Monday, December 30, 2013

Tuổi thơ của người khác

Hồi nhỏ nhà tui ở ngay chợ huyện. 4 tuổi, việc tui làm xiềng nhứt là đếm tiền phụ cho nhà hàng xóm. Nhà đó hồi đó bán tạp hoá, đổ tiền thành từng đống ngồi xếp muốn lọi tay luôn. 

Sau khi đếm tiền xong, sở thích của tui là qua nhà bán đinh vít nghe cát xét bật bài Còn thương rau đắng mọc sau hè. Không hiểu sao hồi nhỏ tui rất ghiền bài này dù chả hiểu tại sao mẹ kiu cậu tới gần biểu cậu ngồi xong mẹ nhổ tóc sâu hai chị em tóc bạc như nhau. Bởi vì trong gia đình tui chỉ có con nít nhổ tóc cho người lớn chớ ít khi nào mẹ nhổ tóc sâu cho cậu lắm với lại tui cũng không có cậu nữa. Sau đó tui sẽ nghe tiếp qua bài đời tui cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, và rồi thì là chuyện tình người con gái tên Thy.

Sau khi đi lang thang đếm tiền, nghe nhạc chùa, tui sẽ lết zìa nhà. Ông nội tui dòm thấy tui bèn nói: Hôm nay thằng I rắc nó đánh thằng Cô Oét đấy con ạ! Tui đã thấy hơi bàng hoàng dù tui không biết hai thằng đó là hai thằng ôn nào hết. 

Sau đó tui đi vô cho má tui quánh chốt sổ ngày, tự nguyện, lúc thì dơ đồ lúc thì trốn ngủ trưa lúc thì nói trổng lúc thì do hát tầm bậy ai đi ngang qua cầu Bông rớt xuống sông ướt cái quần ni lông… Hồi đó tui thấy má tui luôn có lý do gì đó để phạt tui nên tui cũng quen rồi. 

Tuổi thơ thần tiên đó không kéo dài bao lăm. Má tui bắt chước Mạnh Mẫu tống cổ tui lên ở nhà bác cho gần với giấy mực sách bút chứ không được đếm tiền với hát tào lao nữa. Đó là một âm mưu thâm độc. Tui buồn quá đành phải học chữ giải sầu, đúng như kế hoạch của địch. Thật khổ tâm. Giá như ngày đó tui kiên quyết không học hành gì ráo, có lẽ giờ đã khoẻ biết mấy. 

Năm 4 tuổi, đời tui giản dị làm sao. Tui chỉ muốn có một tiệm bán đinh và một cái máy cát xét bật băng “xin sống lại tình yêu đơn sơ, rong chơi những ngày đầu chừa ba dzá miếng dừa đường mòn xưa…”

Gặp lại


Rồi một ngày ta sẽ gặp lại nhau
Tíu tít hỏi chuyện gia đình, con cái
Ôn lại ước mơ khi đầu còn xanh mái
Và chúc mừng những dự định tương lai

Nhưng ta không nhắc khoảnh khắc đã chia hai
Không ôn lại hẹn hò thời xa vắng
Không gợi lại biết bao mùa mưa nắng
Ta đã từng và sẽ ngỡ song đôi

Vẫn nụ cười xưa còn đó ở trên môi
Những cái nắm tay e dè không dám bắt
Vẫn thấy kỷ niệm đầy trong hai đôi mắt
Nhưng vội nhìn sang hàng cây ở bên đường

Ta hỏi thăm nhau những chuyện đời thường
Và không nhắc những ngày xưa yêu dấu
Đáng lẽ ta giờ có chung con cháu
Chung một chuyện đời không phải kể thành hai…

Trần Anh Khôi

Monday, December 16, 2013

Breath into me


tôi vô tình quá tôi ơi
người thân ghẻ lạnh
đất trời không thương
một mình lầm lũi một đường
cơn mưa cũng hứng
chẳng nhường đất khan
tôi vô tình đến dã man
hoa thơm chẳng ngửi
hoa tàn hít chơi
đôi chân để mặc rã rời
cứ đi cho nhuốm bụi đời lại đi

một hôm gió đến thầm thì
bị tôi hắt hủi
ướt mi ngẩn nhìn
một hôm đêm giả mẹ mìn
bị tôi bắt cóc đem dìm vào tôi

một hôm tim tôi nảy chồi
tôi đem cắt cụt làm mồi cho giun
một hôm tôi bỗng lạnh run
tôi lao xuống biển ngụt ngùn giá băng

tôi vô tình đến hung hăng
ném cuồng cho vỡ mặt trăng đáy hồ
tôi vô tình đến ngây ngô
nỗi đau chẳng biết nơi mô trong người

vô tình không biết khóc cười
dửng dưng hít thở
biếng lười nhớ nhung
tôi vô tình đến lung tung
ngu si cũng được
điên khùng cũng xong

một lần tôi vô tình mong
thế gian đi hết một vòng
rồi yêu

[Nguyễn Thế Hoàng Linh]


Monday, November 4, 2013

Giữ lại cho ấu thơ...


.....
còn điều nuối tiếc giữ cho đêm vô cùng
còn mắt biếc giữ cho mây muôn trùng
còn em ta giữ lại cho gấm nhung

còn những héo hắt thôi đừng nhớ
gió sẽ xóa đi buồn lo
giữa chiêm bao em chờ mong ta đấy chăng
còn những quấn quít mơ hồ ấy
lao xao trong phút giây
có khi em đang lãng quên tình đầy

còn gió mát giữ cho thu vàng
còn bát ngát giữ cho xuân tràn
còn xa xôi giữ cho nhau hình bóng
còn vòng tóc rối giữ cho vai em mềm
còn giấy mới giữ câu thơ ưu phiền
còn ta, ta giữ lại cho ấu thơ

còn những tháng lá che tình đấy
em xinh ngoan cho lòng say
giữ cho ta vai nồng, môi thơm nhé em
còn chút lấp lánh trong vườn nắng
ra đi em nhớ mang
nhớ khi quen nhau nắng xanh gọi thầm

ta yêu em từ khi ta bỗng xôn xao xôn xao lời hát
em quên ta từ khi mưa nắng tan nhau đưa em đường vui
.....

Sunday, October 13, 2013

Waiting on the world to change


Sunday, September 8, 2013

Bao giờ cho đến tháng Mười


Bao giờ cho đến tháng Mười
Lúa chín trên cánh đồng giông bão
Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi
Những mất mát hi sinh, khổ đau, chịu đựng
Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu

(bài thơ viết trên cánh diều)




Sunday, September 1, 2013

Tháng Chín


chào tháng Chín
de, hết thơ



Sunday, August 11, 2013

Đêm xuống phố


ở ngoài kia người quét rác
kéo lê những nhát chổi dài
có cái gì tuôn lành lạnh
không biết nỗi buồn của ai...

ngọn đèn vàng rơm rớm sáng
gù lưng
cúi mặt
co mình
thoảng tiếng thở than thảm thiết
rõ ràng của một sinh linh...

con mèo hoang rên rực buốt
màn đêm cứ thế đan dày
có một trái tim bùng cháy
nhưng rồi chợt lịm đi ngay...

Nguyễn Thế Hoàng Linh , 2001

Friday, August 9, 2013

Buồn đến bao giờ


Nắng cũng giống như đời người, có bình minh, chiều tà, hoàng hôn. Ngày xưa tôi vẫn nghĩ: mưa buồn. Bây giờ tôi mới biết nắng còn buồn hơn mưa.

(Trịnh Công Sơn)

Một bài hát cho tháng Tám, mưa mãi mưa hoài.

Thursday, August 8, 2013

Thời gian

Tôi không biết ai là người đầu tiên viết những dòng kiểu tháng x cút đi, mong tháng y đến, tháng z ơi đến rồi.

Một đứa trẻ chỉ mong cuối tuần để được đi chơi, mong ngày hè để ngủ nướng, mong giờ phim để xem hoạt hình. Một người trưởng thành thì khác. Cái đáng sợ nhất với tôi trong một tuần là lúc thức dậy và nhận ra đã là thứ 6. Tôi chợt giật mình cố nghĩ lại mình đã làm được những gì trước đó.

Tôi vẫn nghĩ một người trưởng thành là khi họ nhận thức về sự đối mặt. Không có tháng nào tệ, không có mùa nào đáng ghét, chỉ có bản thân đang bất lực.

Mỗi ngày đến, tôi nghĩ mình sẽ làm gì.

