Sunday, December 17, 2017

Quote vặt 07

“KHÔNG CHỊU HỌC HỎI THÌ ĐỪNG LÀM "LÃNH ĐẠO"

Bạn nghĩ rằng làm LÃNH ĐẠO thì cứ làm rồi sẽ GIỎI?
SAI... HOÀN TOÀN SAI!!!

Người lãnh đạo là người luôn luôn phải học hỏi từ lý thuyết tới thực tiễn. Là người phải cầu tiến và tích lũy nhiều nhất để hướng tổ chức đạt tới mục tiêu. Đừng nghĩ tới những thứ cao siêu, đầu tiên hãy hiểu rõ những điều cơ bản một người lãnh đạo cần có:

▪️ Tự tin và đam mê - Người lãnh đạo phải là người có tự tin và đam mê nhất, họ cần hai thứ này để có thể đối mặt với mọi thách thức.
▪️ Lan tỏa thái độ tích cực - Dù gặp phải trở ngại lớn thế nào, bạn cũng phải hướng cấp dưới của mình nhìn mọi chuyện với thái độ tích cực và sáng suốt. Lãnh đạo tốt không phải là người chỉ vào đường hầm tối tăm, mà phải là người nói cho nhân viên biết luôn có ánh sáng cuối đường hầm đó.
▪️ Giao đúng việc cho đúng người - Một trong những kỹ năng mấu chốt của người lãnh đạo giỏi là phải nhanh chóng học được cách ủy thác, và khởi đầu là giao đúng việc cho đúng người
▪️ Kiểm soát thái độ - Luôn phải vững vàng, giữ vững sự tỉnh táo trong mọi tình huống.
▪️ Quyền lực - Quyền lực ở đây không phải là lạm quyền mà là sức ảnh hưởng. Quyền lực của người lãnh đạo không tự dưng mà có, phải xây dựng. Có quyền rồi thì phải biết cách sử dụng, đừng dùng "không đúng" rồi mất hết nhân tâm.

St

Thursday, September 21, 2017

15 Câu thiền ngữ thức tỉnh tâm hồn bạn

1. Sở dĩ người ta đau khổ là do đeo đuổi những thứ sai lầm.
2. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai tạo ra nghịch cảnh cho bạn.
3. Khi đang vui, bạn nên nghĩ rằng niềm vui này không vĩnh hằng. Khi đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.
4. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
5. Đừng nên có thái độ bất mãn người khác hoài. Bạn hãy quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính mình.
6. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời.
7. Thật sự không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Chẳng lẽ khi bị chó điên cắn một phát, bạn phải chạy đến cắn con chó đó một phát?
8. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.
9. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong trí tưởng tượng của mình.
10. Hao tổn tâm lực để chú ý người khác sao bằng dành chút tâm lực phản tỉnh bản thân?
11. Muốn không hối hận về sau thì đừng khư khư về cách nghĩ của mình.
12. Khi sống thành thật với chính mình, không ai trên đời sẽ lừa dối bạn được.
13. Muốn hiểu một người có thật lòng không, chỉ cần xem điểm xuất phát và mục đích của họ có giống nhau không.
14. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.
15. Đừng vì một chút tranh chấp mà đánh mất tình bạn chí thân. Đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

St.

Friday, June 9, 2017

The curse of knowledge

Many sensible strategies fail to drive action because executives formulate them in sweeping, general language. “Achieving customer delight!” “Becoming the most efficient manufacturer!” “Unlocking shareholder value!” One explanation for executives’ love affair with vague strategy statements relates to a phenomenon called the curse of knowledge. Top executives have had years of immersion in the logic and conventions of business, so when they speak abstractly, they are simply summarizing the wealth of concrete data in their heads. But frontline employees, who aren’t privy to the underlying meaning, hear only opaque phrases. As a result, the strategies being touted don’t stick.

In 1990, a Stanford University graduate student in psychology named Elizabeth Newton illustrated the curse of knowledge by studying a simple game in which she assigned people to one of two roles: “tapper” or “listener.” Each tapper was asked to pick a well-known song, such as “Happy Birthday,” and tap out the rhythm on a table. The listener’s job was to guess the song.

Over the course of Newton’s experiment, 120 songs were tapped out. Listeners guessed only three of the songs correctly: a success ratio of 2.5%. But before they guessed, Newton asked the tappers to predict the probability that listeners would guess correctly. They predicted 50%. The tappers got their message across one time in 40, but they thought they would get it across one time in two. Why?

