Wednesday, July 29, 2009

Sợ vợ lợi hay hại?

Trích "Truyện cổ tích dành cho người lớn" - Nguyễn Nhật Ánh.

Phàm ở đời, không nhất thiết người chồng nào cũng sợ vợ. Nhưng thôi, chúng ta chẳng nhắc đến bọn người vô lương tâm, chỉ nhìn vợ bằng nửa con mắt đó làm gì. Ta chỉ nói đến chúng ta thôi, những người chồng luôn luôn nhìn đắm đuối vợ mình bằng hai con mắt đầy đủ. Và hai con mắt đó lúc nào cũng ánh lên vẻ tha thiết biết lỗi khi vợ cật vấn bằng một giọng nanh nọc: "Sao, đi đâu mà giờ này anh mới vác mặt về?". Tất nhiên là ta biết ta đi đâu. Những người chồng đứng đắn như chúng ta thì chẳng bao giờ về trễ vì một lý do bậy bạ. Rõ ràng là ta đi họp về muộn. Nhưng lẽ nào lại nói điều đó ra khi vợ mình đang giận. Nói ra, có nghĩa là ta thét vào mặt vợ: "Cô là kẻ chuyên nghi ngờ bậy bạ, không hề biết tí gì về công việc của tôi!". Ôi, lẽ nào ta lại nhẫn tâm đến như thế! Và nếu ta lỡ mồm nói ra, vợ ta cảm thấy bị mất mặt, nổi cơn lôi đình lên thì sao? Tai họa ai chịu? Thì còn ai nữa ngoài đôi tai sưng tấy lên vì bị véo của chúng ta, những người quen chịu trận. Vì vậy, lỡ rơi vào tình huống nan giải đó, tốt nhất là chúng ta im lặng ra vẻ biết lỗi. Chẳng có gì xấu hổ hết! Ông cha ta chẳng đã nói "Im lặng là vàng" sau bao năm quen nhẫn nại trước các bà, các mẹ của ta đó sao! Vâng, ta im lặng và âm thầm xuống bếp, lục cơm nguội ra ăn, bởi vì sẽ chẳng có cô vợ giàu nguyên tắc nào lại đợi cơm khi chồng về muộn. Vả lại, vợ ta đã đứng chờ ngồi đợi mỏi mòn con mắt vì ta rồi, lẽ nào ta còn hành hạ cô ta nữa. Những người chồng biết điều hãy cùng ta lặng lẽ xuống bếp xới cơm ăn một mình, vừa ăn vừa gặm nhấm khuyết điểm của mình. Ăn xong thì hãy lo mà rửa chén, không phải cái chén ta vừa ăn mà cả một đống chén ngỗn nghện từ sáng tới giờ. Gặp thằng chồng khốn nạn thì chắc chắn nó sẽ mặt nhăn mày nhó, nhưng ta thì không, thậm chí ta còn nở một nụ cười hạnh phúc. Bởi vì ta đã quen những thử thách này rồi. Từ hồi lấy nhau đến giờ, ngày nào cũng thế, vợ ta cứ sợ ta bớt yêu nàng nên luôn luôn tạo điều kiện cho ta chứng minh tình cảm trước sau như một của mình. Cái đống chén này là một ví dụ. Vợ ta cứ tưởng ta không biết nên thử thách ta hoài! Ta xắn gối ngồi xuống (bởi ta đã kịp thay đồ đâu!), tay cầm nùi giẻ lên mà trong lòng cứ tội nghiệp vợ: Ôi, nàng phải nhọc lòng thử thách ta biết bao, chứng tỏ nàng yêu ta lắm! Một người chồng mẫu mực phải biết cách rửa chén không gây tiếng động. Lúc này im lặng vẫn cứ còn là vàng! Bởi lúc ta ngồi rửa chén thì vợ ta đang ngủ. Nàng không đủ sắt đá để chứng kiến sự thử thách của mình và vì không nỡ nhìn chồng cặm cụi ngồi rửa một núi chén nên nàng đành phải đi ngủ. Và vì vợ ta đi ngủ, ta phải rửa chén bát êm thắm, lặng lẽ như một nghệ sĩ kịch câm chính cống. Dù sao thì trong chuyện này, tay nghề ta cũng cao lắm rồi. Bình tĩnh nhé, đừng sẩy tay! Ta dặn ta như thế, bởi vì một tiếng động vang lên vào lúc này có khác gì một quả bom nguyên tử nổ. Ai sẽ bảo vệ ta trước cơn thịnh nộ chính đáng của