Thursday, August 20, 2009

Hoa Học Trò


Bây giờ còn nhớ hay không
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa
Ngây thơ em rủ anh ra
Bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung

Bây giờ còn nhớ hay không
Anh đem cánh phượng tô hồng má em
Để cho em đẹp như tiên
Nhưng em không chịu, sợ phải lên trên trời
Sợ phải lên... sợ phải lên trên trời...

Lên trời hai đứa hai nơi
Thôi em chỉ muốn làm người trần gian

Hôm nay phượng nở huy hoàng
Nhưng từ hai đứa lỡ làn duyên nhau
Rưng rưng phượng đỏ trên đầu
Tìm em anh biết... tìm đâu bây giờ


Wednesday, August 19, 2009

Con rối muốn làm người

Ngày nảy ngày nay tại một thành phố xinh đẹp, có một con rối tóc dài mượt như nhung, đôi mắt to tròn, cái miệng dễ thương luôn cười rất xinh xắn. Con rối xinh xắn đó tên là ... À, mà không biết cũng được, đâu có gì quan trọng đâu.

Con rối đi theo đoàn rối biểu diễn ở khắp nơi. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan nghênh nhiệt liệt.

Một hôm, con rối nằm mơ thấy một vị thần nói với nó rằng:

"Này con rối, con đã sống rất tốt trên đời, con có thể trở thành ngừơi đấy, con có muốn làm người không?"

Con rối trả lời:

- Con muốn làm người.

"Vậy thì con hãy để ngừơi ta gọi tên thật của con, tên con là ... Đó là một cái tên mà rất nhiều người cho là xấu xí, nhưng chỉ cần người khác gọi tên con và yêu thương cái tên đó thì con sẽ trở thành người"

Con rối trả lời :

- Nhưng cái tên đó làm sao người ta chịu gọi tên con ? Sao ngài không cho con một cái tên khác ?

Vị thần trả lời "Tên con do số phận đặt, không phải ta". Nói rồi, Ngài biến mất.

Năm này qua năm khác, con rối cười, con rối khóc, con rối cử động dưới những sợi dây. Con rối kết bạn với những con rối khác và những con người, thân có, sơ giao có, nhưng cũng không ai biết đến tên thật của nó. Nhưng con rối luôn muốn làm người.

Đến một ngày, con rối quyết định nói cho người ta nghe tên của mình. Con rối đến bên cô bé bán kem - bạn thân của con rối hơn một năm qua và nói rằng:

- Cô bé bán kem ơi, tôi đã chơi với cô hơn một năm rồi, nhưng cô chưa bao giờ biết đến tên thật của tôi. Bây giờ tôi muốn cô biết.

Cô bé bán kem dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời:

- Bạn rối hãy nói cho tôi nghe tên của bạn đi. Tôi là bạn thân của bạn, tôi muốn biết tên của bạn.

- Nhưng tên của tôi có thể cô bé sẽ thấy xấu lắm...

- Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao? Bạn cứ nói đi, đừng ngại...

Con rối chăm chú nhìn cô bé, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên tôi là...

- Aaaaaaaaaaaaaaaa... - Cô bé bán kem hoảng hốt, khuôn mặt xanh xao và bất thần.

Rồi cô bé bán kem xa dần, xa dần, không còn nói chuyện với con rối nữa. Cô bé bán kem xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm. Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có ngừơi yêu thương nó và cái tên ấy. Nó muốn được làm người.

Một ngày kia, con rối đến bên người chăn bò - bạn thân của con rối đã năm năm và nói rằng:

- Anh chăn bò ơi, tôi và anh đã làm bạn năm năm rồi nhưng chưa bao giờ anh biết đến tên thật của tôi. Tôi muốn nói cho anh nghe vì tôi muốn có người gọi tên tôi.

Người chăn bỏ dù ngạc nhiên nhưng vẫn mỉm cười trả lời:

- Bạn hãy nói đi. Tôi là bạn của bạn, tôi muốn biết tên thật của bạn lắm.

- Nhưng tên của tôi có thể anh sẽ thấy xấu lắm...

- Có gì đâu! Dù xấu như thế nào đi nữa chẳng phải bạn luôn là bạn tôi sao ? Bạn cứ nói đi, đừng ngại...

Con rối chăm chú nhìn người chăn bò, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên tôi là...

Ngừơi chăn bò cũng ít nói chuyện dần, rồi xa dần, xa dần con rối. Người chăn bò xem con rối như là quái vật. Con rối buồn... buồn lắm.

Bạn bè của con rối bảo "Mày đừng nói cho người ta biết tên thật nữa, người ta rồi sẽ bỏ rơi mày, khinh miệt mày như chúng tao mà thôi". Một con rối khác nói "Mày không thể làm người được đâu". Nhưng con rối không bỏ cuộc vì nó không muốn cô đơn, nó muốn có người gọi tên của nó. Nó muốn có người yêu thương nó ngay cả khi biết đựơc cái tên. Nó muốn được làm người.

Con rối đến bên người cha đã tạo ra nó và nói rằng:

- Cha ơi, cha đã tạo ra tôi, cha đã cho tôi hình hài này, vóc dáng này, từ con mắt đến bàn tay. Cha đã nuôi tôi, đã cho tôi những vai diễn. Tôi cám ơn cha nhiều lắm. Tôi yêu cha nhiều lắm. Tôi muốn nói cho cha nghe tên thật của mình.

Người tạo ra con rối ngạc nhiên và bảo:

- Tên thật? Không phải ta đã đặt cho con một cái tên sao? Tên của con là ...

Con rối lắc đầu:

- Không phải đâu cha ơi! Đó là tên cha đặt, còn tên mà số phận đặt cho tôi không phải như thế.

Người tạo ra con rối nheo mắt suy nghĩ rồi ôm lấy con rối vào lòng:

- Thế tên thật mà số phận đã đặt cho con là gì, con của ta?

- Nhưng tên của tôi có thể cha sẽ thấy xấu lắm...

- Dù xấu như thế nào đi nữa thì con vẫn là con của ta, ta là người đã sinh ra con, cho dù tất cả mọi người có bỏ rơi con thì ta vẫn còn đó.

Con rối chăm chú nhìn người đã tạo ra nó, rồi khẽ ghé miệng sát vào:

- Tên của tôi là ...

Người tạo ra con rối lên tim và ngất xỉu ngay tại chỗ. Sau khi được người ta cấp cứu và dưỡng bệnh một thời gian, ông dù rất yêu thương và rất nhớ con rối nhưng cũng không bao giờ muốn gặp nó, không bao giờ muốn nó bước chân vào nhà ông nữa. Ông không thể chấp nhận mình đã tạo ra một con rối như thế này. Ông xem con rối như một quái vật.

Con rối buồn lắm...

... và nó ra đi.

Con rối vẫn đi, nó cùng với những con rối khác diễn những vở diễn vĩ đại của cuộc đời. Nó đi rất nhiều nơi. Nó có rất nhiều tiền. Ở mỗi nơi nó mang một cái tên khác nhau, một cái vai khác nhau. Ở mỗi nơi nó đều được người ta yêu thích và hoan nghênh nhiệt liệt nhưng mà có ai biết đến tên của nó đâu. Và nó cũng không muốn người ta biết đến cái tên của nó nữa... một cái tên ai cũng cho là xấu xí.

Con rối vẫn cười bằng gương mặt người ta đã vẽ cho mình, vẫn diễn bằng những kịch bản mà người ta giao cho nó, nói những câu người ta thích nghe, làm những thứ người ta thích nhìn. Đôi khi nó cũng tự viết kịch bản cho mình nhưng đó là những kịch bản trong im lặng.

Ngày nảy ngày nay có một con rối, con rối có tên là ..... và mấy chục năm sống trên đời vẫn không ai gọi tên nó.

---------------------
Cát Phượng & Nguyễn Phước
---------------------

Không hiểu cho lắm nhỉ ~^^~

Cạm bẫy

“Người Eskimo đã săn chó sói như thế nào trong vùng băng giá và lạnh cóng của bắc cực?” là một câu hỏi đã làm nhiều người dày công suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. những người Eskimo lấy các lưỡi dao thật bén đem nhúng vào máu động vật, sau đó họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại. họ làm như vậy nhiều lần để lớp băng càng lúc càng dày thêm đến một thời điểm mà lớp băng bằng máu bên ngoài hoàn toàn che dấu lưỡi dao bên trong.

Tối đến, họ găm cán dao xuống tuyết. những con chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng và mon men đến, chúng bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng say hơn với tất cả sự thèm thuồng. cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chãy hết và chạm đến lưỡi dao.

Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của những con chó sói bị đứt và máu chảy ra, nhưng chúng lại tưởng đó là máu của thú rừng nên càng liếm hăng say hơn, càng chảy máu thì nó càng khát và càng khát thì nó lại càng liếm… sáng hôm sau, những người Eskimo chỉ việc đi thu lượm xác của những con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡi dao đó.

CẠM BẪY....

Ngụ ngôn bút chì

Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào hộp."Có 5 điều mày cần phải nhớ trước khi tao để mày bước vào thế giới hỗn độn ngoài kia - Ông nói với bút chì - Lúc nào mày cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều ấy, khi đó, mày mới trở thành một cây bút chì đẹp nhất, hiểu không?!".

  • Thứ nhất, mày luôn có thể tạo ra những thứ rất vĩ đại, nhưng ... chỉ khi nào mày nằm trong tay một ai đó.
  • Thứ hai, mày phải liên tục chịu đựng những sự gọt giũa rất đau đớn, nhưng hãy nhớ, tất cả đau đớn ấy chẳng qua là để làm cho mày đẹp hơn mà thôi. Và mày phải nhớ lúc nào mày cũng có thể sửa chữa những lỗi mà mày ghi ra.
  • Một điều nữa, hãy biết phần quan trọng nhất trên cơ thể của mày chính là phần ruột, phần bên trong chứ không phải là lớp vỏ ngoài.
  • Cuối cùng, mày, bút chì, phải để lại vết chì của mày trên bất cứ bề mặt nào mà mày được sử dụng để viết, và phải liên tục viết, bất kể chuyện khó khăn gì, được không?''.

Cây bút chì hiểu rõ những lời người thợ nói và nó tự hứa sẽ nhớ tất cả những điều ấy, và rồi, nó vào nằm trong hộp để bước ra thế giới với những mục đích riêng mà nó đã định.

Bây giờ, hãy thử đặt chính bạn vào vị trí của cây bút chì xem. Lúc nào bạn cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều này, khi đó, bạn sẽ trở thành một con người vĩ đại cho mà xem.