Khi bạn còn nghĩ rằng mong thời gian chóng qua, trôi khỏi cảm giác hiện tại, là lúc bạn yếu ớt và trẻ con nhất. Và thời gian luôn là thứ hoà trộn giữa sự chính xác tuyệt đối và sự tương đối kỳ lạ. Khi đi trong thang máy và lo nghĩ vẩn vơ, bạn sẽ thấy thang hôm nay nhanh lạ, nhưng nếu nhìn vào đèn báo, mọi thứ trôi một cách nặng nề chậm rãi.

Đâu có tháng nào tồi tệ. Tháng hai với những câu chuyện truyền thuyết về sự xui xẻo, lại sinh ra nhiều thiên tài. Tháng tám với những niềm vui ai đó gọi, lại cũng là mùa mưa bão. Tháng 12 lạnh lẽo, luôn đi kèm với những li trà nóng, những cuộc trò chuyện ấm cúng kéo dài. Tất cả đều ngọt ngào theo cách riêng của nó.

Tháng ngày sẽ tuần tự đến, chỉ có chúng ta có thay đổi hay không.

Source: phapsu.com

Sunday, July 28, 2013

Đêm vắng


trở về nhà trong đêm vắng
lặng đi trong tiếng ngáy đều
gõ cửa hương hoa ngoài phố
hỏi lòng mình đã xanh rêu?

ơi cảm xúc nào là thực
vui lòng toả sáng chút thôi
để thấy gì ngoài bóng tối
khi lần nữa đối diện tôi

gọi em bằng không gì cả
để em không phải giật mình
nằm xuống nghe trong ngực gió
xạc xào tìm chốn hồi sinh

và nghe tiếng không đập cánh
của con muỗi đậu trên tường
dù nó thật không tồn tại
thì câu chữ đã toả hương

này mi đừng hòng che giấu
nỗi cô đơn của muôn loài
cứ mở nó ra và ngửi
màu bay hơi để nguôi ngoai

Nguyễn Thế Hoàng Linh

Sunday, July 21, 2013

How to work on weekends without loosing your soul and your friends

When you are a freelancer, an entrepreneur, a visionary or just a guy who aspires stuff, chances are, you are consequently working on weekends. Bill Watterson, comic artist of “Calvin and Hobbes” back in the 80's said:

"Weekends do not count unless you spend them 
doing something completely pointless."

Relaxing happens when you do things, without expecting a certain outcome. Relaxing will get your creative juices flowing. You will rarely have world changing ideas while sitting on your desk. You might have them while drinking with your friends, traveling, running or smoking a cigarette. I’m talking about moments that allow you to shut down the noise in your head. Moments that enable you to stop your thoughts from running through your brain like trains through a railway station. We often underestimate the importance of these moments.

Gertrude Stein once said:

"It takes a lot of time to be a genius. 
You have to sit around so much, doing nothing, really doing nothing."

When is the last time you were on a bus stop and didn’t check out your mails or poke some people on facebook? When is the last time you just did nothing?

If you are like me and can’t answer this question with ease, you are definitely not taking enough breaks.

The “great it’s Sunday” Fallacy

Let’s see if the following situation sounds familiar to you. You wake up and think, “ohhh great! I will just answer some mails and finish this website`s footer before I take the dog for a walk”. You start your computer, write some mails, open your browser…

… suddenly two hours have passed. It feels like you leapt through time. Instead of focusing on the important stuff like getting those mails done and finishing the footer of the website as you initially intended, you ended up browsing on facebook, twitter and other channels instead.

What happened? You lost focus.

Keeping focus: The 1 charge cycle

Try this: on Friday evening, charge your battery to 100%. Your job is to survive the weekend with this fully charged battery. If you have an old laptop, bargain yourself some time and get a new one.

What’s the result? In limiting your time, you will be more focused and you will have to work much more efficiently. This approach forces you to focus on the essence. You will automatically prioritize your tasks and you won’t be a victim of the “I’m coming honey! Be there in 1 minute” - Phenomena.

Unfortunately I don’t have a solution for Desktop owners yet but feel free to share your ideas.

Let me know if it works for you

Source: medium.com

Monday, July 1, 2013

Tôi trích gì khi đọc "Tôi nói gì khi nói về chạy bộ"


CHƯƠNG 1 - AI ĐỊNH CƯỜI MICK JAGGER?

Chỉ cần tôi có thể chạy được một cự ly nào đó thì tôi chẳng quan tâm gì hơn. Thỉnh thoảng tôi chạy nhanh khi thích, nhưng nếu tăng tốc thì tôi lại giảm thời gian chạy, vấn đề là để niềm hồ hởi tôi cảm thấy vào cuối mỗi lần chạy kéo dài qua ngày hôm sau. Đây cũng chính là kiểu chiến thuật tôi cho là cần thiết khi viết một cuốn tiểu thuyết. Tôi dừng lại mỗi ngày đúng vào lúc tôi cảm thấy mình có thể viết nữa. Cứ làm vậy, thì công việc ngày hôm sau sẽ diễn ra trôi chảy đến lạ lùng. Tôi cho là Ernest Hemingway cũng đã làm gần giống như thế. Để đi tiếp, ta phải duy trì nhịp điệu. Đây là điều quan trọng đối với những công trình lâu dài. Một khi ta đã dẫn tốc độ rồi thì mọi thứ còn lại sẽ theo sau. Vấn đề là làm sao cho bánh đà quay ở một tốc độ đã định - và để đến được thời điểm đó ta cũng phải tập trung và nỗi lực hết sức mình.

Hầu hết người chạy bình thường được kích bẩy bởi một mục tiêu cá nhân hơn bất cứ gì khác: ấy là một mức thời gian mà y muốn vượt qua. Chỉ cần có thể chinh phục được mức thời gian ấy là y sẽ cảm thấy mình hoàn thành được cái y đã bắt tay làm, còn nếu không làm được, lúc ấy y sẽ cảm thấy mình chưa hoàn thành. Dù y không phá được kỷ lục thời gian mình mong muốn, song miễn sao y có được cái cảm giác mãn nguyện là đã làm hết sức mình – và có lẽ, đã có một khám phá có ý nghĩa nào đó về bản thân trong quá trình ấy – thì tự điều ấy đã là một sự hoàn thành, một cảm xúc tích cực y có thể mang theo qua cuộc đua kế tiếp.

Bắt đầu có một cảm giác thất vọng rằng tất cả công sức của tôi đã không được đền đáp, rằng có cái gì đó đang cản trở tôi, như một cánh cửa mọi ngày vẫn mở rộng bỗng đóng sầm trước mặt tôi. Tôi gọi tình trạng này là nỗi buồn người chạy.

... đây là kinh nghiệm đầu tiên của tôi về chuyện già đi, và những cảm xúc tôi có nữa, tất cả đều là những cảm xúc lần đầu. Nếu đó là thứ gì tôi đã kinh qua trước đây thì tôi đã có thể hiểu dễ dàng hơn, nhưng vì đây là lần đầu tiên nên tôi không thể. Tạm thời tôi chỉ có thể làm mỗi một điều là tạm hoãn bất kỳ đánh giá chi tiết nào và chấp nhận mọi sự như thế. Cũng giống như tôi chấp nhận bầu trời, những đám mây, và dòng sông. Và còn có cả cái gì hồ như hài hước nơi toàn bộ chuyện ấy, cái gì đấy ta không muốn vứt bỏ hoàn toàn.

Hãy thứ lỗi cho tôi khi nói điều hiển nhiên, nhưng thế giới này hình thành từ đủ mọi hạng người. Người khác có giá trị riêng của họ để sống theo, điều đó cũng đúng đối với tôi. Những khác biệt ấy làm nảy sinh bất đồng, và sự kết hợp các bất đồng này lại có thể làm nảy sinh những ngộ nhận còn lớn hơn. Kết quả là, đôi khi người ta bị chỉ trích sai. Dĩ nhiên rồi. Bị hiểu lầm hay chỉ trích thì chẳng mấy vui vẻ, mà đúng hơn là một kinh nghiệm cay đắng làm người ta bị tổn thương sâu sắc.

Dù sao, khi già đi, tôi dần dần nhận ra rằng kiểu đau lòng và tổn thương này là một phần tất yếu của cuộc sống. Cứ nghĩ mà xem, chính bởi con người ta khác với mọi người mà họ có thể tạo ra cái tôi độc lập riêng của mình. Lấy tôi làm ví dụ. Chính nhờ cái khả năng phát hiện ra một số khía cạnh của một cảnh quan mà người khác không thể, cảm thấy khác với người khác và chọn lựa từ ngữ khác với từ ngữ của họ mà tôi có thể viết những câu chuyện chỉ của tôi mà thôi. Chính vì vậy mà ta có một tình trạng khác thường là rất nhiều người đọc cái tôi đã viết. Vậy nên cái thực tế tôi là tôi chứ không phải ai khác là một trong những vốn quý lớn nhất của tôi. Tổn thương về mặt cảm xúc là cái giá một người phải trả để được độc lập.