When a tapper taps, it is impossible for her to avoid hearing the tune playing along to her taps. Meanwhile, all the listener can hear is a kind of bizarre Morse code. Yet the tappers were flabbergasted by how hard the listeners had to work to pick up the tune.

The problem is that once we know something—say, the melody of a song—we find it hard to imagine not knowing it. Our knowledge has “cursed” us. We have difficulty sharing it with others, because we can’t readily re-create their state of mind.

In the business world, managers and employees, marketers and customers, corporate headquarters and the front line, all rely on ongoing communication but suffer from enormous information imbalances, just like the tappers and listeners.

Leaders can thwart the curse of knowledge by “translating” their strategies into concrete language. Consider Trader Joe’s, a specialty food chain whose mission is “to bring our customers the best food and beverage values and the information to make informed buying decisions.” That’s the company’s abstract umbrella statement, and it hardly serves to distinguish Trader Joe’s from other retailers. But shopping at Trader Joe’s is nothing like shopping at Wal-Mart, and its aisles are full of inexpensive but exotic foodstuffs like Moroccan simmer sauce and red-pepper soup.

Trader Joe’s beats the curse of knowledge and pours meaning into its strategy by using concrete language elsewhere. It touts its reputation as the “home of cheap thrills,” describing its target customer as an “unemployed college professor who drives a very, very used Volvo.” The image is a simplification, obviously; at any given moment, there are probably zero of these “target customers” in Trader Joe’s. But because it simplifies a complex reality, the description ensures that all the employees of the organization have a common picture of its customers. Would the professor like the red-pepper soup? Yes.

Stories, too, work particularly well in dodging the curse of knowledge, because they force us to use concrete language. FedEx, for example, uses a story related to its Purple Promise award, which honors employees who uphold FedEx’s guarantee that packages will “absolutely, positively” arrive overnight: In New York, a FedEx delivery truck broke down and the replacement van was running late. The driver initially delivered a few packages on foot; but then, despairing of finishing her route on time, she managed to persuade a competitor’s driver to take her to her last few stops.

Stories like this are tangible demonstrations of the company’s strategic aim to be the most reliable shipping company in the world. A top sales executive can use the New York story to say “This is how seriously we take reliability.” A new delivery driver can use the story as a guide to behavior: “My job is not to drive a route and go home at 5 PM; my job is to get packages delivered any way I can.”

Concrete language and stories defeat the curse of knowledge and make executives’ strategy statements stickier. As a result, all the members of an organization can share an understanding of the strategies and a language for discussing them.

Source: hbr.org

Thursday, June 8, 2017

Cô gái đến từ hôm qua


Ngày em còn bé
Đầu va cạnh bàn
Ai xô em té
Thành sẹo thời gian
Ghét cành phượng vĩ
Đơm hoa vội vàng
Tóc chưa kịp xõa
Ve sầu kêu vang
Rồi em đi mất
Để anh đợi chờ
Viên bi thơ ấu
Lăn tròn trong mơ
Mười năm gặp lại
Tình như tình xưa
Duyên như duyên mới
Lòng như giao thừa
Anh là giọt nước
Rơi trên mái nhà
Em là cô gái
Đến từ hôm qua...

Thursday, May 25, 2017

Đám cưới vợ cũ

Cả đêm qua y không sao chợp mắt được, cảm giác giống hệt đêm trước ngày cưới cách đây bốn năm. Ngày mai vợ cũ lên xe hoa về nhà chồng.

Vẫn biết ai rồi cũng sẽ khác nhưng khi nhìn vợ cũ ánh mắt rạng rỡ bên chồng trong mấy tấm hình trên facebook, trong y dâng lên một thứ xúc cảm rất đặc biệt. Có những ý nghĩ lướt qua trong đầu rất nhanh (nhưng y sẽ giấu tiệt nó mà không dám chia sẻ cùng ai).

Sáng sớm, y bận quần đùi hoa, dép Lào, áo may ô đủng đỉnh ra đầu cổng làng ăn cháo lòng. Hôm nay là một ngày đặc biệt nên y tự cho phép mình ăn một bát cháo. Kể ra cũng hơi hoang vì bình thường sáng y vẫn ăn khoai lang luộc với cà, khoai sắn chấm muối vừng hoặc cơm rang.

Vừa lọ mọ bước vào, con mụ chủ quán bụng to như bụng bò đã đón lõng, cười cười bảo.

“Bựa ni có đi ăn cỗ cưới không đó?”

Y hất hàm, mặt lạnh như tiền nói cho bát cháo, à lấy chai diệu ra đây mần chén luôn. Mụ chủ trợn mắt nói gớm hè, bựa ni uống rượu nữa à, gớm hè. Chị hỏi thật nha, có thấy buồn không đo? Mấy khách trong quán bỗng nhiên im re vì biết đang có kịch hay để hóng.