- Thứ nhất, bạn có thể làm nên những chuyện vĩ đại, nhưng chỉ khi nào bạn biết đặt mình vào trong vòng tay của đấng tạo hóa, hãy để cho mọi người được sử dụng những món quà mà tạo hóa ban cho bạn.

- Thứ hai, bạn sẽ phải liên tục nếm trải những đau đớn và thất bại trong cuộc sống, nhưng có trải qua ngần ấy gian khổ, bạn mới có thể mạnh mẽ hơn được!

- Cũng cần phải nhớ lúc nào bạn cũng có thể khắc phục những sai lầm trong quá khứ.

- Hơn nữa, bạn phải biết phần quan trọng nhất của cơ thể bạn không phải là ngoại hình mà là tấm lòng bên trong của bạn.

- Còn điều cuối cùng, trên mọi ngả đường mà bạn đi qua, bạn hãy để lại những dấu ấn riêng của bạn và trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng phải hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Hãy làm theo ngụ ngôn về bút chì, nó sẽ giúp cho bạn cảm thấy bạn đúng là một con người đặc biệt và chỉ có bạn mới có thể hoàn thành được những trách nhiệm mà ngay từ khi sinh ra, bạn đã được giao phó.

Đừng bao giờ để mình bi quan và cũng đừng bao giờ cho rằng cuộc đời bạn thật tầm thường và rằng bạn không thể thay đổi bất cứ thứ gì cả!

Sưu tầm

Vài dòng trước khi nổi cáu

Nhiều năm về trước, một ủy viên khá cao tuổi của một công ty dầu lửa đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn 2 triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu tập đoàn này. Vào cái ngày đen tối mà tin tức khủng khiếp trên được lan truyền ra, hầu hết các nhân viên và ủy viên khác của công ty đều lo lắng và muốn tránh mặt Rockefeller, không ai muốn bị liên lụy gì. Chỉ trừ có một người, đó chính là ủy viên đưa ra quyết định sai lầm kia. Ông ta là Edward T. Bedford. Rockefeller ngay hôm ấy hẹn gặp Bedford và Bedford rất đúng giờ. Ông ta đã sẵn sàng nghe một "bài diễn thuyết" nghiệt ngã từ Rockefeller.

Khi Bedford bước vào phòng Rockefeller, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, bận rộn viết bằng bút chì lên một tờ giấy. Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng lên.

- A, anh đấy hả, Bedford?- Rockefeller nói rất bình tĩnh - Tôi nghĩ là anh đã nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?

Bedford đáp rằng ông đã biết rồi.

- Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này - Rockefeller nói - Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đã ghi ra đây vài dòng.

Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau: Tôi thấy rõ dòng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đã "viết vài dòng" là: "Những ưu điểm của Bedford". Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được 3 lần và giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.

Tôi không bao giờ quên bài học ấy. Trong nhiều năm sau, bất kỳ khi nào tôi định nổi cáu với người khác, tôi đều bắt mình phải ngồi xuống, nghĩ và viết ra một bảng liệt kê những ưu điểm của người đó, dài hết sức có thể. Khi tôi viết xong bản đó thì thường tôi cũng thấy bớt cáu rồi.

Không biết là thói quen này đã giúp tôi bao nhiêu lần tránh được những sai phạm tôi có thể có: đó là nổi cáu một cách mù quáng với người khác.

Tôi biết ơn ông chủ tôi vì thói quen này, và bây giờ tôi giới thiệu nó cho tất cả các bạn.

Sưu tầm

Tuesday, August 18, 2009

A dad's list of advice for college students


  1. Beware of studying in bed – always better to sit up (otherwise it is too easy to fall asleep while reading or studying).
  2. Eat healthy and exercise, even and especially during preparation for exams or papers.
  3. Eat breakfast.
  4. Watch your sleep – get enough.
  5. Value friendships.
  6. Attempt to develop at least one ongoing dialogue with a professor, assistant professor, instructor or graduate assistant.
  7. Get to know the community.
  8. Be aware of your surroundings.
  9. Keep Greek or independent life in perspective.
  10. Give yourself a break once in awhile and don’t be afraid to admit mistakes.
  11. Use college/university to explore intellectually as you may discover interests and talents you never knew.
  12. Vary where you study, don’t always study in your room, use the library as well.
  13. Remember careers can change and so can majors.
  14. Be positive and use the value of humor.

By Glenn Soden - the father of two daughters. One recently graduated from the University of Pennsylvania and the other from Duke University and Boston University’s Dental School.

Câu chuyện thật về tại sao tôi làm những gì tôi làm

Tất cả mọi câu chuyện đều là những câu chuyện thật, nhất là lời nói dối hay ho mà chúng ta nghĩ ra để làm thỏa mãn con người suy tư và đầy ước vọng trong chúng ta, bởi vì những câu chuyện dối ấy trình bày ra cho chúng ta, thường dưới một cái mặt nạ và ở một khoảng cách rất xa, bản chất mà chúng ta hiện là hoặc là mong muốn được như vậy. Được kể bằng một thứ tiếng nói cũng duy nhất như những đường vân trên các ngón tay của con người, là những thăng trầm, những hiện thực nơi đây và lúc này của chúng ta. Chúng đến, tôi nghĩ, từ một khát vọng, cũng khó cưỡng lại được như tình yêu, khát vọng ghi lại trên một trang giấy một khoảnh khắc, một khoảnh khắc đã thực sự trải qua, chịu đựng hay là tưởng tượng ra, khi một điều gì đó - một sự việc hay một ý tưởng hay một con người vụn vặt - tự để lộ mình ra và lúc điều đó đến nó làm tắt đi cái tiếng bùm bùm bùm thường ngày vẫn làm tai ta điếc đi không nghe thấy chính mình. Dù có một kết cục vui vẻ hậu hỉ hay không, các câu chuyện cũng là những sự thật chúng ta để lại đàng sau, giống như những mẩu vụn bánh kể lại rằng chúng ta đã đến và kể lại những điều chúng ta trông thấy.

Để mang đến cảm hứng, để hướng thiện, như một nửa ngu xuẩn của tôi vẫn ước trở thành, tôi phải kể cho bạn nghe về cha tôi. Điên khùng, bị thôi thúc và thành khẩn như một người hùng chưa từng có. Dấu ấn của ông đã xuất hiện trong trên mươi truyện của tôi: ông là con người thanh lịch, trong bộ đồ chơi golf hay là bộ complet, đang bùng ra một trong những cơn thịnh nộ thường kỳ, đang ngã tới ngã lui trong phòng thay đồ đàn ông hay trong ngân hàng; chính ông ấy, trong tiểu thuyết mà tôi dựng lên, với một trí thông minh về đạo đức ghê gớm, con người thô bạo và ồn ào, con người nói cho người khác (thường thường là tôi, bạn có thể đoán) biết phải xử sự ra sao và khi nào phải ý thức và khi ở vào bên phía thua thiệt của những thứ mình yêu thì nó như thế nào.

Trong tiểu thuyết, ông hay ra lệnh, hay cấm đoán như một ông thần của sự thuần khiết, sắc sảo như một ông luật sư về làng, sơ cứng nhưng một đám lông lợn, thô ráp và không tha thứ; trong tiểu thuyết, ông làm nên cái khung cảnh mà có khi tôi là công dân sống trong đó, ông chịu đựng và ông cứu vớt (hoặc không), làm sai và hỗ thẹn (hoặc không), nhìn thấy sự thật và bị đập vỡ (hoặc không). Trong truyện, với sự thống nhất, với khuôn mẫu và sự nhận thức của tiểu thuyết, tôi hiểu được cha tôi. Tôi biết một cách chính xác ông muốn nói gì khi ông bảo tôi rằng chỉ cần bắt tay và nhìn xáp đánh giày của một người ta có thể biết được đó có phải là một người tử tế hay không. Tôi biết, và có thể đặt thành lời một cách chính xác, ý nghĩa nào nằm ở trong một sân cỏ được cắt xén đàng hoàng, sự khôn ngoan nào nằm trong sự sắp xếp ngăn nắp các bát đĩa ăn đã được lau khô. Trong tiểu thuyết, tối biết - có lẽ như Flannery O'Connor biết - tại sao bọn vô thần mất tự chủ.

Nhưng trong đời thật thì khác. Đời thật thì lộn xộn và khôn lường và ngắn ngủi, không phải là tiểu thuyết tốt. Tôi không hề biết cái gì làm cho thế giới của ông quay tròn và quay tròn. Những dữ kiện thì rõ ràng với tôi, nhưng xương thịt thì không. Ông có đi Dartmouth, tôi biết. Ông thi nhảy sào với hai tay chéo nhau. Một người anh chết trong vụ đổ quân chết chóc trên đảo Bataan; một người chị chết trong một tai nạn đắm thuyền trên hồ Sasebo ở Maine. Cha của ông bị mù vào những năm cuối đời; mẹ ông tiêu phí hết một gia tài được thừa hưởng ít nhất một triệu đô la. Ông là một người phóng đãng, tôi nghe nói lại, một tên phóng đãng tóc chải láng hay la cà ở khu bến thuyền của bãi biển Old Orchard và đi xuống Miami vào mùa đông. Ông lấy mẹ tôi, cô con gái được cưng chiều quá mức của một nhà quản lý bảo hiểm người Canada ở Harlingen, Texas, khi ông đang học ở một trường bắn súng trong thế chiến thứ II. Họ sống ở Panama, nơi tôi được sinh ra. Ông chơi golf chuyên nghiệp trong một năm. Ông trở thành một người lính chuyên nghiệp, đi Anh, Triều Tiên, Đức, từ chức hai lần vì có một ai hay một điều gì đó làm ông phẫn nộ.

Nếu điều Willa Cather nói là đúng, rằng "những chất liệu căn bản để một nhà văn sáng tác được thu thập trước tuổi mười lăm", thì vào năm đó tôi là một học sinh lớp mười trường trung học Las Cruces, New Mexico, đã nói với thầy cô và với chính tôi rằng tôi sẽ trở thành một nhà văn, chất liệu thu thập được tôi thu thập từ cha tôi: góp lại từ những buổi dạ hội, hội quán miền quê, hội quán sĩ quan, của những bạn nối khố tên là Red và Goonch và bác Inches trong thế giới của một công tước. Tất cả đủ bi kịch, đủ nước mắt cho một cậu bé thi sĩ hiếu chiến là tôi. Mẹ tôi nghiện rượu, phải vào viện năm tôi mười hai tuổi; cha tôi là người hay uống. Ông bị vảy nến, đầu gối sần sùi và khuỷu tay sần sùi, ông hút thuốc như quỷ sứ, ông ném một đầu cây đánh golf vào máy truyền hình, ông mặc bộ đồ màu hồng có hoa văn để đi dự trận giải vô địch hội quán, ông thường trực nhốt tôi trên phòng, ông cho rằng tôi và em tôi phải biết sự thật và nói sự thật ấy ra không thêm bớt - đấy là chất liệu của tôi, một nồi tả pín lù sướt mướt nhầy nhụa, một thứ tiếng người bù lu bù loa, tôi hoàn toàn không có một ý thức nào về cái trách nhiệm tôi mang cho đến cái buổi chiều mùa hạ đầy cảm hứng mà tôi có ở đây phần nào là để kể về nó.