Khi tôi bị chỉ trích không đúng (ít nhất thì cũng theo quan điểm của tôi), hoặc khi ai đó mà tôi tin chắc sẽ hiểu tôi nhưng lại không hiểu, tôi bỏ đi chạy bộ lâu hơn thường lệ một chút. Chạy lâu hơn thì cũng giống như là tôi giải tỏa được về mặt thể chất cái phần bất mãn ấy trong tôi. Điều đó cũng khiến tôi một lần nữa nhận ra mình yếu đuối như thế nào, các khả năng của mình hạn chế ra sao.


Tôi âm thầm thẩm thấu những thứ tôi có thể, giải tỏa chúng đi sau đó, và trong một hình thức biến đổi có thể, như một phần của cốt truyện trong một cuốn tiểu thuyết.

Bị ai đó không thích, căm ghét và xem thường không hiểu sao lại có vẻ là điều tự nhiên hơn.

Mình đã già đi, thời gian đang tính sổ với mình. Chuyện đó chẳng phải lỗi ai cả. Đấy là luật chơi. Cũng như sông chảy về biển, già đi và chậm lại chỉ là một phần của cảnh sắc thiên nhiên, mình phải chấp nhận nó. Có thể nó không phải là một quá trình thú vị gì lắm. Nhưng dù sao thì tôi có được lựa chọn chăng?

CHƯƠNG 2 - MẸO TRỞ THÀNH TIỂU THUYẾT GIA CHẠY BỘ

... cách duy nhất để hiểu cái gì thực sự công bằng là biết nhìn xa về mọi sự

Nói cách khác, hãy cùng nhìn thẳng: đời cơ bản là không công bằng. Nhưng ngay cả trong một tình huống bất công, tôi nghĩ vẫn có thể tìm thấy một kiểu công bằng nào đó. Dĩ nhiên, điều này đòi hỏi thời gian và công sức. Và có lẽ xem ra cũng không đáng vậy. Tùy mỗi người quyết định xem nó có đáng hay không.

... một người dù có ý chí mạnh thế nào chăng nữa, dù y có ghét thất bại bao nhiêu chăng nữa, song nếu đó là một hoạt động y không thật sự để tâm, y sẽ không duy trì nó được lâu. Cho dù y có làm, điều đó cũng sẽ không có lợi cho y.

CHƯƠNG 3 - ATHENS GIỮA MÙA HÈ – LẦN ĐẦU CHẠY 26,2 DẶM

Có ba lý do khiến tôi thất bại. Tập luyện không đủ. Và tập luyện không đủ. Ngắn gọn thế thôi. Không đủ rèn luyện tổng quát, cộng với không chịu giảm cân. Vô tình, tôi đã nuôi một kiểu thái độ kiêu mạn, tin chắc rằng chỉ một lượng tập luyện kha khá là đủ để tôi làm tốt rồi. Bức tường phân cách giữa tự tin đúng đắn và kiêu hãnh vô căn cứ khá là mong manh. Khi tôi còn trẻ, có lẽ là một khối lượng tập luyện tàm tạm là đủ để tôi chạy một cuộc đua marathon. Không ép mình tập luyện thì tôi cũng đã có thể trông cậy vào sức lực mình tích lũy được để vượt qua và chạy với quãng thời gian khá. Đáng buồn là, dù sao, tôi không còn trẻ nữa. Tôi đang đến cái tuổi khi ta thực sự chỉ có được cái mà ta đã trả giá.

Không – quên bia đi. Và quên cả mặt trời đi. Quên gió. Quên cả bài báo mình phải viết. Chỉ tập trung vào việc đưa hai bàn chân mình tới trước, bàn chân này tiếp bàn chân kia. Đó là điều duy nhất quan trọng.

Tới đâu như dặm thứ hai mươi ba thì tôi bắt đầu căm ghét mọi thứ. Đủ rồi! Sức lực của mình đã cạn sạch rồi, mình không muốn chạy nữa. Tôi cảm thấy như mình đang lái một chiếc xe hết xăng. Tôi muốn uống nước, nhưng nếu dừng ngay đây để uống chút nước thì tôi không tin mình có thể tiếp tục chạy. Tôi sắp chết khát nhưng không còn đủ sức để uống nước nữa. Khi những ý nghĩ này lướt qua đầu, tôi dần trở nên giận dữ. Giận lũ cừu đang nhởn nhơ gặm cỏ nơi lô đất trống bên đường, giận gã nhiếp ảnh đang ngồi trong xe chụp hình ra. Tiếng cái cửa chập làm tôi điên tiết lên. Dù sao thì ai cần nhiều cừu thế chứ? Nhưng việc bấm cửa chập là việc của gã nhiếp ảnh, cũng như nhai cỏ là chuyện của lũ cừu, vậy nên tôi chẳng có quyền gì mà kêu ca. Ấy thế mà, toàn bộ chuyện ấy thực sự làm tôi bực bội không dứt.

“Chỉ một dặm nữa thôi. Cố lên!” gã biên tập trong xe hồ hởi la lên. Anh nói thì dễ lắm, tôi muốn quát lại, nhưng không. Mặt trời rõ ràng đang thiêu đốt. Chỉ mới hơn chín giờ sáng mà tôi cảm thấy như đang ngồi trong lò lửa. Mồ hôi tràng vào mắt tôi. Muối làm tôi cay rát, và trong chốc lát tôi không thấy được gì cả. Tôi đưa tay lau mồ hôi, nhưng cả bàn tay và mặt tôi cũng đầy cả muối, nó làm mắt tôi còn rát hơn.

Tôi vui mừng khi thấy vạch đích, rõ ràng là thế rồi, nhưng sự đột ngột ấy không hiểu sao làm tôi điên tiết. Vì đây là chặng cuối của đường chạy, tôi muốn có một nỗ lực cuối cùng, mãnh liệt là chạy nhanh hết sức mình, nhưng hai chân tôi lại có suy nghĩ riêng của chúng. Tôi hoàn toàn không nhớ làm sao để vận động cơ thể mình. Tất cả các cơ bắp của tôi có cảm giác như đã bị một cái bào han gỉ bào đi mất.

Tôi ngồi trong quán cà phê làng nốc bia Amstel lạnh. Nó có mùi vị thật tuyệt vời, nhưng không thể nào tuyệt bằng mùi vị đã tưởng tượng trong lúc chạy. Không có gì trong thế giới thực lại đẹp đẽ như những ảo ảnh của một kẻ sắp bất tỉnh.

Tôi đã tưởng sẽ tự hào về cái mình đã làm được, nhưng ngay lúc này tôi không còn bận tâm nữa. Điều làm tôi hạnh phúc ngay lúc này đây là biết rằng mình không phải chạy thêm một bước nào nữa.

Phù! – Mình không phải chạy nữa.

Tôi cho là có một vài kiểu quá trình không cho phép bất kì sự thay đổi nào. Nếu ta phải làm một phần của quá trình đó, tất cả những gì ta có thể làm là thay đổi – hay đúng hơn là làm biến dạng – chính bản thân mình trong sự lặp lại kiên trì ấy, và biến quá trình đó thành một phần tính cách của chính mình.

CHƯƠNG 4 - PHẦN LỚN NHỮNG GÌ TÔI BIẾT VỀ VIẾT TRUYỆN LÀ DO HỌC ĐƯỢC TỪ CHẠY BỘ MỖI NGÀY

Nếu tôi lấy bận bịu làm cái cớ để không chạy, tôi sẽ không bao giờ chạy lại được nữa. Tôi chỉ có một ít lý do để tiếp tục chạy, và vô số lý do để bỏ. Tất cả những gì tôi có thể làm là giữ cho một ít lý do đó được đánh bóng đẹp đẽ.