vợ? Không ai cả! Và cái tai tội nghiệp của ta một lần nữa lại chứng minh rằng "tai không chỉ dùng để nghe mà còn dùng để cho người khác trút sự phẫn nộ". Rửa chén bát, úp vào chạn xong, ta nhón gót đi lên nhà trên, nhón gót thay đồ, nhón gót đi... vệ sinh và cuối cùng nhón gót mò vào giường. Ô kìa, vợ ta đâu rồi? Cô ta không có trong giường! Sau một thoáng bất ngờ, ta giận tím cả mặt. Không phải giận vì đêm nay ta lại ngủ một mình mà giận vì ta biết cô ta ở đâu rồi! Cô ta chơi bài tứ sắc ở nhà bên cạnh, các ông bạn đứng đắn của ta ạ! Đêm nào cũng thế, cô ta lỉnh đi chơi bài suốt đêm, có khi một, hai giờ sáng mới về. Nhiều đồ đạc trong nhà đã bắt đầu biến mất một cách kỳ quặc mà ta chưa dám hỏi. Hừ, sớm muộn gì ta cũng hỏi thôi (tất nhiên là muộn)! Sức khỏe cô ta thì sa sút thấy rõ (tai ta độ rày ít đau hơn). Cái hại của cờ bạc rành rành như thế mà cứ đâm đầu vào. Ta là chồng, ta biết phải làm gì trong lúc này chứ! Thế là ta xăm xăm bước qua nhà hàng xóm quyết kêu vợ ta về, mắng nhiếc cho một trận nên thân! Cái gì chứ việc này thì rõ ràng ta đúng. Ta ló đầu vào tìm kiếm. Kia, vợ ta kia rồi, cô ta đang xòe bài. Ta cố trấn tĩnh hắng giọng:
- Em ơi...
- Anh làm cái trò gì đó?
Vợ ta lạnh lùng hỏi, đầu không quay lại. Tim ta tự dưng chơi điệu đítxcô, mặc dù ta không thích nhạc trẻ. Đầu ta lỡ thò vào cửa, giờ không biết làm sao. Tự dưng rút ra mà không trả lời nghiêm chỉnh câu hỏi của vợ thì bất lịch sự quá. Mà để cái đầu trong nhà trong khi cái thân ngoài hiên thì coi không được. Tự nhiên, ta giận ta ghê, đâm đầu vô đây chi không biết! Vợ ta giải trí một chút mà ta cũng quấy rầy, thật là đồ vô lương tâm! Cuối cùng, ta cũng nghĩ ra được một câu đáng điểm mười:
- Anh tính qua hỏi em cần tiền không, anh đưa thêm!
Tất nhiên là vợ ta không từ chối, sợ ta buồn. Còn ta thì dùng mấy trăm bạc mà chuộc được tính mạng, kể cũng hên! Thế là vợ ta ngồi thức bên đó, ta nằm thức bên đây. Cách nhau một bước, xa nhau nghìn trùng. Chuyện đó, đến nay vẫn còn! Ta nhờ tài học vấn uyên bác nên sợ vợ cũng có dựa trên cơ sở lý luận, nay muốn tìm người trao đổi kinh nghiệm hầu nâng lên thành một học thuyết triết học.
Ta bắt chước Lỗ Tấn: "Liếc mắt coi khinh nghìn lực sĩ. Cúi đầu làm ngựa cho vợ ta". Lỗ Tấn nói là "trẻ con" nhưng không có "vợ ta" làm sao có "trẻ con"? Ta sợ vợ ta chứ có sợ vợ ai đâu mà xấu! Cũng từ Lỗ Tấn ta suy ra: "Vợ nhờ chồng sợ mà thành hùm" (từ câu "Rừng nhờ người đi mà thành đường"). Nghe chí lý thay! Ta vốn người hào kiệt, coi khinh nghìn lực sĩ, bình sinh chưa biết sợ ai, nhưng sở học lộn xộn nhớ lầm câu "nếu không có cái mình thích thì hãy thích cái mình có" thành câu "nếu không có cái mình sợ thì hãy sợ cái mình có". Gia tài ta chẳng có gì ngoài vợ nên từ đó đâm ra sợ vợ mà thành tật. Nay, tính can vợ bỏ bài bạc hoài mà không được, ta lại ngẫm ra "nếu cứ sợ cái không đáng sợ ắt sẽ hại cái không đáng hại". Ôi, phải chăng vì yêu vợ mà ta hại vợ? Hỡi các ông chồng đứng đắn giống như ta, hãy trả lời! Sợ vợ, lợi hay hại?