Ngày xưa có một lần (nói cho cùng, không văn hoa sáo ngữ sao, câu mở đầu cho mỗi huyền thoại chúng ta muốn trải qua và viết lại?), cha tôi và tôi ở nhà một mình. Tôi muốn nói rằng hôm đó là chủ nhật, bởi vì trong trí nhớ của tôi ngày ấy có một "cảm giác" long trọng, gần như thiêng liêng. Trong trí nhớ của tôi, trên căn gác dưới mái nhà, nơi tất cả những gì thật sự mường tượng được đều có thể được tìm thấy, có ánh nắng của ngày chủ nhật chiếu xéo, đầy bụi li ti và uể oải, nặng nề và luôn luôn có nguy cơ chùng chình đứng lại. Cha tôi, mặc quần short và áo đánh golf, đang ở trong phòng có máy truyền hình, đang uống thứ rượu rum mà ông ưa thích; ông có một thói quen, bây giờ tôi nghĩ thói quen ấy thật đáng bực mình, là bỏ những viên nước đá đã dùng nửa chừng trở lại vào tủ đá, một thói quen làm cho cô gái sau này thành vợ tôi thấy tởm mỗi lần tôi mang cho nàng một ly coca cola có mùi rượu rẻ tiền. Tôi đang ngồi ở phòng khách, tôi nghĩ vậy, đang nghe các dĩa nhạc, hay có lẽ hơn, đang đọc - Báo ảnh Thể thao, National Geographic, tạp chí Life.

Sở thích của tôi ngày ấy là những loại văn xuôi tức thì, viết mau, kiểu văn chặt và nóng. Mila 18 của Leon Uris. Người trần truồng và người chết (vẫn còn là một cuốn sách rất hay, xin nói thêm), Phiêu lưu trên đại dương của Alistair MacLean. Tôi tự thấy mình cũng viết một cuốn sách như vậy một ngày nào đó - một cuốn sách được thai nghén từ hormone của đàn ông và chí khí nam nhi kiểu vàng thô, một cuốn sách đầy chất liệu và thẳng thừng như những lời quảng cáo ngoài bìa bọc "Ông Abbott", lời giới thiệu sẽ được in, "viết như một thứ văn giết người (...)" (Chuyện này xảy ra lâu lắm trước khi tôi nhận ra Henry James đúng khi nói rằng "kinh nghiệm là một không gian của trí tuệ." ) Dù sao tôi chỉ mới là một đứa trẻ. Gầy guộc, với một cái đầu hớt sát và mười lăm cái mụn, nửa phần tâm trí của tôi bị con gái chiếm lãnh, nửa phần kia dành cho danh vọng (trong lối suy luận mà lúc đó tôi là nạn nhân, danh vọng sẽ mang lại con gái).

Từng giờ trôi qua vào buổi chiều chủ nhật ấy, như chúng luôn trôi qua khi tôi tự đắm mình trong cơn nước thủy triều nguy hiểm của quá khứ: chiếc đồng hồ ở bên trên chiếc bàn giấy cũ xưa ngân lên mỗi mười lăm phút, cha tôi đi qua đi lại giữa cái tủ lạnh và tủ rượu, Pee Wee Reese hay là Dizzy Dean nói trong căn phòng xem ti vi những gì mà bọn lưu manh nói, đứa con trai trong một gian phòng khác đang chắp nối lại trí tưởng tượng trù phú nhưng điên rồ của mình trong một huyền thoại côn đồ làm dựng đứng tóc tai, một tường thuật về súng ống và bọn ngốc cám ơn và đám táo gan đến vừa cùng lúc. Chúng tôi đang là chính mình, cha tôi và tôi: một người, già hơn, đã điều chỉnh tai để nghe những tiếng động lục cục của thế giới bên ngoài; người kia, xương thịt trẻ hơn xương thịt người vừa nói, điều chỉnh tai để nghe hoàng hôn bên trong, của trí tưởng tượng và thêu dệt. Chợt cha tôi ùa vào phòng khách, nhìn tôi như thể muốn khẳng định một lần cuối tôi đã sửa soạn đủ để hứng lấy cái gánh nặng ông sắp sửa ném trước lối đi của tôi hay chưa, và ông nói, đã hơi say một chút, "Theo tao ra đây."

Ông đã suy nghĩ về mình, bây giờ thì tôi thấy rõ như thế. Một bản kê khai, từng lằn gạch làm dấu, một gạch, rồi một gạch, rồi một gạch, rồi một gạch, đã được vạch xuống: ba lần nhồi máu cơ tim, một mảng phổi to bằng nắm tay bị mổ bỏ tại bệnh viện đa khoa William Beaumont tai Ft. Bliss, những tiếng nấc vì đau đớn trên sân golf, nỗi giận dữ khổng lồ, phiền não về một đời bị bẻ quặt đi đàng nào, những hy vọng cao đến trời ông đã tin vào, nỗi đắng cay thấy mình nhỏ nhoi hơn người hùng ông đã tự hứa trở thành. Tôi không hề biết điều này lúc đi theo cha tôi đi ra ngoài và đi vào gian chứa đồ nghề ở cuối nhà để xe. Tôi chỉ biết là ông đã say một nửa. Tôi chỉ biết là ồng năm mươi sáu tuổi, đầu bạc xám và cứng cỏi. Tôi biết ông thù ghét đi làm tại bưu điện, làm cái nghề ông làm ngày ấy, giám sát và thanh tra và, đây là điều bất hạnh lớn nhất của ông, phải báo cáo về những người ăn cắp tiền hay là tem hay là cuỗm một số báo Playboy của một khách hàng nào đó.

"Nhìn chưa, Kit?", ông nói. Ông đang đứng giữa phòng chứa đồ nghề, máy cắt cỏ ở đây, bình xăng ở đàng kia, tường treo đây những dụng cụ tôi không bao giờ hiểu nổi hết công dụng của chúng. Có những cây đánh golfl, một thùng đựng banh tập, hộp đựng dầu, dẻ lau đầy dầu mỡ, một cái cuốc, một cái cào, một cửa hàng vật dùng rẻ tiền mang mùi cũ kỹ và quá nhiều mùi lờ lợ. "Mày muốn làm nhà văn, hử?" ông nói, vung cánh tay, rồi kéo tôi theo ông. Ông gầm gừ chữ nhà văn, âm thanh chứa đầy lòng khinh bỉ dành cho sự ngu xuẩn và ngây thơ của tôi. Dụa vào tường, cao tận trần nhà, là một đống những hộp, rương, hòm từ thời quân đội hiệp chủng quốc và từ trung đoàn đã một thời là nơi nương náu của cha tôi, chủ quán Lyman Kittredge Abbott ở Portland, Maine. Bây giờ tôi thích nghĩ là tôi biết chúng tôi sắp sửa đến một nơi nào đó, cha tôi và tôi, và tôi, có lẽ là lần đầu, sẽ hiểu ông một cách chính xác. Bây giờ tôi thích nghĩ là tôi lúc đó đã đủ khôn để biết mình đang đứng trước sự hiện diện của một sự thật to lớn hơn cả hai chúng tôi, giá trả cho sự thật đó chúng tôi sẽ tiếp tục trả hoài, một sự thật khẩn thiết hơn sự hiểu biết rằng chúng ta chết đi và không có ngày sống lại. Đây là khoảnh khắc, bây giờ tôi thích nghĩ lúc đó tôi thế nào khi khám phá ra thế giới tàn nhẫn như thế nào, khi ta bị đóng đinh vào một thứ gì đó, nó bị cắm vào ta bởi một cái rìu lớn.

Rồi ông đập toang những chiếc hộp, chiếc rương nói trên. Trong cơn giận dữ, trong tiếng thở hồng hộc, ông dằn chúng xuống, từng cái một, ông la lên: "Tránh ra, cây đổ!" khi chiếc hộp trên cùng đổ nhào xuống. Chúng va xuống đất và vỡ ra, và tôi cố lui ra một chút, khi đó ông ném một chiếc sau lưng và dày xéo lên một chiếc khác để dằn lấy một chiếc thứ ba. Ông la hét, mày phải biết, tất cả giọng New England trong tiếng nói của ông vang lên trong căn phòng hỗn độn, và có lẽ tôi cũng thấy sợ. Một cơn thịnh nộ như thế tôi đã từng chứng kiến ở một nơi nào khác, trên sân golf, đàng sau tay lái của chiếc xe Ford của ông, trong phòng khách khi một nhân vật nào đó trong thế chiến hiện nguyên hình ra một tên rồ dại. Nhưng ở đây có một cái gì đó lớn hơn là một cơn thịnh nộ: ở đây có nỗi đau, một thứ đau đớn đặc biệt, riêng tư và được chôn sâu trong xương sống của cha tôi. Không có một cái tên bằng tiếng La tinh hay một bài thuốc hay một bộ máy nào khác hơn là tiểu thuyết có thể trị được nó.

"Viết nó hết ra đi!" ông đang la hét. "Viết hết những thứ trời đánh ấy ra đi!"

Và ở đây, từ một điểm X nào đó trên thế giới, số nhà 1855 Cruse, cha tôi, run lật bật vì rượu và vì cái sức nặng kinh khủng của chính đời mình, đang đánh giá một cách nghiêm trang mục đích phải viết văn. Cung cách nghiêm trang ấy lúc đó tôi chưa có được. Nó là đây, cha tôi nói. Đóng thùng và cất kỹ, lên danh sách và lưu trữ, năm từng năm trôi đi, nơi từng nơi mất đi. Nó là đây: cái đến và cái đi, gầy dựng và đổ vỡ, niềm vui và nước mắt. Nó là đây, cha tôi nói. Tất cả thịt da và thần kinh và tiếng vỡ loảng xoảng của con người, sự thiếu thốn và thừa mứa của nó, con vật bị tổn thương, quay cuồng, nói năng lạo xạo là chúng ta đây. Và tất cả những điều mày phải làm, con trai, thằng nhỏ, là viết nó ra. Viết hết những thứ trời đánh ấy ra!