Phần lớn những gì tôi biết được về viết lách là tôi học được từ việc chạy bộ mỗi ngày. Đó là những bài học thực tiễn, cụ thể. Tôi có thể thúc ép mình đến đâu? Nghỉ ngơi chừng nào là thích hợp – và chừng nào thì quá nhiều? Tôi có thể đưa được một cái gì tới đâu mà vẫn giữ được nó đúng độ và nhất quán? Khi nào thì nó trở nên thiển cận và cứng nhắc? Tôi phải ý thức được thế giới bên ngoài đến mức nào, và tôi phải tập trung vào thế giới nội tâm mình chừng nào? Tôi phải tự tin ở những khả năng của mình đến chừng mực nào, và khi nào thì tôi nên bắt đầu tự hoài nghi chính mình?

CHƯƠNG 5 - DÙ CHO HỒI ẤY TÔI CÓ ĐUÔI TÓC DÀI ĐI NỮA

Đây là một ý kiến cũ rích, nhưng người ta nói: nếu có gì đó đáng làm thì nó đáng để ta cố gắng hết sức – hay trong một số trường hợp là vượt quá cả sự cố gắng hết sức của ta.

CHƯƠNG 6 - KHÔNG AI ĐẬP BÀN NỮA, CHẲNG AI NÉM TÁCH NỮA

...khi một hành động lệch khỏi cái thông thường song vẫn không vi phạm các giá trị cơ bản, ta sẽ mong nó cho ta một kiểu tự nhận thức đặc biệt nào đó. Nó phải thêm vào vài yếu tố mới vào kho của ta để ta hiểu mình là ai. Và kết quả là, quan niệm sống của ta, màu sắc và hình dạng của cái quan niệm sống đó, phải biến chuyển.

Mình không phải là người. mình là một cái máy. Mình không cần phải làm gì cả. cứ tiến lên phía trước.

Đó là điều tôi đã tự nhủ. Đó gần như là tất cả những gì tôi nghĩ đến, và đó là cái giúp tôi qua được. nếu tôi là một người sống bằng xương bằng thịt thì tôi đã có thể gục xuống vì đau. Dứt khoát có một tồn tại gọi là tôi ở ngay đó. Và đi kèm tồn tại đó là một ý thức – bản ngã. Nhưng lúc đó, tôi phải buộc mình nghĩ rằng những thứ ấy không gì hơn là những quy ước dễ chịu. Đó là một kiểu suy nghĩ kỳ lạ và dứt khoát là một cảm giác rất kỳ lạ - ý thức cố phủ định ý thức. Ta phải ép mình vào một chốn vô tri. Một cách bản năng tôi nhận ra rằng đây là cách duy nhất để qua khỏi.

Cũng hệt như đời sống của chúng ta. Chẳng phải vì có một cái kết thúc mà tồn tại là có ý nghĩa. Một điểm kết thúc chẳng qua là được dựng lên như một cột mốc tạm thời, hay có lẽ như một ẩn dụ gián tiếp cho bản chất trôi chảy của sự tồn tại.

CHƯƠNG 7 - MÙA THU Ở NEW YORK

Cái bóng đen đã biến mất hay chưa? Hay là nó vẫn còn bên trong tôi, lẩn khuất, chờ thời cơ lộ diện lại? 

Tôi đã nhìn sâu bên trong mình, cố phát hiện ra cái gì đó có thể ở đấy. Nhưng như ý thức ta là một mê hồn trận, cơ thể ta cũng thế. Ta quay sang đâu cũng là bóng tối, và một điểm mù. Đâu ta cũng thấy những dấu hiệu lặng câm, đâu cũng có một bất ngờ chờ ta.

CHƯƠNG 8 - 18 TUỔI ĐẾN KHI TÔI CHẾT

Trong hầu hết trường hợp, học được cái gì quan trọng trong đời cũng đòi hỏi một nỗi đau thể xác.

Tôi không cần biết người khác nói gì – chỉ vì bản tính của tôi là vậy, cách của tôi là thế. Như bọ cạp đốt, ve sầu bám vào cây, cá hồi bơi ngược dòng về nơi chúng sinh ra, và vịt hoang kết bạn tình suốt đời.

Tôi ngước nhìn bầu trời, tự hỏi không biết mình có thoáng thấy lòng nhân từ trên đó không, nhưng tôi không thấy. Tất cả những gì tôi thấy là những đám mây mùa hè hững hờ trôi trên bầu trời Thái B́nh Dương. Và chúng chẳng có gì để nói với tôi cả. Mây bao giờ cũng ít nói. Tôi có lẽ không nên nhìn lên chúng. Cái tôi nên nhìn là bên trong tôi. Như nhìn đăm đăm vào một cái giếng sâu. Tôi có thể nhìn thấy lòng nhân từ dưới đấy không? Không, tất cả những gì tôi nhìn thấy là bản tính của chính mình. Bản tính riêng biệt, cứng đầu, bất hợp tác, thường nghĩ quá nhiều về mình mà vẫn còn hoài nghi chính nó – bản tính mà, khi rắc rối xảy ra, cố tìm thấy cái gì ấy vui vẻ, hay cái gì đó gần như ngộ nghĩnh, nơi tình huống đó. Tôi đã mang theo tính cách này như một cái va li cũ, trên một con đường dài bụi bặm. Tôi không mang nó theo vì tôi thích nó. Cái chứa đựng bên trong quá trĩu nặng,và nó trông nhếch nhác, sờn rách loang lổ. Tôi đã mang nó theo mình vì không có gì khác tôi phải mang.

CHƯƠNG 9 - ÍT RA ÔNG ẤY KHÔNG BAO GIỜ CUỐC BỘ

...do lỗi lầm và khiếm khuyết của ta gần như vô tận, tốt nhất ta nên nhận thức ra những ưu điểm của mình và học cách xoay xở với cái mình có.

Dù tôi có già đi bao nhiêu đi nữa, nhưng chừng nào tôi vẫn còn sống thì tôi vẫn còn luôn khám phá ra cái gì đó mới mẻ ở bản thân.

Phẩm chất kinh nghiệm của ta không dựa trên các tiêu chuẩn như thời gian hay thứ hạng, mà là cuối cùng ta nhận ra được tính trôi chảy ở chính hành động. Nếu mọi chuyện suôn sẻ thì là thế đấy.

Dù nó có ích lợi cho cái gì hay không, tuyệt vời hay hoàn toàn không, nghĩ đến tận cùng thì điều quan trọng nhất là cái ta không thể nhìn thấy mà có thể cảm thấy trong tim mình. Để hiểu được cái gì giá trị, đôi khi ta phải có những hành động có vẻ như chẳng tới đâu. Nhưng ngay cả những hoạt động xem ra vô nghĩa cũng không phải đương nhiên là kết cục như thế.

Từ thất bại và niềm vui, tôi luôn cố gắng bước ra sau khi đã hiểu thấu một bài học cụ thể. (Nó phải là cụ thể, dù có nhỏ nhoi như thế nào chăng nữa). Và tôi hy vọng rằng theo thời gian, khi cuộc đua này tiếp cuộc đua khác, cuối cùng tôi sẽ đến được một nơi mà tôi hài lòng. Mà cũng có thể chỉ thoáng thấy nó.

----------------------------------------

Trích Haruki Murakami - "Tôi nói gì khi nói về chạy bộ"

"Nhan đề cuốn sách được lấy từ nhan đề một tập truyện ngắn của một nhà văn tôi yêu quý, Raymond Carver, Mình nói gì khi mình nói chuyện tình (What we talk about when we talk about love)."

Wednesday, June 5, 2013

McDonald’s theory

I use a trick with co-workers when we’re trying to decide where to eat for lunch and no one has any ideas. I recommend McDonald’s.

An interesting thing happens. Everyone unanimously agrees that we can’t possibly go to McDonald’s, and better lunch suggestions emerge. Magic!



It’s as if we’ve broken the ice with the worst possible idea, and now that the discussion has started, people suddenly get very creative. I call it the McDonald’s Theory: people are inspired to come up with good ideas to ward off bad ones.

This is a technique I use a lot at work. Projects start in different ways. Sometimes you’re handed a formal brief. Sometimes you hear a rumor that something might be coming so you start thinking about it early. Other times you’ve been playing with an idea for months or years before sharing with your team. There’s no defined process for all creative work, but I’ve come to believe that all creative endeavors share one thing: the second step is easier than the first. Always.

Anne Lamott advocates “shitty first drafts,” Nike tells us to “Just Do It,” and I recommend McDonald’s just to get people so grossed out they come up with a better idea. It’s all the same thing. Lamott, Nike, and McDonald’s Theory are all saying that the first step isn’t as hard as we make it out to be. Once I got an email from Steve Jobs, and it was just one word: “Go!” Exactly. Dive in. Do. Stop over-thinking it.

