas, and may be treated as a technician rather than as an independent collaborator. Eventually, you will probably be squeezed out of science entirely. You can get a fine job as a computer programmer, but why not do this at 22, rather than putting up with a decade of misery in the scientific job market first? The longer you spend in science the harder you will find it to leave, and the less attractive you will be to prospective employers in other fields.
Perhaps you are so talented that you can beat the postdoc trap; some university (there are hardly any industrial jobs in the physical sciences) will be so impressed with you that you will be hired into a tenure track position two years out of graduate school. Maybe. But the general cheapening of scientific labor means that even the most talented stay on the postdoctoral treadmill for a very long time; consider the job candidates described above. And many who appear to be very talented, with grades and recommendations to match, later find that the competition of research is more difficult, or at least different, and that they must struggle with the rest.
Suppose you do eventually obtain a permanent job, perhaps a tenured professorship. The struggle for a job is now replaced by a struggle for grant support, and again there is a glut of scientists. Now you spend your time writing proposals rather than doing research. Worse, because your proposals are judged by your competitors you cannot follow your curiosity, but must spend your effort and talents on anticipating and deflecting criticism rather than on solving the important scientific problems. They're not the same thing: you cannot put your past successes in a proposal, because they are finished work, and your new ideas, however original and clever, are still unproven. It is proverbial that original ideas are the kiss of death for a proposal; because they have not yet been proved to work (after all, that is what you are proposing to do) they can be, and will be, rated poorly. Having achieved the promised land, you find that it is not what you wanted after all.
What can be done? The first thing for any young person (which means anyone who does not have a permanent job in science) to do is to pursue another career. This will spare you the misery of disappointed expectations. Young Americans have generally woken up to the bad prospects and absence of a reasonable middle class career path in science and are deserting it. If you haven't yet, then join them. Leave graduate school to people from India and China, for whom the prospects at home are even worse. I have known more people whose lives have been ruined by getting a Ph.D. in physics than by drugs.
If you are in a position of leadership in science then you should try to persuade the funding agencies to train fewer Ph.D.s. The glut of scientists is entirely the consequence of funding policies (almost all graduate education is paid for by federal grants). The funding agencies are bemoaning the scarcity of young people interested in science when they themselves caused this scarcity by destroying science as a career. They could reverse this situation by matching the number trained to the demand, but they refuse to do so, or even to discuss the problem seriously (for many years the NSF propagated a dishonest prediction of a coming shortage of scientists, and most funding agencies still act as if this were true). The result is that the best young people, who should go into science, sensibly refuse to do so, and the graduate schools are filled with weak American students and with foreigners lured by the American student visa.
0 comments:
Post a Comment