Recommend thêm: Những người vui tính, Tôi trở thành người nội trợ đảm đang như thế nào


Tuesday, July 28, 2009

J.K.Rowling speaks at Harvard Commencement

The Fringe Benefits of Failure, and the Importance of Imagination

J.K. Rowling, author of the best-selling Harry Potter book series, delivers her Commencement Address, The Fringe Benefits of Failure, and the Importance of Imagination at the Annual Meeting of the Harvard Alumni Association.
__________________________

President Faust, members of the Harvard Corporation and the Board of Overseers, members of the faculty, proud parents, and, above all, graduates.

The first thing I would like to say is ‘thank you.’ Not only has Harvard given me an extraordinary honour, but the weeks of fear and nausea I’ve experienced at the thought of giving this commencement address have made me lose weight. A win-win situation! Now all I have to do is take deep breaths, squint at the red banners and fool myself into believing I am at the world’s best-educated Harry Potter convention.

Delivering a commencement address is a great responsibility; or so I thought until I cast my mind back to my own graduation. The commencement speaker that day was the distinguished British philosopher Baroness Mary Warnock. Reflecting on her speech has helped me enormously in writing this one, because it turns out that I can’t remember a single word she said. This liberating discovery enables me to proceed without any fear that I might inadvertently influence you to abandon promising careers in business, law or politics for the giddy delights of becoming a gay wizard.

You see? If all you remember in years to come is the ‘gay wizard’ joke, I’ve still come out ahead of Baroness Mary Warnock. Achievable goals: the first step towards personal improvement.

Actually, I have wracked my mind and heart for what I ought to say to you today. I have asked myself what I wish I had known at my own graduation, and what important lessons I have learned in the 21 years that has expired between that day and this.

I have come up with two answers. On this wonderful day when we are gathered together to celebrate your academic success, I have decided to talk to you about the benefits of failure. And as you stand on the threshold of what is sometimes called ‘real life’, I want to extol the crucial importance of imagination.

These might seem quixotic or paradoxical choices, but please bear with me.

Looking back at the 21-year-old that I was at graduation, is a slightly uncomfortable experience for the 42-year-old that she has become. Half my lifetime ago, I was striking an uneasy balance between the ambition I had for myself, and what those closest to me expected of me.

I was convinced that the only thing I wanted to do, ever, was to write novels. However, my parents, both of whom came from impoverished backgrounds and neither of whom had been to college, took the view that my overactive imagination was an amusing personal quirk that could never pay a mortgage, or secure a pension.

They had hoped that I would take a vocational degree; I wanted to study English Literature. A compromise was reached that in retrospect satisfied nobody, and I went up to study Modern Languages. Hardly had my parents’ car rounded the corner at the end of the road than I ditched German and scuttled off down the Classics corridor.

I cannot remember telling my parents that I was studying Classics; they might well have found out for the first time on graduation day. Of all subjects on this planet, I think they would have been hard put to name one less useful than Greek mythology when it came to securing the keys to an executive bathroom.

I would like to make it clear, in parenthesis, that I do not blame my parents for their point of view. There is an expiry date on blaming your parents for steering you in the wrong direction; the moment you are old enough to take the wheel, responsibility lies with you. What is more, I cannot criticise my parents for hoping that I would never experience poverty. They had been poor themselves, and I have since been poor, and I quite agree with them that it is not an ennobling experience. Poverty entails fear, and stress, and sometimes depression; it means a thousand petty humiliations and hardships. Climbing out of poverty by your own efforts, that is indeed something on which to pride yourself, but poverty itself is romanticised only by fools.

What I feared most for myself at your age was not poverty, but failure.

At your age, in spite of a distinct lack of motivation at university, where I had spent far too long in the coffee bar writing stories, and far too little time at lectures, I had a knack for passing examinations, and that, for years, had been the measure of success in my life and that of my peers.

I am not dull enough to suppose that because you are young, gifted and well-educated, you have never known hardship or heartbreak. Talent and intelligence never yet inoculated anyone against the caprice of the Fates, and I do not for a moment suppose that everyone here has enjoyed an existence of unruffled privilege and contentment.

However, the fact that you are graduating from Harvard suggests that you are not very well-acquainted with failure. You might be driven by a fear of failure quite as much as a desire for success. Indeed, your conception of failure might not be too far from the average person’s idea of success, so high have you already flown academically.