The next time you have an idea rolling around in your head, find the courage to quiet your inner critic just long enough to get a piece of paper and a pen, then just start sketching it. “But I don’t have a long time for this!” you might think. Or, “The idea is probably stupid,” or, “Maybe I’ll go online and click around for—”

No. Shut up. Stop sabotaging yourself.

The same goes for groups of people at work. The next time a project is being discussed in its early stages, grab a marker, go to the board, and throw something up there. The idea will probably be stupid, but that’s good! McDonald’s Theory teaches us that it will trigger the group into action.

It takes a crazy kind of courage, of focus, of foolhardy perseverance to quiet all those doubts long enough to move forward. But it’s possible, you just have to start. Bust down that first barrier and just get things on the page. It’s not the kind of thing you can do in your head, you have to write something, sketch something, do something, and then revise off it.

Not sure how to start? Sketch a few shapes, then label them. Say, “This is probably crazy, but what if we.…” and try to make your sketch fit the problem you’re trying to solve. Like a magic spell, the moment you put the stuff on the board, something incredible will happen. The room will see your ideas, will offer their own, will revise your thinking, and by the end of 15 minutes, 30 minutes, an hour, you’ll have made progress.

That’s how it’s done.

Source: medium.com

Tuesday, June 4, 2013

What it's like to die

Six months ago, I died.

I have no recollection of the event, but I’ve heard the story retold so many times that I may as well have seen it all. I was at the gym in my apartment complex with my roommate, Sam. I was running on the treadmill when I turned and told him I was going to faint. I collapsed and fell onto the still-moving belt, which tore the skin off my knee and pushed me onto the floor. Sam was shocked. He called for help. A personal trainer and her client ran over, called an ambulance, and assisted Sam in giving me CPR while my body slowly drained of color.

My heart had gone into ventricular fibrillation. “Vfib”, as I heard numerous doctors call it, is an type of arrhythmia–a series of irregular electrical signals in the ventricle chamber of the heart. Instead of beating normally, the walls quiver erratically, like they’re having a seizure . The heart quickly becomes unable to pump blood to other organs. I had suffered from what is officially, and somewhat morbidly, termed “Sudden Cardiac Death”.

The paramedics arrived and walked slowly down the length of the pool to the gym. This was procedure, they later told me; they didn’t want to run and cause alarm. When they reached me, they defibrillated my heart by strapping patches to my abdomen and running a strong electrical current through my body. I was told that after the first administration my heart had remained in arrhythmia. After the second, it started beating regularly.

For those 4 minutes and 30 seconds, I was clinically dead.

I spent the next two days in a coma while the doctors cooled my body to 32 degrees in order to avoid brain damage. During this time I developed a pulmonary embolism and pneumonia. Whenever I visit a doctor now they are always surprised–“each of those alone could have killed you, it’s a miracle you survived all three!” I survived by sitting through hours of MRIs with oxygen in my nose, three IV’s in my arm and ten pills a day for weeks. Sam and my two mothers, Laurie and Kerrie, rarely left my side.

-----------------------------------------

The stories you hear about people dying usually end with tunnels, lights, flashbacks, God, and big epiphanies. That isn’t what happened to me.

After finally regaining enough consciousness to understand my situation, I sat for hours staring at the hospital walls. I didn’t have any life changing realizations. I wasn’t regretful. In fact, I couldn’t think of anything in my life I wanted to change at all. Being trapped alone in that sterile room with wires hanging off my chest only made me think about everything in my life I wanted back.

Most people I tell this story to think I’m unlucky because I had a cardiac arrest at 21 years old. But I don’t think so. Only five percent of people who suffer ventricular fibrillation out of the hospital survive. Of those that do survive, more than half of them have brain damage. That means only two and a half percent fully recover. Not only did I fully recover, but I did so in the company of the people closest to me.

If there is one lesson I took away from the experience, it is not to “live life to the fullest” or “have no regrets”. It is to feel lucky. Feeling lucky means you are appreciating the things in your life that sometimes go unnoticed. It means you are achieving more than think you deserve. Feeling lucky requires a certain humility we often lose sight of.

For me, it took losing everything to remember how lucky I am.


Sunday, June 2, 2013

Nhìn những mùa thu đi


"Mỗi ngày sống qua là mỗi ngày thấy sự bình an sa sút đi một chút.
Tâm hồn cũng hư hao đi nhiều" - Trịnh Công Sơn

Trong nắng vàng chiều nay
Anh nghe buồn mình trên ấy
Chiều cuối trời nhiều mây
Đơn côi bàn tay quên lối
Đưa em về nắng vương nhè nhẹ

Đã mấy lần thu sang
Công viên chiều qua rất ngắn
Chuyện chúng mình ngày xưa
Anh ghi bằng nhiều thu vắng
Đến thu này thì mộng nhạt phai


Sunday, May 26, 2013

9 Reasons it’s time to move on

It happens to you slowly as you grow.  You discover more about who you are and what you want, and then you realize that there are changes you need to make.  The lifestyle you’ve been living no longer fits.  The people you’ve known forever no longer see things the way you do.  So you cherish all the great memories, but find yourself moving on

Here are nine reasons it’s time…
1. You can learn from your history, but you can’t live in it. – You can clutch the past so tightly to your chest that it leaves your arms too full to embrace the present.  Sometimes we avoid experiencing where we are because we have developed a belief, based on past experiences, that it is not where we should be or want to be.  But the truth is, where you are now is exactly where you need to be to get to where you want to go tomorrow. Read The Power of Now.
2. Some things aren’t meant to be. – Everything from your past does not belong in your present.  To hold onto relationships and circumstances that have already moved on without you is to stay stuck in a place and time that no longer exists.  Moving on doesn’t mean you completely forget the wonderful things from your past, it just means that you find a positive way of surviving without them in your present.
3. Life is shorter than is often seems. – While you are complaining about all the little problems in your life, somebody is desperately fightingfor their right to live.  You own every minute that you pass through, and that it is up to you to make the best use of each one of them.  Because someday, suddenly, there will be no more minutes.
4. Holding on to pain is self abuse. – Your past has given you the strength and wisdom you have today, so celebrate it.  Don’t let it haunt you.  Replaying a painful memory over and over in your head is a form of self abuse.  Toxic thoughts create a toxic life.  Make peace with yourself and your past.  When you heal your thoughts, you heal the health of your happiness.  So stop focusing on old problems and things you don’t want in your future.  The more you think about them, the more you attract what you fear into your everyday experiences – you become your own worst enemy.  Read Full Catastrophe Living.
5. Some things are out of your control. – No matter what happens, no matter the outcome, you’re going to be just fine.  Let the things you can’t control, happen.  Allow the universe to bless you in surprising and joyful ways.  What if, instead of pushing so hard to make life happen, you decided to let go a little and allow life to happen to you?  What if, instead of trying to always be in control, you sometimes surrendered control to something bigger than yourself?  What if, instead of working so hard to figure out every last answer, you allowed yourself to be guided to the solution in perfect timing?
6. The past never changes. – You can spend hours, days, weeks, months, or even years sitting alone in a dark room, over-analyzing a situation from the past, trying to put the pieces together, and justifying what could’ve or sould’ve happened.  Or you can just leave the pieces in the dark and walk out the front door into the sunlight to get some fresh air.
7. Moving on creates positive change. – You may blame everyone else and think, “Poor me!  Why do all these crappy things keep happening to me?”  But the only thing those scenarios all have in common is YOU.  And this is good news, because it means YOU alone have the power to change things, or change the way you think about things.  There is something very powerful and liberating about surrendering to change and embracing it – this is where personal growth and evolution reside.  Read The Noticer.
8. New opportunities are out there waiting for you. – Nobody gets through life without losing someone they love, something they need, or something they thought was meant to be.  But it is these losses that make us stronger and eventually move us toward future opportunities.  Embrace these opportunities.  Enter new relationships and new situations, knowing that you are venturing into unfamiliar territory.  Be ready to learn, be ready for a challenge, and be ready to experience something or meet someone that just might change your life forever.
9. The world needs you to let your light shine. – The powers above added one more day in your life today, not necessarily because you need it, but because the world still needs you to let your light shine.  So starting today, fall in love.  Not necessarily with a person, but with an aim, an ambition, a passion.  What would be your reason to wake up every morning with a smile?  That’s what you need to start working on today.
Source: myrandomstuff

Saturday, May 11, 2013

The butterfly circus

Monday, April 22, 2013

Những gì đã bay qua bầu trời


Những lều bạt, những ván chợ bỏ hoang khiến tôi bơ vơ một lúc. Dọc theo con đường cái, tôi đi miết. Hình như khi đi theo một con đường thì tôi sẽ không bao giờ dừng lại được nữa, vì con dường cứ kéo dài ra mãi, ra đến muôn trùng. 