Đây, tôi nghĩ, là phần cảm hứng. Nếu chúng ta viết cho một mục đích nào khác hơn là giản dị để có được những thời khắc dễ chịu - và tin tôi, có được những thời khắc dễ chịu thì không có gì sai cả - thì bởi vì chúng ta ai cũng ít nhiều cảm nhận được cái bổn phận đối với cha, đối với mẹ của chúng ta, đối với tất cả những con người dù có liên quan máu huyết hay không, những người đã nuôi nấng chúng ta; một bồn phận cũng quan trọng đối với bản chất đạo đức của chúng ta như trái tim của ta đối với sự sống, bồn phận đối với những nơi chốn chúng ta đã được nuôi lớn lên, trong những kiến thức chúng ta đã học được ở đó. Chúng ta muốn, tôi hy vọng, viết nó ra, bởi vì không có cách nào khác để thực hiện bồn phận đó hết, viết ra và biến đổi, vuốt thẳng nó ra. Khi chúng ta tốt nhất, chúng ta không chỉ viết vì tiền, dù tiền là thứ dễ chịu; cũng không viết vì sự nổi danh, dù nổi danh cũng dễ chịu như vậy. Chúng ta viết, dù là mới vào nghề hay là đã chuyên nghiệp, bởi vì, dù một nửa trong ta đầy sợ sệt, chúng ta muốn biết cái gì nằm trong những chiếc hộp và những chiếc rương mà chúng ta vác đi hoài về phía trước, qua mọi thời, những bí mật nào những chiếc hộp ấy có thể bung ra cho mọi người thấy được.

Lee K. Abbott

Bạn mong chờ gì ở một tác phẩm nghệ thuật?

Chúng ta bắt đầu đọc văn học Pháp đúng vào thời kỳ phong trào lãng mạn ở đó đang thịnh hành. Ở Việt Nam, thơ mới ra đời, thơ mới dường như đồng nghĩa với thơ lãng mạn. Ở Tây phương, điểm chính của phong trào lãng mạn là con người trở thành trung tâm: rung động của cá nhân người viết được đề cao, chứ không phải vũ trụ khách quan và các thứ tự trong đó. Sự cảm thụ cái đẹp của con người quan trọng hơn chính cái đẹp: một giọt sương rơi trên chiếc lá không có ý nghĩa gì, sự thổn thức của người nhìn nó mới làm cho nó bất tử. Sự đề cao con người, đề cao cá nhân này sẽ còn dẫn đến nhiều điều biến chuyển quan trọng trong văn minh Tây phương thế kỷ 19, 20.

Trở lại với thơ mới và phong trào lãng mạn ở Việt Nam. Phong trào này rất thành công. Trước đây hình như ai có đi học cũng đọc thơ, làm thơ. Nhưng chủ nghĩa lãng mạn trong một xã hội Khổng giáo thực ra gặp phải một mâu thuẫn trầm trọng làm cho nó không phát triển được.

Ở Việt Nam, người ta nói chuyện ít xưng ngôi thứ nhất "Tôi", mà dùng ngôi thứ ba. Cá nhân trong xã hội Đông phương luôn đứng sau, ẩn mình dưới những khuôn vàng thước ngọc người xưa, hoặc người trên, mà nói về mình hay về thế giới. Hậu sinh muốn hiểu Nguyễn Du, phải hiểu nhiều tích xưa của Tầu, để lấy đó đong đếm nỗi buồn của thi nhân.

Ở phương Tây, sự đề cao tự do tâm hồn (Rousseau, Goethe) đương nhiên sẽ dẫn tới sự giải phóng con người (Schiller). Thi ca lãng mạn của Việt Nam đi sau, nhưng vì tự khép mình dưới các giá trị Khổng giáo, không góp đủ gió để có cơn bão tất yếu sau đó là giải phóng cá nhân. Nó dừng lại rồi kẹt luôn ở sự rung động của tâm hồn: mây gió, hoàng hôn, thương nhớ.

Làm sao định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
(Xuân Diệu)

Một chút nắng nhạt này đã đủ nuôi sống tâm hồn hàng triệu người trong hai, ba thế hệ. Mãi tới bây giờ, nhiều người trí thức khi thưởng ngoạn nghệ thuật cũng không cần gì nhiều hơn:

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
(Trịnh Công Sơn)

Bao nhiêu người thấy câu này đẹp: mưa vẫn mưa bay. Không gian man mác, thời gian man mác, lòng người man mác. "Tầng tháp cổ": cổ là xưa, xưa là thương nhớ một thời đã qua. Câu hát quá đẹp, chỉ trong một câu, nó ôm được sự hoài niệm thời xưa (tháp cổ) và cái nhìn mơ màng về nghìn sau (mưa vẫn còn bay).

Cái tháp cổ nghìn năm sau mưa vẫn còn bay đó đẹp lắm, nhưng để làm gì?

Rất nhiều người Việt có quan niệm về nghệ thuật rất giản dị: nghệ thuật chỉ cần đẹp. Một bức tranh hoàng hôn trên đồng lúa làm cho ta thấy quê hương mình đẹp, vậy là nghệ thuật. Một bản nhạc êm đềm, "ôi tóc em dài đêm thần thoại" cho ta mơ màng đến một người tình tóc dài, vậy là nghệ thuật.

Con người ai cũng từng biết buồn, từng mơ màng, từng có một người yêu tóc dài... ai cũng có kỷ niệm. Nghệ thuật chỉ cần gợi lại, làm cho người ta thấy lòng êm ả, nhớ thương, là người xem thấy đẹp.

Chính vì người xem chỉ cần có thế nên văn học, âm nhạc, điện ảnh nước ta không phát triển được. Tôi xin trích một câu đọc được của ai đó trên mạng, rằng "Ta phải nghe nhạc bằng khối óc và bằng con tim, chứ chỉ nghe bằng cảm tính, thì không biết hay dở. Âm nhạc vì không có người phân biệt hay dở, nên không phát triển được".

Đúng vậy. Bạn thử vào một tiệm mỹ phẩm. Ở đó bạn có thể mua một loại kem thoa lên da thì da thấy mềm, ấm, mượt mà và có mùi hương thoang thoảng rất dễ chịu. Lọ kem đó có phải là nghệ thuật không? Không. Vậy thì một bản nhạc giống như một lọ kem thoa cho tâm hồn, làm cho tâm hồn thấy ấm áp, thoang thoảng hương thương nhớ, thì cũng đừng cho đó là nghệ thuật và đừng nghĩ nghệ thuật chỉ cần có vậy.

Dĩ nhiên khi xem phim, bạn thích phim có ánh sáng, khung hình đẹp, thích nhìn thấy một nụ cười khó quên, nghe một câu nói thông minh... Những thứ này quan trọng. Khi đã tìm đến nghệ thuật, ai cũng hướng về cái mỹ, về sự chính xác. Trong cái mỹ người ta dễ nhìn thấy cái chân hơn là trong sự cẩu thả. (Tôi muốn biết người làm phim yêu đứa con của anh ấy. Tình yêu đấy được lộ trong sự cẩn thận khi làm việc).

Cái đẹp quan trọng, nhưng chưa đủ để định nghĩa nghệ thuật. Nếu gây nhiều tình cảm uỷ mị, nó còn ngăn chận người ta đi tìm những ý nghĩa thực sự trong một tác phẩm.

Một tác phẩm nghệ thuật phải làm cho ta suy nghĩ. Điều này quan trọng hơn cái đẹp mượt mà. Chức năng quan trọng nhất của nghệ thuật là khai phóng. Nó giúp ta đi một bước nhỏ, hay một bước lớn, đến gần sự thật hơn vì ta đã suy nghĩ (bằng óc), đã thấy buồn vui cùng loài người (bằng tim). Định nghĩa nghệ thuật như vậy tuy thực giản dị, nhưng tôi cho là đủ.

Bài viết của azindva @ YXINE

Thượng đế và nghệ thuật

Nhà sản xuất nghĩ: “Túi tiền của khách hàng là trên hết”, nhưng ông lại nói: “Khách hàng là trên hết” cho bớt dài dòng. Rồi những người tiêu dùng đều hiểu theo cái cách nói giản dị đó: mình là thượng đế.

Thượng đế thì có quyền được phục vụ. Thượng đế chỉ có mỗi một việc là kiếm ra tiền. Trả tiền cho nhà sản xuất ra món hàng mình mua, thì ông ta sẽ làm sao để làm vừa lòng mình nhất.

Nếu món hàng bạn muốn mua đó hoàn toàn là vật chất: nồi cơm điện, thuốc nhuộm tóc, mì gói, điện thoại cầm tay, máy đấm lưng… thì tôi xin không bàn. Cứ an tâm làm thượng đế để cho các nhà sản xuất còng lưng phục vụ bạn. Bạn có quyền đòi hỏi họ cung ứng hàng theo ý thích của bạn mà không bao giờ phải tự hỏi mình phải làm gì ( ngoài việc kiếm tiền mua sắm ) để là một thượng đế xứng đáng hơn.

Nhưng nếu món hàng bạn muốn mua là một món ăn tinh thần thì cái tâm lý “mình là thượng đế” có thể là một sai lầm to lớn. Bạn vào tiệm sách, tiệm bán đĩa hát, vào rạp xi nê hay đi xem triển lãm. Bạn lấy ví ra để trả tiền sách hoặc tiền vé. Vì là người trả tiền, bạn trở thành thượng đế. Ai lấy tiền tôi thì phải phục vụ đúng ý tôi.

Một cuốn sách nhiều ẩn ý: mệt óc. Một cuốn phim phức tạp: không có thì giờ xem. Nhạc cổ điển: không vừa tai tôi. Một bức ảnh đen trắng: không có gì kích thích mắt tôi.

Vì sao? Vì đã là thượng đế thì không muốn đóng góp gì cho sự hưởng thụ cả, chỉ muốn nằm dài ra cho người ta phục vụ mình. Các nhà sản xuất ra các tác phẩm thương mại biết rằng phục vụ thượng đế bằng cách kích thích được các giác quan ngài với hiệu quả tức thì thì sẽ thành công, móc được túi của ngài. Thượng đế lười suy nghĩ, đừng thách thức trí thông minh ông ấy làm chi. Thượng đế đã lười còn kiêu căng nữa. Ngài thường xem ý thích của mình là tiêu chuẩn đánh giá nghệ thuật. Và tiêu chuẩn của ngài tầm thường đến nổi: Có ca sĩ lên hát không bằng giọng của mình, gương mặt cũng đã chỉnh đổi vay mượn, làm văn nghệ tương đương với mình không là mình. Thượng đế biết tất cả nhưng vẫn không hề phiền.