Ultimately, we all have to decide for ourselves what constitutes failure, but the world is quite eager to give you a set of criteria if you let it. So I think it fair to say that by any conventional measure, a mere seven years after my graduation day, I had failed on an epic scale. An exceptionally short-lived marriage had imploded, and I was jobless, a lone parent, and as poor as it is possible to be in modern Britain, without being homeless. The fears my parents had had for me, and that I had had for myself, had both come to pass, and by every usual standard, I was the biggest failure I knew.

Now, I am not going to stand here and tell you that failure is fun. That period of my life was a dark one, and I had no idea that there was going to be what the press has since represented as a kind of fairy tale resolution. I had no idea how far the tunnel extended, and for a long time, any light at the end of it was a hope rather than a reality.

So why do I talk about the benefits of failure? Simply because failure meant a stripping away of the inessential. I stopped pretending to myself that I was anything other than what I was, and began to direct all my energy into finishing the only work that mattered to me. Had I really succeeded at anything else, I might never have found the determination to succeed in the one arena I believed I truly belonged. I was set free, because my greatest fear had already been realised, and I was still alive, and I still had a daughter whom I adored, and I had an old typewriter and a big idea. And so rock bottom became the solid foundation on which I rebuilt my life.

You might never fail on the scale I did, but some failure in life is inevitable. It is impossible to live without failing at something, unless you live so cautiously that you might as well not have lived at all - in which case, you fail by default.

Failure gave me an inner security that I had never attained by passing examinations. Failure taught me things about myself that I could have learned no other way. I discovered that I had a strong will, and more discipline than I had suspected; I also found out that I had friends whose value was truly above rubies.

The knowledge that you have emerged wiser and stronger from setbacks means that you are, ever after, secure in your ability to survive. You will never truly know yourself, or the strength of your relationships, until both have been tested by adversity. Such knowledge is a true gift, for all that it is painfully won, and it has been worth more to me than any qualification I ever earned.

Given a time machine or a Time Turner, I would tell my 21-year-old self that personal happiness lies in knowing that life is not a check-list of acquisition or achievement. Your qualifications, your CV, are not your life, though you will meet many people of my age and older who confuse the two. Life is difficult, and complicated, and beyond anyone’s total control, and the humility to know that will enable you to survive its vicissitudes.

You might think that I chose my second theme, the importance of imagination, because of the part it played in rebuilding my life, but that is not wholly so. Though I will defend the value of bedtime stories to my last gasp, I have learned to value imagination in a much broader sense. Imagination is not only the uniquely human capacity to envision that which is not, and therefore the fount of all invention and innovation. In its arguably most transformative and revelatory capacity, it is the power that enables us to empathise with humans whose experiences we have never shared.

One of the greatest formative experiences of my life preceded Harry Potter, though it informed much of what I subsequently wrote in those books. This revelation came in the form of one of my earliest day jobs. Though I was sloping off to write stories during my lunch hours, I paid the rent in my early 20s by working in the research department at Amnesty International’s headquarters in London.

There in my little office I read hastily scribbled letters smuggled out of totalitarian regimes by men and women who were risking imprisonment to inform the outside world of what was happening to them. I saw photographs of those who had disappeared without trace, sent to Amnesty by their desperate families and friends. I read the testimony of torture victims and saw pictures of their injuries. I opened handwritten, eye-witness accounts of summary trials and executions, of kidnappings and rapes.

Many of my co-workers were ex-political prisoners, people who had been displaced from their homes, or fled into exile, because they had the temerity to think independently of their government. Visitors to our office included those who had come to give information, or to try and find out what had happened to those they had been forced to leave behind.

I shall never forget the African torture victim, a young man no older than I was at the time, who had become mentally ill after all he had endured in his homeland. He trembled uncontrollably as he spoke into a video camera about the brutality inflicted upon him. He was a foot taller than I was, and seemed as fragile as a child. I was given the job of escorting him to the Underground Station afterwards, and this man whose life had been shattered by cruelty took my hand with exquisite courtesy, and wished me future happiness.

And as long as I live I shall remember walking along an empty corridor and suddenly hearing, from behind a closed door, a scream of pain and horror such as I have never heard since. The door opened, and the researcher poked out her head and told me to run and make a hot drink for the young man sitting with her. She had just given him the news that in retaliation for his own outspokenness against his country’s regime, his mother had been seized and executed.