“Hỏi đéo gì lăng nhăng! Mà cắt cho miếng vèo non ngon ngon luôn”.

Ngồi đợi một lúc. Bây giờ thì cháo bưng ra đây rồi, lấy đũa khều miếng dồi đưa lên miệng cắn cái sật, đoạn nhấp ngụm rượu gạo, ngửa đầu “khà” một tiếng rất sang, tự nhiên y thấy mọi sóng gió trong đời nhẹ hều như hơi men, như làn khói bếp mong manh đang len lỏi qua mái bếp của con mụ chủ quán cháo lòng bụng to như bụng bò và nói lắm.

Y vừa chem chép nhai vừa tợp rượu, hai chân ngồi chồm hỗm trên ghế, thi thoảng dừng lại thò ngón tay vào bộ nhá móc móc thức ăn rồi dịu dàng bôi vào gậm bàn, động tác vô cùng phiêu lãng và chứa đựng nhiều ẩn ý. Y biết ở cái thôn này, mọi sự kiện dù bé bằng ngón tay cũng sẽ trở thành chủ đề cho mọi người bàn tán. Y phải tỏ ra bất cần và ngạo nghễ trong ngày cưới của vợ cũ để những cái miệng không có cái cớ để nói y buồn, y bất mãn hay chán đời muốn tự tử.

Hôm nay, bằng tư thế ngồi chồm hỗm trên ghế ăn cháo lòng, y đã gửi đến mọi người trong thôn một thông điệp đầy tình nhân ái, đó là bố mày vẫn sống vui, sống khỏe, sống có ích - như tôn chỉ của các cụ hưu trí thuộc Hội người cao tuổi. Mẹ y từng dặn “Sống ở đời nhiều khi phải đạp lên mặt dư luận mà sống con ạ”. Y cho rằng, tuy khẩu khí hơi lộng ngôn và suồng sã nhưng tinh thần chung, mẹ y đã nói đúng. Dư luận là ai? Dư luận đôi khi chỉ là một con mụ bán thịt đầu cổng chợ, anh xe ôm đói khách trước ngõ, chị đồng nát mắt đảo như rang lạc, ai hở ra cái gì là kỳ kèo xin. Chúng ta nhiều khi phải khổ sở sống, điều chỉnh hành vi và cân đối cảm xúc vì những đứa ất ơ mả mẹ nào đó - những đứa không bao giờ liên quan đến cuộc đời ta. Vô lý chưa?

Ăn uống no say, y lững thững đi bộ về nhà. Ngang qua dậu mùng tơi nhà hàng xóm, chợt y đi chậm lại. Lòng y chùng xuống khi nghe văng vẳng tiếng hát của ca sỹ nào đó, rất buồn “Mấy năm cách biệt mình gặp lại nhau, cúi mặt ngỡ ngàng đường ai nấy đi…” Lời hát ngọt buốt như vết dao sắc khiến y rùng mình. Mẹ, hóa ra y cũng chỉ là giang hồ vặt. Loại giang hồ nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

Gần 11 giờ trưa y đã có mặt tại đám cưới. Người đông nghịt, nhạc sàn đập bay cả tóc trán, mùi thức ăn, mùi bia, mùi rượu lẫn trong mùi mỹ phẩm…hòa lẫn vào nhau khiến y nôn nao. Có rất nhiều người quen quay ra nhìn y. Bố vợ cũ com lê đen trũi, tóc phất phơ kim tuyết chạy lại bắt tay. Y cúi đầu gật gật rất nhã nhặn. Bố thở ra đằng mồm, nói ơ tau tưởng mi không đến! Vô đây mần chén cho khí thế đã mồ, vô đây, vô đây!

Mẹ vợ cũ tay cầm nắm phong bì, tươi cười chỉ vào y, nói gì đó với mấy người khách. Nhạc sàn ầm ĩ nên y không nghe được gì, nhưng cũng đoán được đại ý: “Đây là rể cũ đó! Thằng ni tốt tính nhưng không lo được cho vợ con. Nhìn ngơ ngơ rứa chớ giỏi lắm đo, tốt nghiệp khoa Văn trường đại học Khoa học thủy lợi và nhân văn”.