Trong khi đó một cuốn sách quan trọng, một bộ phim hay luôn luôn đòi hỏi sự đóng góp của người xem để cái đẹp và giá trị của nó được nhìn, được cảm, được hiểu. Nghệ thuật chân chính phục vụ con người chân chính trong bạn chứ không phải cái ngài thượng đế ấy.

Con người chân chính đòi hỏi ở bạn nhiều hơn. Đôi khi nửa khuya nó đặt dưới gối bạn những câu hỏi: Tại sao trời lại sinh ra mình? Sống để làm gì? Tôi là bướm hay bướm là tôi? Từ đâu con người có được cảm nhận về cái đẹp, về tình yêu? Tại sao lại biết buồn? Hạnh phúc nằm trong chiếc hộp thần nào? Tại sao có cái chết? Thế nào là tội lỗi? Có thiên đường hay chăng?

Những câu hỏi không bao giờ có một câu trả lời trọn vẹn, có khi không có câu trả lời nào dù mong manh nhất. Vậy mà con người vẫn cứ hỏi, từ ngàn năm rồi và lâu hơn nữa. Có lẽ họ hỏi không phải để biết câu trả lời, mà để hiểu sâu xa hơn ý nghĩa của việc làm người.

Trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau, những người viết sách, vẽ tranh, viết nhạc, làm phim… làm ra tác phẩm của họ với muôn vạn đề tài khác nhau. Nhưng để giòng nước lắng xuống và nhìn xuống đáy của nó, bạn sẽ thấy ở tận cùng thì những câu hỏi họ đưa ra có khác gì với những câu hỏi vẫn nằm sâu trong bạn đâu. Nhưng có thể họ tìm điều bạn vẫn tìm ở một nơi rất khác, nhìn mọi thứ bằng một đôi mắt rất khác. Chính những góc nhìn khác, những nhận thức khác đó chính là lý do tồn tại của nghệ thuật.

Khi mua một cuốn sách, hãy trở thành người đồng hành với tác giả trong một quãng đường. Khi đi xem một phim sâu, trong hai tiếng hãy sống với người trong câu chuyện bằng cảm xúc của họ, sống với nỗi hoài nghi và những khát vọng họ mang. Đừng lúc nào cũng vội hỏi: Rồi sao nữa? Cô ấy có bắt tại trận anh ấy đi với bồ mới không? Câu chuyện sắp tới chỗ ly kỳ chưa? Đó là những câu hỏi tiêu biểu của một thượng đế với nhu cầu được giải trí chứ không phải của một người đi tìm ý nghĩa và cái đẹp trong một tác phẩm.

Một nhạc sĩ dương cầm người Anh kể lại bà gửi vé mời vài người bạn đến dự buổi hòa nhạc của mình. Cuối buổi, họ đến chúc mừng và nói: “Cám ơn bà đã cho chúng tôi một buổi giải trí thật tuyệt”. Bà không vui, vì khi trình diễn, bà không có ý định giải trí ai cả. Bà nhớ lại thời nghệ thuật có một chỗ đứng quan trọng hơn. Lúc đó người ta tìm đến nghệ thuật để hiểu chính mình hơn, để tìm lại lối đi khi buồn bã, hoài nghi và thiếu phương hướng.

Giã từ cái ngai vàng thượng đế cũng có nghĩa là phải suy nghĩ và chiêm nghiệm nhiều hơn, vì từ một người được phục vụ, bạn trở thành một người đi tìm trầm trong những khu rừng với bao nhiêu ngả rẽ. Chỉ có người tìm trầm mới hiểu được cái phần thưởng khi tìm được trầm.

Tôi suốt đời đi học hầu như không nhớ được gì. Hôm qua dở lại một quyển vỡ cũ, nhìn thấy mấy chữ mình ghi lại từ một năm nào của một người thầy cũ:

art => beauty
intelligence => clarity
philosophy => direction

Nguồn: YXINE

Friday, August 14, 2009

Việt Nam

“Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Ðại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi qủy quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật”

Việt Nam Lược Sử (trang 6) - Trần Trọng Kim.

Thấy người mà nghĩ đến ta, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Ðã có hằng trăm cuốn sách khen người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế. Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.

Chuyện quá khứ thắng hay thua không quan trọng bằng nhìn lại mình bây giờ để hướng vào tương lai. Nhìn lại dân tộc mình, vui buồn lẫn lộn bởi những xấu tốt do chính mình tạo ra, và tự hỏi: nguyên do từ đâu? Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.

“Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh...”.

Đất Lề Quê Thói - Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu.

Hơn bao giờ hết, đây là lúc người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.

Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giầu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém. Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc. Nói chi tới dân thường, có nhiều người có học mà cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.

Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo... Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được.

Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái, nên nói chung năng suất kém. Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Ðại Học có nhiều nhóm mà người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.

Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỉ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Ðã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được. Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!

Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Ðồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.

Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn 'rất nghèo tài nguyên', mà nay người Nhật xây dựng thành 'giàu có', còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn 'rừng vàng biển bạc' mà lại hóa ra 'nghèo nàn'? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời trung cổ.

Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào? Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, người Việt dù có 3 triệu ở hải ngoại hay 80 triệu ở quốc nội, mà mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao? Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển.

Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho đi sau và cứ thế. Có những ngườingười Việt giỏi, nhưng không chị khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng binh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn. Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?

Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như 'sắc, huyền', uốn éo như 'hỏi, ngã', rung động như 'r'... Thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu Châu... Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.

Sự phồn vinh rất 'giả tạo' hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Trong gần 30 năm qua, Việt Kiều gởi về khoảng 30 đến 40 tỷ Mỹ Kim, cộng thêm một số tiền đầu tư của ngoại quốc 40 đến 45 tỷ MK (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này). Tổng Sản Lượng Quốc Dân (GDP) trong thời gian đó khoảng 450 tỷ Mỹ Kim. Với số tiền khổng lồ đó, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa. Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể 'đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo'. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.

Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại? Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?

Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng ngườiViệt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng. Xin tất cả chúng ta hãy cùng thành tâm nhìn lại mình, vì tương lai đất nước, để thế hệ mai sau có được cuộc sống đáng sống hơn, hãy tự chế để bỏ dần các khuyết điểm mà tăng tiến các ưu điểm.

Đỗ Thông Minh
http://www.thongluan.org/

Mười đặc điểm của người Việt Nam! Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đánh giá:

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)
6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện,
khoe khoang, thích hơn đời).
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong
những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống
tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì
những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng
một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)

BOBD Sưu tầm + lược bỏ.

Kết: Viết hay, quá đúng, nhưng không biết tác giả đã làm được gì rồi?! Thật hiếm thấy có bài phê bình nào hay như vầy, nhưng mà "Be the change you want to see in the world", suốt ngày ngồi tìm cái để phê bình cũng chán!

Wednesday, August 12, 2009

A world of difference















Our eyes met
and for a few seconds
...two world apart
faced each other

Standing with a pick in her hand
A sleeping baby on her back,
She stop work for a few minutes.

Headscarf of faded cloth,
Tied back dusty, uncombed hair.
Hand and feet leathered
from constant work on
the mountain road.











Snow lay around the shacks...
A child playing, no nappy, no shoes.
Icicles hanging on bamboo walls.
A group crouched around a wood fire

Turn...

And met our gaze too.

What do you really think of us?
Foreigners?
Strangers?
From another planet...
Called "Affluence";


As we pass by over your handiwork,
Your toil and sweat.

She stared back at me.
How could I understand?
Not just a car window
Between us

...A world of difference

Học lập trình

… Không ai trong chúng ta bắt đầu học từ hư không, chúng ta đứng trên vai của những người khổng lồ như Wirth, Knuth và hàng ngàn người khác. Sau đó chính bờ vai của chúng ta sẽ góp phần xây dựng tương lai.

004014F9 lea eax,[ebp+0Ch]
004014FC mov dword ptr [arglist],eax
004014FF cmp dword ptr [format],0
00401503 jne printf+33h (00401523)
00401505 push offset string "format != NULL" (0042a1e0)
0040150A push 0
0040150C push 36h
0040150E push offset string "printf.c" (0042a1f0)
00401513 push 2
00401515 call _CrtDbgReport (004039a0)
0040151A add esp,14h
0040151D cmp eax,1
00401520 jne printf+33h (00401523)
00401522 int 3
00401523 xor ecx,ecx
00401525 test ecx,ecx
00401527 jne printf+0Fh (004014ff)
00401529 push offset __iob+20h (0042cae0)
0040152E call _stbuf (00405690)
00401533 add esp,4
00401536 mov dword ptr [buffing],eax
00401539 mov edx,dword ptr [arglist]
0040153C push edx


Tại sao mọi người lại học một cách hối hả như vậy?

Đến bất kì một nhà sách nào, bạn cũng có thể tìm thấy những quyển sách hướng dẫn đại loại như “Tự học Java trong 7 ngày”, và vô số những quyển chỉ cách tự học Visual Basic, Window, Internet… trong một vài ngày hoặc vài giờ. Tôi đã vào website Amazon.com để tìm kiếm các sách có chủ đề “Teach youself” và nhận được 248 tiêu đề sách, 78 quyển đầu là sách về máy tính (quyển thứ 79 là “Learn Bengali in 30 days”). Tôi thay thế từ “days” bằng từ “hours” và cũng nhận được một con số tương tự: 253 quyển với 77 quyển đầu nói về máy tính (quyển thứ 78 có tựa đề “Teach Yourself Grammar and Style in 24 Hours”).

Như vậy có thể đi đến kết luận rằng: người ta đang học về máy tính một cách hấp tấp, hoặc tin học là một môn khoa học dễ dàng nhất trên thế giới này. Thật ra, không có quyển sách nào trên thế giới có thể dạy người ta học nhạc Beethoven, Vật lý Lượng tử,… trong một vài ngày hoặc vài giờ.

Chúng ta hãy phân tích xem tựa đề “Learn Pascal in Three Days” có nghĩa gì:

Learn: trong ba ngày, bạn không thể có đủ thời gian để viết một vài chương trình có ý nghĩa và học những bài học kinh nghiệm từ những chương trình đó. Bạn càng không có đủ thời gian để hiểu được ngôn ngữ Pascal là như thế nào. Bạn cũng không có thời gian để học hỏi từ những lập trình viên có kinh nghiệm. Trong một thời gian ngắn ngủi như vậy, bạn không thể học được nhiều. Do đó, quyển sách chỉ có thể đề cập tới những vấn đề nông cạn. Mà như Alexander Pope(1) đã nói: “Học hành nông cạn thực sự là một điều nguy hiểm”.