Every day of my working week in my early 20s I was reminded how incredibly fortunate I was, to live in a country with a democratically elected government, where legal representation and a public trial were the rights of everyone.

Every day, I saw more evidence about the evils humankind will inflict on their fellow humans, to gain or maintain power. I began to have nightmares, literal nightmares, about some of the things I saw, heard and read.

And yet I also learned more about human goodness at Amnesty International than I had ever known before.

Amnesty mobilises thousands of people who have never been tortured or imprisoned for their beliefs to act on behalf of those who have. The power of human empathy, leading to collective action, saves lives, and frees prisoners. Ordinary people, whose personal well-being and security are assured, join together in huge numbers to save people they do not know, and will never meet. My small participation in that process was one of the most humbling and inspiring experiences of my life.

Unlike any other creature on this planet, humans can learn and understand, without having experienced. They can think themselves into other people’s minds, imagine themselves into other people’s places.

Of course, this is a power, like my brand of fictional magic, that is morally neutral. One might use such an ability to manipulate, or control, just as much as to understand or sympathise.

And many prefer not to exercise their imaginations at all. They choose to remain comfortably within the bounds of their own experience, never troubling to wonder how it would feel to have been born other than they are. They can refuse to hear screams or to peer inside cages; they can close their minds and hearts to any suffering that does not touch them personally; they can refuse to know.

I might be tempted to envy people who can live that way, except that I do not think they have any fewer nightmares than I do. Choosing to live in narrow spaces can lead to a form of mental agoraphobia, and that brings its own terrors. I think the wilfully unimaginative see more monsters. They are often more afraid.

What is more, those who choose not to empathise may enable real monsters. For without ever committing an act of outright evil ourselves, we collude with it, through our own apathy.

One of the many things I learned at the end of that Classics corridor down which I ventured at the age of 18, in search of something I could not then define, was this, written by the Greek author Plutarch: What we achieve inwardly will change outer reality.

That is an astonishing statement and yet proven a thousand times every day of our lives. It expresses, in part, our inescapable connection with the outside world, the fact that we touch other people’s lives simply by existing.

But how much more are you, Harvard graduates of 2008, likely to touch other people’s lives? Your intelligence, your capacity for hard work, the education you have earned and received, give you unique status, and unique responsibilities. Even your nationality sets you apart. The great majority of you belong to the world’s only remaining superpower. The way you vote, the way you live, the way you protest, the pressure you bring to bear on your government, has an impact way beyond your borders. That is your privilege, and your burden.

If you choose to use your status and influence to raise your voice on behalf of those who have no voice; if you choose to identify not only with the powerful, but with the powerless; if you retain the ability to imagine yourself into the lives of those who do not have your advantages, then it will not only be your proud families who celebrate your existence, but thousands and millions of people whose reality you have helped transform for the better. We do not need magic to change the world, we carry all the power we need inside ourselves already: we have the power to imagine better.

I am nearly finished. I have one last hope for you, which is something that I already had at 21. The friends with whom I sat on graduation day have been my friends for life. They are my children’s godparents, the people to whom I’ve been able to turn in times of trouble, friends who have been kind enough not to sue me when I’ve used their names for Death Eaters. At our graduation we were bound by enormous affection, by our shared experience of a time that could never come again, and, of course, by the knowledge that we held certain photographic evidence that would be exceptionally valuable if any of us ran for Prime Minister.

So today, I can wish you nothing better than similar friendships. And tomorrow, I hope that even if you remember not a single word of mine, you remember those of Seneca, another of those old Romans I met when I fled down the Classics corridor, in retreat from career ladders, in search of ancient wisdom:
As is a tale, so is life: not how long it is, but how good it is, is what matters.
I wish you all very good lives.
Thank you very much.

Copyright of JK Rowling, June 2008

Nàng tiên cá ngủ trong rừng

...Ngày xửa ngày xưa, ở vương quốc rất xa và không tồn tại nọ, có một nàng công chúa xinh đẹp diễm tình tên Baby Hocmon, có suối tóc rất dài. trong một lần dạo chơi trong rừng, nàng ăn hết cả một ngôi nhà bằng bánh kẹo của mụ phù thuỷ, thế là nàng bị nhốt vào một toà tháp rất cao. nàng sống năm này qua năm khác trong cô đơn.