Vợ đây rồi (à vợ cũ chứ). Nàng lộng lẫy trong chiếc váy trắng tinh khôi, má ửng hồng, lông mi uốn cong như lưỡi câu, miệng tươi roi rói e ấp bên chú rể. Chú rể nghe nói tốt nghiệp khoa Thú y, hiện công tác tại phòng mổ bệnh viện đa khoa huyện. Thằng này chiều chiều vẫn ra quán nước ghi đề, có bữa xui y đánh to con 37 vào vì lúc sáng mổ ruột thừa cho một anh. Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, mổ xong bệnh nhân hưởng dương 37 tuổi.

Tiếng nhạc nhỏ lại, mọi người bắt đầu chen nhau tặng quà cô dâu. MC liên tục xướng tên những người tặng quà. Bà nội cô dâu 2 chỉ. Mợ chú rể 3 chỉ. Thím cô dâu 1 chỉ. Bác họ cô dâu 2 chỉ. Y nghe mà ù hết cả tai với chỉ chỉ. Chợt cô dâu vẫy vẫy tay chỉ vào y. Tim y muốn ngừng đập vì hành động bất ngờ của thị. Thị muốn gì đây? Muốn y chạy lên bá vai chú rể chụp ảnh hay nhắc nhở y cần phải lên tặng quà? Y tái cả mặt. Lúc nãy có cái phong bì 200 nghìn thì đã bỏ vào thùng rồi, trong người y chỉ có chùm chìa khóa, cái bấm móng tay và gói thuốc lào hút dở.

Y thở hổn hển như sắp đứt hơi. Thôi nào, vợ ơi! Cái gì đã qua thì cũng qua rồi. Phải muối mặt lắm anh mới dám mò tới đây, trước kia sống với nhau có gì khúc mắc, không vừa lòng em hãy bỏ quá, đừng làm anh bẽ mặt thêm lần nữa, vợ ơi! Bên trên bục gỗ, vợ cũ vẫn vẫy tay lia lịa. Cái mặt thị lúc này trông mới hãm tài biết bao. Đúng là cà cuống chết đến đít vẫn còn cay. Thị định quyết định hạ nhục phát chốt hạ đối với chồng cũ ư? Máu dồn lên mặt y, nóng bừng bừng. Tự nhiên y thấy hối hận thêm lần nữa vì đã từng lấy một người cay nghiệt như thị.

Có ai đó đẩy sau lưng y, nói lên đi, lên đi. Đã thế y lên thật. Mặt y vênh lên như bánh đa cốt để che giấu sự nhục nhã, ê chề của một kẻ bại trận.

Tiếng vỗ tay râm ran, những ánh mắt hau háu dõi lên sân khấu như đang xem một màn ảo thuật vốn chỉ có trong tivi. Vợ cũ kéo vai y lại gần, đoạn ghé tai hỏi nhỏ:

“Cái ấy dạo này hắn đã …lên được chưa?”.

Y lúng túng, ngượng ngùng hỏi lại.

“Cái chi lên?”

Thị dúi vào túi áo quần y lọ gì đó bé tí như lọ thuốc tây, đoạn nói nhỏ.

“Anh về bôi ngày hai lần nha! Trĩ ngoại nếu bôi thuốc sớm là tự hắn lên đó. Ngồi đánh cờ ít thôi, đến bữa cố gắng ra vườn hái rau mà ăn, đừng bỏ bữa hại người lắm đó. Dạo này nhìn anh gầy quá. Thương anh lắm, biết không?”

Trên đường về, nước mắt hắn chảy dài trên gò má.

SONG HÀ

Tuesday, May 23, 2017

Không rọi được


em thân yêu có biết rằng
cơn mưa vừa rửa mặt trăng sáng ngời
thăng hoa cả một bầu trời
nhưng không rọi được tới nơi anh là

(Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Thursday, April 20, 2017

Nóng

NÀY THÌ NÓNG



Nóng từ trong bếp nóng ra
Nóng từ ngã bảy, ngã ba nóng vào
Nóng sang đến tận nước Lào
Nóng ngang nóng dọc nóng trào sang Nga
Nóng sưng trái bưởi Eva
Nóng cong trái chuối, quắt cà Adam
Thương thay mấy bạn Việt Nam
Hai tay hai gấu không kham nổi mình
Không ôm gấu giận, gấu khinh
Ôm vào xì mỡ khắp mình mồ hôi
Thấy bồ như đỉa thấy vôi
Mỗi khi gái gọi, bận rồi để mai
Cơ mà nắng nóng kéo dài
Chúng mày càng khổ, lai rai còn nhiều
Bao giờ anh có người yêu
May ra lúc ấy buổi chiều có mưa.

(st)

Sunday, February 5, 2017

Trăng mờ bên suối


 

boulevard of broken dreams © 2008. Chaotic Soul :: Converted by Randomness