Ông lão ăn xin sẽ dừng ở đâu? Có lẽ ông lão sẽ đi cho đến hồi không thể đi được. Nơi đó sẽ là nơi ông lão dừng lại. Vậy thì bao giờ ông mới đi ngược trở lại để về quê nhà, để tôi còn có cơ hội gặp lại cháu ông? Có lẽ lúc đó tôi sẽ đủ can đảm để xin lỗi nó. Tôi sẽ dẫn nó về nhà và cho nó một con dế khác. Nó sẽ không còn vênh mặt lên nhìn tôi nữa, mà sẽ nói: "Tao đã quên rồi". 

- Có thật không? Tôi hỏi lại. 

Nó nói: 

- Mày có đáng gì để tao nhớ chứ! 

Thế là bọn tôi gây lộn với nhau. 

Nhưng tất cả chỉ là tưởng tượng thôi. Không hiểu sao, tôi cứ nghĩ nó không thể quên được chuyện đó. 

Trên đường dẫn ông lão đi, hẳn nó sẽ nói: 

- Bọn chúng đều xấu cả. Bọn chúng tranh giành những con dế, những khu vườn với con. 

Rồi hai ông cháu họ vui vẻ dấn bước. Càng đi, họ càng rời xa tôi mãi, càng bước gần hơn với khu vườn của họ. Tôi vĩnh viễn đứng bên đây, hun hút xa cùng với nỗi ân hận. 

Bố tôi vẫn nói, khi nhìn theo bóng một người mà ta không thể quên được, chúng ta sẽ thấy "nỗi nhớ" của mình.

....


Hàng đêm, tôi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ vừa "nhìn" ra khu vườn vừa tưởng tượng. Tôi biết mình sẽ không bao giờ quên được, vì tôi vẫn còn nhớ lắm. 

Tôi nhớ tất cả những gì đã bay qua bầu trời của tôi. 

Tôi nhớ từng bông hoa, từng mùa mưa nắng, từng rẻo đất... 

Bố tôi nói cần phải gieo những hạt mầm vào khu vườn; nhưng tôi cũng biết, mỗi một gương mặt là một hạt mầm gieo vào trí tưởng tượng của tôi. Tôi có nhiều khuôn mặt không ngừng mọc lên, những khuôn mặt buồn vui, những khuôn mặt đẹp nhất. 

Nhiều lần tôi đã hỏi bố, tại sao người ta không nhớ một bàn tay ai đó mà phải là khuôn mặt trước tiên. Bố nói bởi vì trên đó có đôi mắt. Chúng ta không thể nhìn ai đó mà không nhìn vào đôi mắt họ. Một đôi mắt sẽ cho ta biết họ yêu mến điều gì, và quan trọng hơn nữa, họ đã hy sinh cho điều gì.

trích "vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ"
nguyễn ngọc thuần

Friday, April 19, 2013

Chuyện tình của nhà văn Kim Dung

Khi du lịch Hong Kong, hướng dẫn viên bản địa sẽ giới thiệu với du khách một ngôi biệt thự đồ sộ trên sườn núi Thái Bình, khu nhà ở của bậc tỷ phú Hong Kong, với giọng nói đầy ngưỡng mộ: “Đây là ngôi nhà của nhà văn Kim Dung”.

Nhà văn Kim Dung

Rất nhiều người đã nghiên cứu “phong thủy”của ngôi nhà trên, nhằm giải thích nguyên nhân phát tích của “đại hiệp” Kim Dung.

Kim Dung cùng với Cổ Long và Lương Vũ Sinh, được gọi là “Võ hiệp tam đại gia”. Ông đã góp công lớn đưa thể loại văn chương võ hiệp từ tiểu thuyết dân dã bước lên lâu đài của nền văn học Trung Hoa hiện đại, trở thành nhà văn lớn ngang danh Ba Kim, Băng Tâm. Ngoài sự nghiệp văn chương, ít ai biết ông còn có một cuộc tình lãng mạn…

Người đưa tiểu thuyết võ hiệp vào sách giáo khoa

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung. Bút danh đó là do tên ông chiết từ thành 2 chữ mà ra. Ông sinh năm 1924, trong danh môn vọng tộc ở huyện Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Từ năm 1948, ông định cư và xây dựng sự nghiệp ở Hong Kong.

Ông không viết nhiều như các đồng nghiệp khác. Năm 1955, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên Thư Kiếm Ân Cừu Lục, đến năm 1974 viết cuốn Lộc Đỉnh Ký, rồi gác bút ở tuổi 48. Ông đã lấy 14 chữ đầu tên các cuốn sách của mình đặt thành câu đối như sau:

Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc;
Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên

Câu đối trên được khắc sau tượng Kim Dung, dựng trên đảo Đào Hoa, tỉnh Chiết Giang (quê hương “Đông tà” Hoàng Dược Sư trong pho truyện Anh Hùng Xạ Điêu). 14 tác phẩm trên cộng thêm cuốn Việt Nữ Kiếm, như vậy tổng số tác phẩm Kim Dung là 15 cuốn. Trích đoạn Tuyết Sơn Phi Hồ đã được chọn trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông ở Trung Quốc.

Ngoài tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung còn viết nhiều bài thể loại phóng sự, bình luận, khảo cứu. Ông còn là một học giả uyên thâm, được phong nhiều học vị danh dự. Mặc dù đã được cấp bằng tiến sĩ văn học danh dự nhờ cuốn Lộc Đỉnh Ký, nhưng ông không thỏa mãn. Năm 2005, ông lập kỷ lục Guinness đậu bằng tiến sĩ lịch sử thực thụ trường đại học Cambridge (Anh) ở tuổi 81 với luận văn “Bàn về chế độ kế thừa ngai vàng thời thịnh Đường”. Năm 1959, ông sáng lập và làm chủ bút tờ Minh Báo, về sau phát triển thành Tập đoàn Minh Báo lên sàn chứng khoán, do ông làm chủ tịch HĐQT. Trong làng văn chương Hoa ngữ, viết văn mà trở thành tỷ phú, có lẽ chỉ có Kim Dung!

“Giấc mộng đêm hè” của đại hiệp Kim Dung

Người đời thường nói : “Đắc ý trên thương trường, thất bại trên tình trường”. Kim đại hiệp ngang dọc giang hồ, nhưng tình yêu vẫn khó trọn vẹn.

Năm 1957, Kim Dung xin vào làm biên kịch cho hãng phim Trường Thành. Lúc đó ông mới 33 tuổi nhưng đã có tên trong danh sách “bốn tài tử Hương Cảng”, danh tiếng nổi như cồn, sao lại chịu khuất mình làm một nhân viên biên kịch? Lý do rất đơn giản: Trường Thành có ngôi sao sáng rực bầu trời – Hạ Mộng.

Hạ Mộng (nghĩa đen : “Giấc mộng đêm hè” , tên một vở hài kịch nổi tiếng của đại văn hào Shakespeare) tên thật là Dương Mông, sinh năm 1934, người Tô Châu, tỉnh Giang Tô, từ nhỏ sống ở Thượng Hải, năm 1947 định cư ở Hong Kong. Năm 15 tuổi, cô đóng vai chính trong vở kịch tiếng Anh Joan of Arc, được đánh giá “không những người đẹp, còn diễn xuất có hồn” và nổi danh từ đó. Cô cao 1,7m, rất hiếm vào thời điểm giữa thế kỷ trước, cộng thêm tố chất văn hóa, nên năm 1953, sau khi tham gia đội ngũ của hãng phim Trường Thành, cô nhanh chóng trở thành diễn viên hàng đầu với biệt danh “công chúa Trường Thành”.

Hạ Mộng tuổi học sinh

Tả về vẻ đẹp của Hạ Mộng, Kim Dung từng viết: “Sắc đẹp Hạ Mộng trong đời thường đã làm tôi lóa mắt; Hạ Mộng trên màn ảnh còn đẹp hơn, nhìn thấy cô tim tôi đã loạn nhịp, hồn phách cũng bị cô hớp mất”.
Ông cũng từng viết: “Tây Thi đẹp như thế nào, chưa ai thấy, chắc chỉ cỡ Hạ Mộng là cùng!”. Để có cơ hội tiếp cận người tình trong mơ, Kim Dung đã chọn con đường gia nhập Trường Thành. Về già, ông hồi tưởng lại, đúng như trong truyện dân gian Đường Bá Hổ điểm Thu Hương.Đường Bá Hổ là danh sĩ đời Minh, để tiếp cận người đẹp Thu Hương, ông đã đóng vai người hầu, nhưng khác với Kim Dung, Đường Bá Hổ được toại nguyện.