Mụ phù thuỷ muốn giam giữ nàng để đòi tiền chuộc từ hoàng cung. nhưng ở hoàng cung, mọi người đã mở tiệc ăn mừng vì tống được nàng đi. thế nên mụ biết mụ đã lỗ nặng. bèn tìm cách đuổi nàng đi. nhưng nàng quá lì lợm nhất quyết không đi! Thế là mụ phù thuỷ phải nghĩ cách khiến nàng trở thành kẻ có tội, bị đường đường chính chính đuổi đi mà không thể nào cãi lại...

Một ngày nọ, bỗng có một chàng trai đẹp trai tuyệt vời, bụng 6 múi, ngực nở nang, da rám nắng, cầm theo 1 trái táo đỏ tới gặp nàng buông lời ong bướm mời nàng ăn táo. nhìn thấy chàng, nàng công chúa Baby Hocmon chịu không nổi, nàng rên rỉ, hổn hển tung suối tóc dài xuống cho chàng leo lên. nhưng chàng không leo lên vì e dè nguy hiểm trên đó mà buộc quả táo đỏ vào tóc. nàng kéo lên, do bị bỏ đói lâu ngày nên nàng ăn ngấu nghiến...

Lúc đó chàng trai tuyệt mỹ kia mới hiện nguyên hình là một con mụ phù thuỷ khú đế xấu xí man rợ tuổi đã mãn kinh tính tình khó chịu! khép nàng vào tội "mê trai đến mất lí trí! " nên đã tống nàng ra khỏi ngọn tháp kia. chưa hết, quả táo đỏ kia là quả táo độc! vừa ra khỏi địa phận pháo đài thì nàng thấy từ háng trở xuống ngứa ngáy không sao chịu nổi! nàng ngồi đó gãi, gãi, gãi và gãi đến khi máu tứa ra khắp nơi! máu chảy đến đâu vảy cá mọc ra đến đó! cuối cùng, đôi chân dài tới nách xinh đẹp của nàng đã hoàn toàn trở thành một cái đuôi cá óng ánh!

Lạc giữa rừng già, lại thêm cái đuôi cá khốn nạn, nàng lết, lết, lết trong đau khổ. nàng tìm đến bên một phiến đá, nói vài lời với mấy xanh:
"BUZZ! bụt ơi, có đó không? cứu con..."
không có chuyện gì xảy ra.
nàng thều thào:

"đ......ụ...."

...Chưa hết câu, nàng trút hơi thở cuối cùng.

Lúc đó trên trời có 3 bà mụ béo tốt, người ục ịch mỡ và cholesterol bay ngang qua. nhìn thấy quang cảnh kì thú: một con cá ươn phơi thây giữa rừng, không kềm nổi tò mò liền đáp xuống xem. vừa nhìn gương mặt nàng, họ nhận ra ngay đó chính là con công chúa họ đã đỡ đầu! 3 con mẻ cảm thương rơi lệ mà nói rằng:

- Lúc còn sống, chúng ta đã không giúp gì được cho đứa con gái hết thuốc chữa như con, thôi nay con rơi vào hoàn cảnh bi đát, phận tiên thánh không thể làm ngơ. nay ta ban một lời nguyền rằng: 'hễ có ai trao cho con một nụ hôn của tình yêu thật sự, tức là 'true love's first kiss" í mà! hí hí hí! thì con sẽ thức dậy từ giấc ngủ ngàn thu, trở lại hình hài giống với của người yêu con. hai con sẽ sống hạnh phúc mãi mãi về sau. tức happily ever after..."

Đoạn, 3 bà mụ lặc lè bay đi mất. bỏ lại cái xác chỏng chơ nơi rừng thiêng nước độc. Vừa lúc đó có 7 chú lùn đi ngang qua, cảm thương cho thân phận của nàng, họ đặt nàng vào một cái quan tài bằng pha lê, quanh có nạm kim cương là loại hột to nhất, lấp lánh nhất và khiêng nàng để ở một nơi an bình. đoạn, họ ra về.

Bao năm trôi qua, xác nàng trương phình lên, bốc mùi cá ươn tanh tưởi hôi thúi không sao chịu nổi. chim chóc thú rừng bỏ đi nơi khác cả. cây cỏ bình thường cũng chết hết, chỉ vài loài kì hoa dị thảo mọc lên, phát triển um tùm. không còn ai bước tới khu rừng đó nữa. nàng tiên cá ngủ mãi nơi rừng sâu.

Cho tới một ngày, có một nhân vật bí hiểm nọ, bình sinh là người thích sống cô đơn, nên thường đi tìm những nơi hoang vu nhất để sống. nghe nói có một khu rừng đã bao năm qua không ai dám bén mảng tới, lại hôi thúi không sao lí giải được nên tò mò tìm đến.