Pascal: trong ba ngày, bạn có thể học về cú pháp của ngôn ngữ Pascal (nếu như bạn đã biết một ngôn ngữ khác tương tự), nhưng không thể học được nhiều về cách dùng cú pháp ấy. Trong một thời gian ngắn, nếu là một người biết lập trình Basic, bạn có thể viết một chương trình theo phong cách Basic bằng ngôn ngữ Pascal, thế nhưng bạn không thể biết được ngôn ngữ Pascal hay (hoặc dở) ở chỗ nào. Một người nổi tiếng là Alan Perlis(2) đã nói: “Một ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cách suy nghĩ của bạn về lập trình là một ngôn ngữ không đáng để học”. Bạn có thể nghĩ rằng không cần học nhiều về ngôn ngữ Pascal (hoặc về Visual Basic, hay javascript) bởi vì bạn chỉ cần một công cụ để hoàn thành một công việc nào đó. Nhưng đó là một cách nghĩ sai lầm, nếu không học về cách lập trình thì làm sao bạn có thể hoàn thành công việc.

In Three Days: thật không may, 3 ngày không thể đủ để học bất kì ngôn ngữ nào, phần viết sau đây sẽ chứng minh cho bạn điều đó.

Tự học lập trình trong 10 năm.

Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng một người mất khoảng mười năm để thành thạo một lĩnh vực nào đó, từ chơi cờ, soạn nhạc, hội họa, chơi đàn dương cầm, bơi lội cho đến nghiên cứu vật lý lượng tử.

Và thực tế là không có một con đường tắt nào: ngay cả Mozart, người được coi là thần đồng âm nhạc vào năm lên 4, vậy mà phải mất 13 năm rèn luyện mới được công diễn trên thế giới. Samuel Johnson(3) còn cho rằng 10 năm là chưa đủ, ông đã nói: “Thành công trong bất kì lĩnh vực nào chỉ có thể đạt được bằng sự lao động của cả một đời người; và không thể nào có một cái giá thấp hơn”.

Đây là nguyên tắc để thành công trong việc lập trình của tôi:

Yêu thích việc lập trình, và học lập trình trong sự hứng thú. Và phải chắc rằng sự yêu thích đó đáng để cho bạn bỏ ra 10 năm theo đuổi. Trao đổi với các lập trình viên khác, đọc các chương trình của người khác. Điều này quan trọng hơn bất kì quyển sách hay khóa học nào.

Tự viết chương trình. Cách học tốt nhất là học bằng thực hành. Nhớ rằng bạn phải viết các chương trình một cách cẩn thận. Quyển sách “Cognition in Practice: Mind, Mathematics, and Culture in Everyday Life” là một quyển sách hay để tham khảo về các qui tắc trong việc lập trình.

Nếu muốn, bạn có thể bỏ ra 4 năm để học đại học. Việc này tạo cơ hội cho bạn làm một số việc trước khi tốt nghiệp, và sẽ cho bạn một sự hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực mình quan tâm. Nếu bạn là người không thích trường học, bạn có thể học hỏi từ công việc thực tế những bài học tương tự. Nhưng trong bất kì trường hợp nào, việc chỉ học từ sách vở cũng không thể nào là đầy đủ. Như Eric Raymond, tác giả của quyển “The New Hacker’’s Dictionary” đã nói: “Sự giáo dục về Khoa học Máy tính không thể đào tạo ra những lập trình viên xuất sắc cũng như việc học về bút vẽ và màu tô không thể nào tạo ra một họa sĩ có tài”.

Khi bạn làm việc trong một dự án với các lập trình viên khác, bạn có thể thấy rằng: một người có thể rất giỏi trong dự án này, nhưng sẽ rất dở trong một dự án khác. Khi bạn là người giỏi nhất, bạn hãy thử khả năng của mình trong vai trò lãnh đạo dự án, và cố gắng truyền cảm hứng của bạn cho các thành viên khác. Khi bạn là người dở nhất, hãy cố gắng học hỏi từ những việc mà lãnh đạo của bạn làm và không làm.

Khi bạn đang thua kém các lập trình viên khác. Hãy dồn hết tâm trí của bạn để hiểu các chương trình của họ. Xem xét các chương trình đó dùng để làm gì và thử sửa lỗi các chương trình đó khi mà họ không có mặt ở đó. Kế tiếp, hãy nghĩ cách giải quyết vấn đề tốt hơn nếu có thể.

Bạn nên học ít nhất 6 ngôn ngữ lập trình. Trong đó có một ngôn ngữ hỗ trợ lớp trừu tượng (như Java hay C++), một ngôn ngữ theo quan điểm hàm (như Lisp hay ML), một ngôn ngữ khai báo (như Prolog), một ngôn ngữ hỗ trợ xử lý tuần tự (như Icon hay Scheme), và một ngôn ngữ hỗ trợ xử lý song song (như Sisal).

Cố gắng học một ngôn ngữ chính quy, có thể là ANSI C++, và hoàn tất việc học ngôn ngữ này càng nhanh càng tốt.

Luôn nhớ rằng, trong từ “Khoa học Máy tính” đã hàm chứa “Máy tính”. Bạn phải biết rõ thời gian máy tính thực thi các lệnh, lấy thông tin từ bộ nhớ và đọc dữ liệu từ đĩa. Nghĩa là bạn cũng phải có hiểu biết cơ bản về phần cứng máy tính và cách thức làm việc của chúng.

Tổng kết

Tôi tin rằng, kinh nghiệm thực tế sẽ luôn đưa ra những điều bổ ích hơn so với hàng ngàn trang sách viết bởi những chuyên gia. Và bây giờ, bạn có thể đi mua một quyển sách về Java, bạn sẽ thu được một số điều hữu dụng từ quyển sách đó. Thế nhưng, bạn không thể thay đổi cuộc đời của mình hay nói cách khác là bạn không thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp chỉ trong 24 giờ, 24 ngày, hay 24 tháng. Tôi tin chắc như thế.

Sưu tầm


Friday, August 7, 2009

Torn

Torn

Sitting here as time passing by
Keep asking why and why
We have to be this way
So close yet so far
Love not yet call love
Friend not quite just friend
Confuse i am each and every night
Just torn between the two
When i said i move on to myself
You always do something
To bring back my feeling for you
Again and again i keep asking
Why i just cant let go
Torture myself each and every day
That is what you have done
Yet you have no clue of things
Or maybe this is your little fun
A game thats all it is to you
How could you be so cruel
Neither pull nor let go

---------------------------------------------------
Love is the unhealable pain inside a broken heart.
---------------------------------------------------

Untitled


Sitting there in an empty room
Lonelyness awakes from the tomb
Absentminded as I feel
Only darkness I assumed
Am I lost in a dream?
This has to be true!
Oh! wake me up from the horrors and dismays
Cant you tell that I am afraid?
And yet, in so many ways
I can feel clearly as I lay
Reality! it is true..
Tomorrow, a brand-new day
I will not run away
Stand tall, I will face
Lets the memory of yesterday fade
I will not be afraid

Source: unknown

No more tear to cry


"...Looking down into those eyes, I know, I'll be lost and never found again...."

A year and a half
Since that cold day in January
Yet I still remember it like it was yesterday
(I guess to me it always will be )

Rain poured down as if it desperately needed to rid itself of all moisture
As if the clouds felt that they had to ring out all the water that night

That very night
Or else the world would come to a drastic end
To me that "end" seemed to come anyway
The streets were pools of water
Cars spinning out of control
she never had a chance to grow up

Fifteen

She was merely fifteen
Too young to experience life on her own
Yet too old to have it spoon-fed to her

She wanted to be independent
A rebel
She wanted to say that she had done it without her parents ever knowing
But they found out

2:00 AM
Knock on the door
"I'm sorry ma'am"
Was the first words out of his mouth
"your daughter was killed tonight in a car accident"


The world came to a halting stop and yet the room still managed to
Continue to spin

"you don't know what you are talking about"
"my baby . . . my baby, she's upstairs sleeping"
Frantically she ran up the stairs
She was gone
No where to be found

Its over
She was identified
It was really her
A best friend to so many . . . her life stolen away
I heard the next day
Full of disbelief I acted as if I never heard the words
"lies . . . our school is so full of lies . . . its only a nasty rumor, you know how
that is"
Was my reply to the news that soon became a reality to me shortly after
I saw her
Lying . . . still No movement Although I could have sworn that at any moment she was just going to rise Up out of the baby blue bed that she rested in and bring peace to a room Full of grief

It didn't even look like her
It wasn't her
Too long I glared at her
Questions running through my mind like a freight train at a speed to fast
To comprehend

"God, she was just a child. How could a life so young, be stolen so
quickly? "

No reply

I got infuriated with Him
she was a good kid
just made a few bad choices
I never thought they were severe enough to be punishable by death

the next day
as I witnessed the casket that held the breathless
body of my dear friend
be lowered into the earth

tears poured down my cheeks like rain out of heaven
it was so cold that day
I could feel the salty droplets dry hard on my
face

fifteen degrees
I wondered for so long about the life of my friend
I pondered this question so many times

why shall the innocent die, while the murderers run free?
how come she never got to fulfill the "perfect"
plan that we are all promised?

it has taken me this year and a half to understand the loss of my friend
it has taken me this long to realize that her
plan was played out
it is all summed up in this one word that often brings shutters to the
bones of so many

"lessons"
her death was a lesson to all that she left behind life is fragile
there is no way that we can control who lives and dies
all we can do is have faith that we will get through it
good and bad are obvious and sometimes not so obvious
right and wrong choices can determine life or death
so it's time for us to wake up
mourn no more
for time will heal our broken hearts
and one day
there will be no more tears to cry


boulevard of broken dreams collected


Tuesday, August 4, 2009

Em ơi Hà Nội phố...

HÀ NỘI PHỐ - Phan Vũ

Em ơi ! Hà Nội - phố !
Ta còn em mùi hoàng lan
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya
Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ ...
Ta còn em màu xanh thật đêm
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về ...

Ta còn em một gốc cây,
Một cột đèn
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang xõa xõa bờ vai…

Ta còn em một ngã ba vội vã,
Chiếc khăn quàng tím đỏ thoáng qua,
Khuôn mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ…
Mỗi góc phố một trang tình sử…

Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn mưa nhỏ.
Trên vòm cao
Đổ xuống chuông hồi.
Nhà thờ Cửa Bắc
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga…

Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa.
Tháng năm dừng lại
Một ngôi nhà.
Gã Trương Chi ôm ghita
Từng đêm
Hóa đá…

Ta còn em chuyến tàu đêm
Về muộn
Qua cầu
Một người nào lạc giữa sân ga...

Em ơi ! Hà Nội – phố !
Ta còn em những hố sâu
Trước cửa
Cơn mưa đầy
Chiếc thuyền giấy lang thang
Không bến đỗ...