Để mắt xanh người đẹp để ý tới, ông đã làm việc không mệt mỏi. Chỉ trong vòng 3 năm, ông đã lấy bút danh Lâm Hoan dựng 6 kịch bản : Giai nhân tuyệt thế, Đừng rời xa em, Tiếng đờn lúc nửa đêm… Ông còn học làm đạo diễn, từng hợp tác với bạn, đạo diễn thành công hai bộ phim Ấp ủ tình xuân, Cướp dâu.

Các phim trên đều do Hạ Mộng đóng vai chính, hai người cộng tác rất thành công, nên ông có nhiều cơ hội tiếp cận ngườiđẹp. Ông bày tỏ tình cảm bằng lời nói bóng gió và liếc mắt đưa tình. Cô cũng cảm mến tài đức của ông, nên đã đáp trả bằng “trên mức tình bạn, dưới mức tình yêu”, càng khiến ông thần hồn điên đảo, nhưng không thể vượt qua giới hạn cho phép.

Cuộc hò hẹn lãng mạn

Tất cả đều bắt nguồn từ việc “danh hoa đã có chủ”. Năm 1954, Hạ Mộng đã kết hôn với Lâm Bảo Thành, một thương nhân mê điện ảnh. Ngôi sao màn bạc Á Đông không sống phóng túng như ngôi sao Hollywood, Hạ Mộng không thể phản bội chồng. Đối với vô số người đeo đuổi, cô đều mặt lạnh như tiền, từ chối không thương tiếc, nhưng đối với Kim Dung, cô dành cho sự tôn trọng và thân thiện đặc biệt.

Hạ Mộng đã nhận lời hẹn gặp với Kim Dung một lần duy nhất tại một quán cà phê đêm. Ánh đèn mở ảo và tiếng nhạc du dương tạo ra một bầu không khí thơ mộng, 2 người không ngừng nâng ly và bốn mắt nhìn nhau. Kim Dung đã mạnh dạn dốc hết bầu tâm sự bấy lâu nay. Nghe xong, cô rơi lệ và thỏ thẻ với ông rằng, cô rất kính trọng nhân phẩm của ông, cũng rất tán thưởng tài hoa của ông, chỉ tiếc ông đã đến chậm một bước, “Hận bất tương phùng vị giá thì” (Thơ Lý Thương Ẩn : Chỉ tiếc không gặp nhau lúc thiếp chưa lấy chồng). Cô đã xin ông tha thứ, kiếp này không toại nguyện xin hẹn kiếp sau!

Năm 1959, mang theo nỗi thương cảm không bờ bến, ông rời Trường Thành cùng nghề biên kịch và đạo diễn, ra sáng lập Minh Báo và chuyên tâm viết truyện võ hiệp.

Tuy chém dứt tơ tình, nhưng hình ảnh Hạ Mộng vẫn dai dẳng bao trùm tâm trí ông. Không lâu sau đó, Hạ Mộng đi du lịch châu Âu dài ngày, ông đã đăng trên Minh Báo 10 số liền “Hạ Mộng Du Ký”, chính đã thể hiện điều đó.

Hình ảnh Hạ Mộng cũng được tái hiện dưới ngòi bút Kim Dung, như nàng Tiểu Long Nữ trong trắng hồn nhiên (Thần Điêu Đại Hiệp), Hoàng Dung thông minh sắc sảo (Anh Hùng Xạ Điêu), Vương Ngữ Yên đẹp như tiên nữ (Thiên Long Bát Bộ)…

Nhà văn nữ Đài Loàn đã quá cố Tam Mao từng viết: “Tiểu thuyết Kim Dung đặc biệt ở chỗ, viết ra chữ tình có thể khiến con người lên thiên đàng, xuống địa ngục, mà loài người đến nay vẫn chưa hiểu thấu. Nếu không biết được đoạn tình giữa ông và Hạ Mộng, sẽ không hiểu được hai chữ “tình duyên” trong tiểu thuyết của ông.

Sau 26 năm phấn đấu trên phim trường cũng như thương trường, cô đã để lại 42 bộ phim cũng như danh tiếng lẫy lừng trong giới điện ảnh tiếng Hoa. Năm 1976, Hạ Mộng cáo biệt những người hâm mộ Hong Kong, cùng gia đình đi định cư ở Canada. Kim Dung không những đưa tin tường tận, còn phát biểu xã luận nhan đề “Giấc mộng mùa xuân của Hạ Mộng”. Lúc đó, Minh Báo đã là tờ báo lớn, vì sự ra đi của cô đào điện ảnh mà phát biểu xã luận, là việc chưa từng có; chỉ có người trong cuộc mới hiểu được ngọn ngành “giấc mộng” của ông.

Nhìn lại cuộc tình ngang trái diễn ra khi trai có vợ,gái có chồng (Kim Dung kết hôn lần hai năm 1956), chỉ có thể là tình yêu kiểu Plato không vướng bụi trần, để lại một giai thoại cho văn đàn.

Những cuộc hôn nhân đầy sóng gió

Vợ đầu tiên của Kim Dung là Đỗ Trị Phấn, một cô gái xinh đẹp người Hàng Châu. Sau 1 năm yêu nhau, năm 1948, hai người đã kết hôn. Lúc đó cô mới 17 tuổi và sau đó đã cùng nhau sang Hong Kong. Kim Dung mới khởi nghiệp, bận rộn tứ bề, không có thời gian chăm sóc cô vợ kiêu kỳ. Với sắc đẹp trời cho, trong vòng vây của các “đại gia” trên đất phồn hoa đô hội, cô đã không chống nổi cám dỗ. Tình cảm 2 người rạn nứt, năm 1953 cô đã bỏ về Đại Lục và làm thủ tục ly hôn, không rõ kết cục cô ra sao.

Ở tuổi 74, khi hồi tưởng lại cuộc hôn nhân bất hạnh này, ông nói "Mặc dù tôi rất yêu cô ấy, nhưng cô ấy đã phản bội tôi, nên kết cục đó tôi không hề hối tiếc".

Năm 1956, Kim Dung lấy người vợ thứ 2 kém ông 11 tuổi, cô Châu Mai, tên tiếng Anh là Lucy, một nữ phóng viên sắc sảo, giỏi giang, thạo tiếng Anh, là cánh tay đắc lực khi Kim Dung mới sáng lập Minh Báo. Cô từng bán hết nữ trang ủng hộ sự nghiệp của Kim Dung, đúng nghĩa người vợ tào khang. Năm 1959, Lucy sinh con trai đầu lòng Tra Truyền Hiệp. Kim Dung có cả thảy 4 người con, 2 trai 2 gái, đều là con cô Lucy. Cuộc hôn nhân tưởng như mỹ mãn này cũng không được bền lâu, do có người thứ 3 xuất hiện.

Lucy vốn tính cứng rắn, cô giữ chức trưởng ban phóng sự Minh Báo, hay xích mích với các đồng nghiệp. Trong một lần xô xát với tổng biên tập Wong, ông đã phẫn uất ra đi, kéo theo một số nhân viên đắc lực, khiến Minh Báo phải đình bản vài ngày. Lucy không những không nhận lỗi, còn đổ hết trách nhiệm cho Kim Dung.

Trong cơn buồn bực, ông đã đến giải sầu tại một quán bar gần trụ sở Minh Báo. Ông đã uống đến say mềm, không về nhà nổi. Quán bar có 3 cô phục vụ, nhưng chỉ có cô Lâm Lạc Di, thường gọi là A May, tận tình chăm sóc ông. Sau đó, ông hay đến quán bar thư giãn và trò chuyện cùng A May. Một lần bị Lucy bắt gặp, cô đánh ghen vô cớ, khiến Kim Dung bị choáng váng, bệnh tim tái phát phải đưa đi cấp cứu, người trực bên giường bệnh vẫn là A May chứ chẳng phải ai khác. Ông đã đặt vấn đề yêu đương và xây tổ ấm chung sống với người tình bé bỏng của mình, lúc đó A May mới 17 tuổi, còn ông đã ngoài 50.