Vốn dĩ hôi thúi cũng không ai bằng nên chàng không nao núng trước mùi xú uế, lại đánh hơi đi theo để tìm xem ai là người có cùng level với mình đến vậy, cuối cùng, chàng tìm tới được cái xác đã biến dạng của nàng tiên cá. nhưng dẫu sao, chàng vẫn nhận ra được cái đuôi cá! mừng rỡ vì có bữa ăn tốt, lại được bày biện sẵn trong cái hộp kiếng cực kì xinh đẹp, chàng cuối xuống... vô tình lại chạm ngay phần vốn dĩ trước kia là đôi môi đỏ như máu bầm cực kì gợi cảm của Baby Hocmon! phép màu đã xảy ra! Cơ thể nàng hồi phục lại từng phần trong vầng hào quang chói loà, trước ánh mắt căm phẫn vì không hiểu chuyện gì xảy ra với bữa ăn yêu quí của mình của nhân vật bí hiểm nọ. cuối cùng, cái xác kia hiện nguyên hình là một con công chúa loã lồ không mảnh vải che thân trước mặt chàng.

Chưa hết, do lời nguyền của bà mụ mập địt nọ vẫn còn một vế, trong không trung bỗng vang lên giọng nói được hiệu ứng echo "...trở lại hình hài giống với của người yêu con...con...con...". thân thể nàng lại được bọc trong luồng tinh quang lạ kì... và rồi khi luồng tinh quang chói mắt ấy tan biến, hiện nguyên hình là...


...Và từ đó, họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau.

The End.


Quan niệm người xưa

Mẹ và vợ ngã xuống sông cùng một lúc, nếu cứu mẹ thì vợ sẽ chết hoặc cứu vợ thì mẹ sẽ chết. Vậy nên cứu mẹ hay cứu vợ hoặc là không cứu cả hai?

Mạnh Tử: Bố chết từ khi còn nhỏ, mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta rất khó nhọc. Mẹ phải ba lần dọn nhà để tránh những ảnh hưởng xấu, dành món ngon cho ta ăn, mua áo đẹp cho ta mặc, tất cả là để cho ta có thể ngẩng cao đầu nhìn thiên hạ. Mẹ và vợ cùng ngã xuống sông tất nhiên phải cứu mẹ rồi. Lấy chữ hiếu làm đầu, vợ chết thì lấy vợ khác, mẹ chết làm gì có mẹ nữa!

"Trên thế gian này chỉ có mẹ là tốt nhất. Không có mẹ, con trẻ như cỏ cây biết bấu víu vào đâu? Mẹ! Con sẽ cứu mẹ!" Mạnh Tử nhảy ùm xuống sông.

Chu U Vương: Vợ và Mẹ cùng ngã xuống sông tất nhiên là phải cứu vợ trước. Nghĩ lại ngày đó ta đùa giỡn với nàng, nhìn nàng cười đến cả giang sơn lẫn sinh mệnh nhỏ bé của ta cũng chẳng nghĩa lý gì, huống hồ là mẹ. Khi lập thái tử, bà ấy còn định bỏ ta làm ta suýt mất cả nghiệp lớn.

"Tình cảm đằm thắm, ta yêu nàng rất nhiều, ta sẽ cứu nàng!". Chu U Vương cũng nhảy ùm xuống sông.

Lưu Bị: Anh em như chân tay, vợ con như áo mặc; áo rách có thể vá, chân tay gãy không thể lành. Chỉ cần Nhị đệ và Tam đệ của ta không ngã xuống sông là được, những người khác ta chẳng thèm để ý.

"Mẹ ơi? Nàng ơi! Các người chết thật thê thảm". Lưu Bị đứng trên bờ sông khóc lớn.

Tào Tháo: Thà rằng ta phụ ngươi chứ không để ngươi phụ ta, mẹ ta hay vợ ta cũng thế thôi, chỉ cần ta không ngã xuống sông là được rồi.

"Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương". Tào Tháo cầm gươm, vừa ngâm thơ vừa chầm chậm bước đi.

Khuất Nguyên: Thế gian này u ám quá, triều đại này thật hủ bại! Sống cũng chẳng còn ý nghĩa gì, chi bằng chết đi cho trong sạch. Sóng xanh có thể rửa mặt và rửa chân cho ta. "Khoảng trời hiện tại là khoảng trời u ám, chẳng còn nhìn thấy tinh tú trên trời. Mẹ ơi! Nàng ơi! Ta cùng nhau chết ở nơi đây!". Khuất Nguyên vừa hát vừa từ từ nhảy xuống sông.