Ta còn em quả bóng lăn
Một mình trên sân cỏ.
Thằng bé thẫn thờ.
Tuổi thơ qua cuộc chơi,
Vội vã...

Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở.
Nhà ai ?
Qua đó bâng khuâng,
Nhớ tuổi học trò...

Ta còn em giàn thiên lý,
Năm xưa
Thơm mùi hò hẹn
Cuộc tình đầu ngọt lịm.
Những nụ hôn xanh ngắt trên cành...

Ta còn em chuỗi cười vừa dứt.
Nắng chiều vàng ngọn cỏ
Vườn hoang
Ngày cũ vui tàn theo mùa hạ...

Ta còn em tiếng ghita
Bập bùng tự sự
Đêm kinh kỳ một thuở
Xanh lơ...

Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc
Già nua,
Đếm thời gian
Theo nhịp đong đưa
Trước ngõ phố
Sót cây hoa gạo.
Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô...

Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao đêm
Lạc giọng
Thờ ơ...

Ta còn em bảy nốt cù cưa,
Lão Mozart hàng xóm
Từng đêm quên ngủ.
Cô gái mặc áo đỏ Venise
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Beethoven và Sonate Ánh Trăng
Nốt nhạc thiên tài bay lả tả,
Một kiếp người,
Một phím đàn long…

Ta còn em khuya phố,
Mênh mông,
Vùng sáng nhỏ.
Bà quán ê a chuyện nàng Kiều.
Rượu làng Vân lung linh men ngọt.
Mắt cô nàng lúng liếng,
Đong đưa,
Những chàng trai say suốt cả mùa…

Ta còn em tiếng hàng ngày
Vang âm đường phố.
Tia hồ quang chớp xanh.
Toa xe điện cuối ngày,
Người soát vé
Áo bành tô cũ nát…

Lanh canh ! Lanh canh !
Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ ?
Bó gạo, mớ rau
Mẹ về buổi chợ
Lanh canh ! Lanh canh !
Lá bánh, củ khoai.
Đàn con trên bến đợi
Cuối ngày…


Em ơi ! Hà Nội – phố

Ta còn em con đê lộng gió.
Dòng sông chảy mang theo hình phố.
Cô gái dựa lưng bên gốc me già,
Ngọn đèn đường lặng thinh
Soi bờ đá…

Ta còn em một con tàu
Giã biệt bến sông.
Mảnh trăng vỡ
Tiễn người bỏ xứ.
Dãy phố buồn..
Nghìn năm mắt nhớ...

Ta còn em ráng đỏ chiều hôm,
Dôi chim khuyên gọi nhau trong bụi cỏ.
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá.
Gã đầu trần đi ngược trời mưa...

Ta còn em con đường tên cũ
Cổ Ngư,
Cành phượng vĩ là đà.
Chiều phai nắng,
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa...

Ta còn em chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió.
Lao xao con sóng biếc
Gió Tây Hồ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ ?
Những bước chân tìm nhau vội vội.
Cuộc tình hờ bỗng chốc nghiêm trang...

Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn
Gió Nhật Tân
Gợi
Mùa hoa năm ấy
Cánh đào phai…

Ta còn em cơn mưa rào
Đi nhanh qua phố.
Chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ.
Cô gái băng qua đường
Chợt hồng đôi má.
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn,
Trời Hà Nội hôm qua...

Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu qua cổng chợ.
Những chùm hoa tím
Ngát mùa thu...

Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em một Hàng Đào,
Không bán đào.
Một Hàng Bạc,
Không còn thợ bạc.
Đường Trường Thi
Không chõng, không lều
Không ông nghè bái tổ vinh quy...
Ta còn em tiếng gọi trong đêm,
Người đi xa trở về.
Căn nhà không biển số.
Ngày đi mỏi mòn nỗi nhớ.
Ngày về phố cũ quên tên...

Ta còn em chiếc xe hoa
Qua hàng liễu rũ,
Điệp vàng rực rỡ.
Cánh tay trần trên gác cao khép cửa.
Những gót son dập dìu đại lộ.
Bờ môi ai đậm đỏ bích đào...

Ta còn em tà áo nhung huyết dụ.
Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa,
Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
Ngõ phố nào in dấu hài hoa... ?

Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cổ.
Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương.
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia bên đường đứng đợi.
Cuộc đời, có lẽ nào,
Là một thoáng
Bâng quơ...

Ta còn em những cuộc tình
Như một bài thơ.
Những nỗi đau gặm mòn phận số.
Nhật ký sang trang
Ghi thêm nỗi khổ...

Ta còn em đống kim ngân
Đổ đầy Hàng Mã.
Ngựa, xe, võng, lọng,
Những hình nhân nuối tiếc vàng son.
Khi phố phường là miền loạn gió
Làm sao tìm được mớ tro than... ?

Ta còn em nóc phố lô xô,
Màu ngói cũ
Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa.
Con đường đá lát bao niên kỷ ?
Qua sông nhớ mẹ tuổi già...

Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em mảnh đại bác
Ghim trên thành cũ.
Một thời thịnh,
Một thời suy,
Hưng vong lẽ thường.
Người qua đó,
Hững hờ bài học sử..

Ta còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ.
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa.
Ly rượu đầy xin rót cúng cha.
Nghìn lạy cúi đầu thương đất tổ.
Bến nước nào đã neo thuyền ngự ?
Đám mây ào in bóng rồng bay ?...

Ta còn em tháng chạp,
Những hàng cây óng ả sợi hồng
Tháng chạp
Trên giường trải chiếu hoa
Tháng chạp,
Mùi hương dài theo phố.
Một tháng chạp
Mẹ
Nửa đêm thức
Hóa vàng…

Em ơi ! Hà Nội – phố
Ta còn em năm cửa ô –
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó –
Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ ?

Ta còn em một màu xanh thời gian.
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh một dáng,
Một hình,
Nhợt nhạt vàng son,
Đậm đầy cay đắng…

Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ,
Ô cửa ngẩn ngơ
Ngôi nhà không người ở
Khung trời của nỗi buồn
Vô cớ…

Người nghệ sĩ lang thang
Hoài,
Trên phố.
Bỗng thấy mình không nhớ nổi con đường.
Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha…

Ta còn em những giọt sương,
Nhòe nhòe bóng điện.
Mặt nước Hồ Gươm,
Một đêm trở lạnh.
Tháp Rùa ngả bóng lung linh.
Cánh nhạn chao nghiêng chiều cuối
Người ra đi mang theo buốt giá,
Áo choàng không ấm thân gầy,
Cầm bằng như cánh chim bay…

Em ơi ! Hà Nội – phố !
Ta còn em cây bàng
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em nóc phố
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em mảnh trăng
Mồ côi mùa đông…

Gothic

Nếu cố gắng tóm gọn dòng văn hóa gothic một cách ngắn nhất có thể, người ta thường nghĩ ngay tới hai chữ, đen tối và ảm đạm. Và ngay ở những đặc điểm này, Marilyn Manson đã tách mình ra khỏi gothic. Nhạc của Marilyn Manson có thể đen tối, nhưng nó luôn có một chút cục cằn và cuồng loạn chứ hiếm khi nào chùn buồn.

Tuy nhiên, đó chỉ là cách hiểu dành cho những người có cái nhìn không thực sự nghiêm túc với gothic. Đối với nhiều fan nghe rock, gothic đơn thuần là một nhánh con của Doom Metal. Thực sự phong cách gothic ( hay còn gọi là chủ nghĩa gothic) đã có nguồn gốc từ hơn 800 năm trước, và đạt thành công rực rỡ trong khoảng 300 năm trước khi nhường chỗ cho Chủ nghĩa Phục hưng.

Những thành tựu quan trọng của chủ nghĩa gothic trong thời kì này tập trung chủ yếu ở kiến trúc với các công trình nhà thờ và thánh đường ở Ý và Pháp. Và đại diện nổi tiếng nhất có lẽ là nhà thờ Đức Bà ở Paris, ít nhất là qua tác phẩm “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà” cua Victor Hugo. Điểm đặc trưng của kiến trúc gothic là mái vòm đầu nhọn với những trụ tường liên tiếp nhau, cùng với những hình ảnh mang màu sắc tang thương và phẫn nộ trên những bức tranh tường.

Còn trong hội họa, những tác phẩm theo trường phái gothic cũng đều tỏ ra ũ rũ, u ám và chứa đựng nhiều cảm xúc phức tạp hơn các thời kì trước. Tuy nhiên sau đó, văn hóa gothic dần làn tụi để dành chỗ cho thời kì rực rỡ của chủ nghĩa Phục Hưng

Những đặc trưng của phong cách gothic đã ghi đậm dấu ấn lên kiến trúc và hội họa, và nó cũng không tránh khỏi sự tác động lên hai lĩnh vực sáng tạo muôn đời, văn học và thời trang Khi con người ta đã chán với triết lý hoàn mỹ nhưng giả tạo của chủ nghĩa Phục Hưng, người ta có xu hướng tìm về những góc khuất đôi khi méo mó nhưng tồn tại rất thực trong tâm hồn. Đó chính là tiền đề cho sự quay lại của văn hóa gothic vào thế kỉ 18-19.

Trong thời trang, đó là những trang phục mà thoạt nhìn người ta có thể cho là lập dị. Những bộ trang phục sẫm màu, đôi khi bệnh hoạn và buông thả trong cách phục sức. Mang váy dài, đeo mạng che mặt, tạo những kiểu tóc cầu kỳ, kẻ mắt đậm, sơn móng tay đen cùng với những phục trang vay mượn theo phong cách Nữ hoành Anh là những đặc trưng của thời trang gothic. Tuy nhiên, những vẻ bề ngoài quái dị đó nhằm ục đích thể hiện nội tâm đầy phức tạp của họ chứ tuyệt đối không phải là những sự sao chép bắt chước rỗng tuếch chỉ nhằm mục đích gây sốc.

Còn trên mảnh đất màu mỡ của văn học, Gothic đã tìm được khu vườn của riêng mình, đó chính là thể loại kinh dị với những tác phẩm thực sự khiến người ta rợn người và nhìn lại của những tác giả như Edgar Allan Poe hay Bram Stoker. Sử dụng những điều kỳ bí, năng lượng siêu nhiên, ma quái, cái chết, sự đau đớn, sự sợ hãi… làm chất liệu sáng tác cùng với ngôn ngữ cường điệu, tự trào để đưa cảm xúc đạt tới tột độ, văn học gothic như muốn chống lại tất cả những ràng buộc con người như tôn giáo, thời đại, xã hội và cả sự yếu đuối, bất lực của con người. Với những đóng góp đặc biệt như vậy, dòng văn học gothic xứng đáng có được một chỗ đứng vững chắc trong dòng chảy văn học thế giới.