Giọt nước đã làm tràn ly, ông đặt vấn đề ly hôn. Lucy không hề níu kéo, mà chỉ đề ra hai điều kiện khắt khe: Chia nửa gia tài và buộc A May phải tuyệt sản, vì e rằng sau này con anh con tôi, sinh nhiều chuyện rắc rối. Với điều kiện thứ 2 phi lý như vậy, không ngờ A May đã khảng khái chấp nhận, nói theo lời của cô, là để tập trung chăm sóc cho các con của Kim Dung, sau này cô quả đã làm tốt điều đó. Không thể kiểm chứng tính xác thực của thông tin này, nhưng A May ở tuổi xuân thì, sống với ông hơn 30 năm nhưng không có con, nên người ta tin giao kèo trên là có thật.

Năm 1976, con cả Kim Dung là Tra Truyền Hiệp mới 18 tuổi, đang du học ở Trường Đại học Columbia Mỹ, sau khi yêu cầu bố mẹ ngừng quyết định ly hôn không thành, đã nhảy từ lầu 21 xuống tự sát.

Khi ly hôn, Lucy được chia một căn nhà lớn cùng 300.000 USD, lúc đó là con số cực lớn, nhưng không hiểu vì tính hoang phí hay không thạo lý tài, nên cô đã nhanh chóng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, bị ngân hàng tịch biên nhà cửa. Có người còn nhìn thấy cô đứng đường bán túi xách ở khu Trung Hoàn. Năm 1996, cô chết vì bệnh lao phổi, một bệnh của người nghèo, ở tuổi 63. Cô chết trong cảnh cô đơn lạnh lẽo, chồng cũ và các con đều không ai có mặt, giấy báo tử của bệnh viện cũng không biết phải báo cho ai.

Nhìn lại cuộc hôn nhân này, ông từng nói : “Tôi nhập vai người chồng không thành công, tôi mắc lỗi với cô ấy nhiều lắm, nếu được làm lại, tôi sẽ bù đắp cho côấy nhiều hơn”. Không thấy ông mảy may có chút hối tiếc về cuộc chia ly này.

Làm sao có thể bỏ người vợ tần tảo, học thức, bản lãnh, cũng không kém phần nhan sắc, đi yêu một cô bé “ăn chưa no, lo chưa tới”, trình độ chưa hết phổ thông, các nhà “Kim Dung học” không giải thích nổi; có lẽ chỉ có chính ông mới hiểu, nhưng trái tim có tiếng nói riêng của nó, dù nhà văn lớn cũng đâu có thể diễn tả rành rọt được.

Có người đến thăm ông lúc đó, mô tả lại thấy A May đang thổi bong bóng cùng các con của Kim Dung, chẳng ra dáng “mẹ kế” chút nào, cũng chẳng phách lối như một bà chủ lớn. Để “tân trang” cho cô vợ bé nhỏ, ông đã cho cô sang Úc du học cùng lời hứa “nếu có mối tình nào ưng ý, cô cứviệc bay nhảy”. Cô đã không phụ tình ông, đã cùng ông đi suốt đường đời dưới bóng tịch dương cho đến ngày nay.

Đánh giá về cuộc hôn nhân này, ông nói : “Cô ấy luôn luôn chiều chuộng và nhường nhịn tôi. Đây không phải cuộc hôn nhân thất bại, cũng chẳng mấy thành công, chỉ là cuộc hôn nhân bình thường”.

Quan niệm của ông về cuộc hôn nhân lý tưởng : “Tốt nhất là bị ngay tiếng sét ái tình, rồi kết nghĩa vợ chồng đến lúc đầu bạc răng long, nhưng rất tiếc, đối với tôi đó chỉ là điều mơ ước”.

Theo Kiến Thức Ngày Nay – Lữ Quảng

Friday, April 12, 2013

No more sad songs


“Memories warm you up from the inside.
But they also tear you apart.” 
 Haruki Murakami, Kafka on the Shore



Sunday, March 17, 2013

Executives share the advice that made them successful

We can all learn something from those around us, no matter how vastly different their worldview, if we're open to it. That's how the world's most successful people got to where they are today.

Marissa Mayer, CEO, Yahoo

My friend Andre said to me, "You know, Marissa, you’re putting a lot of pressure on yourself to pick the right choice, and I’ve gotta be honest: That’s not what I see here. I see a bunch of good choices, and there’s the one that you pick and make great." I think that’s one of the best pieces of advice I’ve ever gotten.

From a 2011 interview with the Social Times

Eric Schmidt, executive chairman, Google

"Find a way to say yes to things. Say yes to invitations to a new country, say yes to meet new friends, say yes to learn something new. Yes is how you get your first job, and your next job, and your spouse, and even your kids."

From Katie Couric's book "The Best Advice I Ever Got" excerpted by The Daily Beast



Jim Whitehurst, President and CEO, Red Hat

"For any business there are three levels of leadership. One is getting somebody to do what you want them to do. The second is getting people to think what you want them to think; then you don’t have to tell them what to do because they will figure it out."

"But the best is getting people to believe what you want them to believe, and if people really fundamentally believe what you want them to believe, they will walk through walls."

From a 2012 interview with The New York Times

Brian Chesky, CEO and co-founder, Airbnb

When Airbnb was going through Paul Graham's Y Combinator program, the legendary programmer and startup mentor told Chesky:

"Build something 100 people love, not something 1 million people kind of like."

From a 2013 interview with Pando Daily



Terry J. Lundgren, CEO, Macy's

Gene Ross, the man who recruited Lundgren at Bullock, told him:

"You’re not going to do this forever. There’s a finite amount of time you’re going to be doing this. Do this really, really well. And if you do this really, really well, everybody will see that, and they’ll move you onto the next thing. And you do that well, and then you’ll move."


From a 2009 interview with The New York Times

Sheryl Sandberg, COO, Facebook

When Sandberg was thinking she wouldn’t accept an offer to be Google’s general manager, Eric Schmidt told her, “Stop being an idiot; all that matters is growth.” She says that’s the best advice she ever got.
Source: All Things D







Warren Buffett, chairman and CEO, Berkshire Hathaway

Berkshire Hathaway director Thomas Murphy told him:

"Never forget Warren, you can tell a guy to go to hell tomorrow — you don't give up the right. So just keep your mouth shut today, and see if you feel the same way tomorrow."

From a 2010 interview with Yahoo!


Bill Gates, chairman, Microsoft

"Warren Buffett has taught me a lot of things, but he got me thinking very early on that at some point I'd have the opportunity and responsibility to give the wealth back.

And so, literally decades before the foundation got started I was reading about philanthropists from the past … what they'd done and how it worked."

From a 2012 interview with ABC News

Richard Parsons, former chairman, Citigroup

Steve Ross, the former CEO of Time Warner, told him:
"Just remember, it's a small business and a long life. You're going to see all these people again."

From the 2008 HACR Roundtable







Jennifer Hyman, CEO and co-founder, Rent The Runway

"Just do it. There's no benefit to saying, 'I'm just doing this because it will get me to this new place,' or 'I'm just going to go into this analyst program because it will prep me for X.'

"If you're passionate about something, go for it, because people are great at what they love and when they're the happiest."

From a 2011 interview with The Huffington Post

Roman Stanek, CEO and founder, GoodData

"10 years ago I had a meeting with a good friend of mine, and his first question was 'What is your strategy? I was building a startup and I was looking at execution, so I told him what I was going to do, this is the model, and so on."

"He said 'No, no, no, what is your strategy? You have to understand where you're going. You have to understand your assets are and what you're leveraging. Even if you're solving problems and running around and working 80 hours a week, it's not enough. You have to have a strategy.'" 

From a 2012 interview with Business Insider

Steve Schwartzman, chairman and CEO, Blackstone Group

"My high school coach, a 50-year-old named Jack Armstrong ... would shout, 'Remember—you’ve got to make your deposits before you can make a withdrawal!' ...

"Coach Armstrong came to mind in one of my first weeks on Wall Street, 35 years ago. I’d stayed up all night building a massive spreadsheet to be ready for a morning meeting. ... The partner on the deal, however, took one look at my work, spotted a tiny error, and went ballistic.

"As I sat there while he yelled at me, I realized I was getting the MBA version of Coach Armstrong’s words. Making an effort and meeting the deadline simply weren’t enough."

From a 2008 blog post at Harvard Business Review

Ben Silbermann, co-founder, Pinterest

"Don't take too much advice. Most people who have a lot of advice to give — with a few exceptions — generalize whatever they did. ...

"Every company carves its own path, and founders are under pressure to make their startups look like the last successful company everyone remembers."



Source: businessinsider.com

 

boulevard of broken dreams © 2008. Chaotic Soul :: Converted by Randomness