Tới đầu thập niên 70 của thế kỉ 20, khi con người đã quá chán ngán với sự thừa thãi vật chất nhưng lạnh lẽo tình người của nền văn minh hậu hiện đại, như một quy luật tất yếu, một số người lại đắm chìm trong thế giới nội quan của gothic. Lần này, gothic tấn công mạnh mẽ sang âm nhạc, nơi mà con người có thể dễ dàng bộc lộ và chia sẻ suy nghĩ của mình nhất, đặc biệt là với rock. Trong thời kì phôi thai, âm nhạc gothic còn mang nhiều lẫn lộn của nhiều thể loại khác như punk, death, doom…nhưng sau đó gothic đã phát triển mạnh mẽ và chia ra thành hai nhánh nhỏ nữa là gothic metal và gothic rock

Bắt nguồn từ dòng nhạc punk và post-punk những năm 70, tới đầu những năm 80 gothic rock đã có bước chuyển mình và trở thành thể loại riêng. Trái ngược với sự gây hấn vô chính phủ của punk, gothic lại lấy đề tài từ những tác phẩm văn học kinh dị gothic, từ chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện sinh…

Về cơ bản, có thể chia gothic rock thành ba thời kì với mỗi thời kì đều có những đại diện tiêu biểu. Tuy nhiên những đặc điểm chung về âm nhạc của gothic là không thay đổi. Tiếng guitar mặc dù nhanh nhưng vẫn rất sạch xen lẫn trong các đoạn chorus, flanging, delay….được các band như Bauhaus hay The Cure sử dụng triệt để. Những âm thanh của punk được loại bỏ dần, trong khi những giai điệu trúc trắc lại được nhấn mạnh. Kiểu đánh Phrygian khiến cho ca khúc trở nên ám ảnh và gây nên những tâm trạng mâu thuẫn trong khi tiếng bass đánh thật nặng tạo thành không khí ảm đạm và ngột ngạt của tác phẩm. Trong khi đó, với những mặt trống căng tức hoặc những bộ trống máy, nhịp điệu của tác phẩm được đẩy lên mức tối đa Tới những năm 90, gothic còn chịu ảnh hưởng của hard rock thể hiện qua các album của Sister of Mercy hay The Wake.

Những người tiên phong cho gothic rock chính là Joy Divison và Siouxsies & The Banshees ở Anh. Xuất phát điểm là những post-punk band, nhưng tới khoản năm 78, 79 cả hai nhóm đều cho ra đời những album bị ảnh hưởng nặng của goth với những âm thanh ám ảnh, lời bài hát u tối cùng với cách ăn mặc theo thời trang gothic (đã nói ở trên). Tiếp theo sau thành công bước đầu của hai nhóm trên là sự xuất hiện của hàng loạt band như Bauhaus, Sister of Mercy… . Kể từ đó hàng loạt punk và post-punk band như Echo and the Bunny Men, The Damned…bước sang chân trời mới gothic. Trong khi đó ở Mỹ, Úc và phần còn lại của châu Âu, các band nhạc khác tiến hành hàng loạt thể nghiệm với gothic. Điều dễ nhận thấy ở các band thời kì này là đều nhất nhật thể hiện thời trang gothic bằng các kiểu hóa trang ma quái mặc dù trong cách chơi nhạc vẫn còn nhiều lúng túng. Như Siouxsies, sau album Nocturne, họ bắt đầu chuyển qua chơi theo phong cách alternative với nhiều âm thanh điện tử.

Bước vào những năm 1985, gothic phát triển mạnh mẽ ở cả Anh và Mỹ, đánh dấu giai đoạn thứ hai cho gothic rock. Âm nhạc phát triển mạnh mẽ với sự giao thoa cùng industrial music, bên cạnh đó, nó còn kích cầu cho sự ra đời của hàng loạt tạp chí và câu lạc bộ về gothic. Vào thời điểm này, gothic thực sự đã trở thành một trào lưu trên toàn thế giới.

Bắt đầu từ năm 1995, khi industrial music can thiệp quá sâu ào gothic, gothic rock bắt đầu xuống dốc. Những câu lạc bộ goth dần trở thành vũ trường, những âm thanh điện tử được cổ súy tối đa dẫn đến hậu quả tất yếu là tiếng vocal và guitar bị bóp méo và tắt lịm. Goth hiện đại đã không còn là goth nữa, nó trở thành những âm thanh goth đã được điều chỉnh kỹ lưỡng trong phòng thu. Những người yêu mến gothic rock hoặc tìm về với gothic rock nguyên chất thời xa xưa hoặc chờ đợi một nhân tố mới nào đó trong những nhóm underground sẽ tạo được sự thay đổi và đưa gothic rock trở về với thời hoàng kim xa xưa…

Ca sĩ lắm tài nhiều tật Marilyn Manson cũng là một ca sĩ xuất hiện trong thời kì thứ 3 này. Trái với dư luận thường liên hệ Marilyn Manson với gothic, ca sĩ này thực sự không phải là một ca sĩ theo dòng gothic rock đúng nghĩa. Marilyn Manson thường được dư luận cho rằng là một người theo đạo Satan và đã được phong tước bởi người sáng lập đạo Satan, Anton Lavey. Nhiều fan của anh còn gọi anh là Đức cha Marilyn Manson. Nhưng thực tế đó chỉ là những việc làm hoàn toàn tự ý của Anton Lavey. VÀ khi nhiều người còn đánh đồng Goth với chủ nghĩa Satan, người ta còn cho Marilyn Manson là đại diện đáng giá của dòng gothic. Thực sự thì có một vài người theo đạo Satan đồng thời theo chủ nghĩa Gothic, nhưng nó chỉ chiếm một số lượng rất ít ỏi.

Gothic metal, cũng như các thể loại khác của metal, ít khi nào có vị trí chính thống trong dòng chảy chính của âm nhạc vốn thường đánh giá qua số dĩa bán ra và khả năng đại chúng, nhưng nó luôn là một cơn sóng ngầm mạnh mẽ thu hút sự đam mê của rất nhiều rockfan. Gothic metal thường được xếp là một nhánh nhỏ của doom metal, nhưng với những gì đã thể hiện, nó xứng đáng có một vị trí trang trọng hơn trong làng metal

Một điểm nổi bật dễ nhận thấy ở gothic metal chính là có tới 2 giọng ca chính (thường là 1 nam 1nữ), sự xuất hiện của keyboard và ascoutic guitar. Tay guitar lead và ascoutic guitar thường được dùng để chơi giai điệu chính, trong khi guitar bass lại thường được dùng để chơi những âm thanh trầm như trong doom metal kết hợp với sự giận dữ của black và death. Khác với các thể loại khác, trong gothic metal keyboard giữ một vai trò khá quan trọng. Đôi khi keyboard đảm nhiệm vị trí của 1 trong 2 cây guitar lead hoặc rhythm, đôi khi nó lại được dùng để thể hiện âm thanh của nhiều nhạc cụ khác nhau thuộc bộ hơi hoặc bộ dây. Do đó, keyboard và bass là hai nhạc cụ chính góp phần điều chỉnh cảm xúc chính của bài hát

Cũng như gothic rock, về nội dung gothic metal chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa gothic với những câu truyện lãng mạn, thần tiên và kết thúc trong bi kịch. Ngoài ra, gothic metal cũng có một đặc điểm tương tự power metal khi đa phần các album đều được làm theo dạng concept chứ không phải là những bài hát riêng lẻ, rời rạc. Điều đó góp phần tạo nên cảm hứng liền mạch cho các nghệ sĩ tung hoành thể hiện. Mô hình 2 vocal cũng rất thường gặp với giọng nam tương tự như trong death metal và còn lại là giọng nữ cao thiên thần

Gothic metal mất gần 10 năm để dò dẫm đường đi của mình, và dù cách chơi của Christian Death hay Celtic Frost còn mang đậm chất death nhưng họ đã có công lớn trong việc mở đường cho sự xuất hiện và khẳng định của hàng loạt những band trẻ vào những năm 90. Ở miền Bắc nước Anh xuất hiện những tên tuổi như My Dying Bride, Anathema, còn ở vùng Scandinavia lạnh giá vốn là lãnh địa của death và black thì nay lại xuất hiện thêm những tên tuổi gothic metal như Moonspell hay Theatre of Tragedy. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự thoát thai thực sự của gothic metal ra khỏi ảnh hưởng của death metal cũng như gothic rock. Thêm vào giọng ca nữ cùng với những chất liệu cổ điển trong khi loại bớt những ảnh hưởng của gothic rock đã giúp họ tự tin hơn trên con đường đã lựa chọn.

Sự sáng tạo của những nghệ sĩ gothic được thể hiện đến mức tối đa khi họ khai sinh ra hẳn một thể loại mới, symphonic metal. Đó là sân chơi của những ca sĩ nữ hát giọng opera, của những dàn giao hưởng tạo không khí hùng vĩ, của những ngón guitar điêu luyện làm chất ngất người nghe, tất cả đã tái hiện lại một không khí Trung cổ đầy bi thương nhưng cũng không kém phần hào hùng. Thật khó để chọn ra một đại diện xuất sắc nhất trong rừng anh tài, nhưng với những gì đã làm được, Sharon den Adel cùng với band Within Temptation hoàn toàn có thể ghi tên mình vào lịch sử metal như một mốc son đáng nhớ

Dù đã phải chịu không ít những sự khen chê rất trái ngược nhau của dư luận, người ta vẫn không thể nào phủ nhận được sự ảnh hưởng rộng lớn của gothic trên nhiều lĩnh vực rộng khắp của văn hóa. Trong thời đại ngày nay, người ta vẫn có thể bắt gặp ngày đêm những công trình xây mới theo phong cách gothic từ Âu sang Á, những âm thanh gothic có thể dù còn khá lạ lẫm nhưng chắc chắn sẽ gây không ít sự thu hút đang và sẽ vang lên ở cả những vùng đất mới, ngoài những lãnh địa mà nó thống trị và phát triển hàng trăm năm nay, và biết đâu, là cả Việt Nam. Nỗ lực đưa gothic lại gần với công chúng Việt của ekip BeMedia với album của Thủy Tiên là vô cùng đáng khích lệ.

Chắc chắn rằng trong thời đại này và những thời đại sau nữa, khi thờ ơ với nhưng phù du của cuộc sống vật chất xa hoa, người ta sẽ lại tìm đến gothic như một chốn để nói thật với lòng.

By goldscors

 

boulevard of broken dreams © 2008. Chaotic Soul :: Converted by Randomness