Trang Tử: Sinh từ đâu và chết sẽ về đâu? Mẹ và vợ ta chết thì cứ chết, chẳng qua chỉ là trạng thái hữu hình trở về trạng thái vô hình, có gì phải đau đớn, có gì phải xót thương? Chẳng cần phải cứu ai cả! Trang Tử ngồi xuống, tay nắm một hòn sành vừa gõ nhịp vừa hát, mắt nhìn mẹ và vợ chìm dần xuống sông, nét mặt mãn nguyện.

Hòa Thân: Ai ngã xuống sông thì cứ ngã, cái ta yêu là tiền bạc. Tiền bạc là mẹ ta, vợ ta. Sao trước khi ngã các ngươi không mặc ít quần áo thôi, điều đáng tiếc nữa là trâm vàng, khuyên bạc còn ở trên đầu các ngươi.

"Có tiền là có tất cả!", Hòa Thân đứng trên bờ vừa nhìn mẹ và vợ dần dần chìm xuống sông vừa thở dài.

Vương Bột: Lòng bàn tay và mu bàn tay đều là thịt. Vợ là người ta yêu nhất, mẹ là người thân thiết nhất. Vậy phải làm thế nào đây? Thôi cứ nhảy xuống sông thấy ai ở gần hơn thì cứu. Vương Bột vội nhảy ùm xuống sông.

"Chết rồi! ta quên mất là ta cũng không biết bơi!". Vương Bột vẫy vùng một cách tuyệt vọng rồi từ từ chìm xuống sông.

Nguyễn Thiêm (Theo Storychina) - Tạp chí Kiến thức ngày nay Số 666


Nước mắt bò

Đàn bò đang ăn cỏ. Có một con thốt nhiên đứng lên bằng hai chân sau, hai chân trước dựa vào một hòn đá, kêu gọi cả đàn:

- Mấy anh biết không, tôi đã từng thấy một anh trâu, chỉ lớn hơn mình chút đỉnh, mà có thể húc chết cả con cọp, đuổi cả đàn sói phải chạy cong đuôi. Tôi cũng thấy qua, những con người, gầy yếu, nhỏ bé hơn mình nhiều, mà có thể giăng lưới bắt được voi, xẻ thịt để ăn, vì họ biết dùng hai chân trước để ném đá, ném cây. Tuy mình không mạnh bằng trâu; tay mình không khéo như tay người... nhưng tôi nghĩ, nếu mình biết hợp quần lại với nhau, tất cả đồng loạt bảo vệ trẻ thơ và phụ nữ, nhất quyết chống chọi tới cùng... thì mấy con sói làm sao có thể bắt giết mình tùy thích được?

Đám bò trẻ nghe có lý, một lòng nghe theo con Bò này và tôn nó lên làm thủ lãnh. Riêng đám bò già thì cứ lắc đầu quầy quậy, rồi cụp đuôi, nguẩy đít đi mất.

Hôm sau, bầy sói lại mon men đến gần đàn bò. Con Bò "tân thủ lãnh" bèn gục đầu, hạ hai chân trước, "xuống tấn", sừng non chổng lên, hướng về bầy sói. Rồi nó gầm lên, kêu gọi những con bò khác đến hỗ trợ.

Đàn bò non xếp hàng ngang, hạ thấp đầu, giương thẳng sừng, tiến về bầy sói...

Chợt đâu khói bụi mù trời, tiếng rú thất thanh, tiếng kêu gào thảm thiết, tiếng bò cái, bò mẹ, tiếng bò nhi đồng thút thít, năn nỉ anh em, con cái hãy lo cho thân mình...

Sau khi đàn bò chạy ngang qua, trời quang đãng trở lại. Giữa cánh đồng bao la, chi còn trơ vơ lại con Bò biết đứng bằng hai chân, một mình đối mặt với bầy sói.

Mặc dù hết sức kiên cường chống chọi, không hề sợ hãi hoặc nao núng. Lúc húc bên phải, khi thì húc bên trái, và còn tung gót đá hậu đằng sau... Nhưng rồi sức cùng lực kiệt, kết cuộc, con Bò bị bầy sói phanh thây xẻ thịt. Chết rồi mà hai mắt còn trợn trắng.

Ở đằng xa, mấy con bò già thấy thế, liền hếch mặt, ưỡn ngực, dõng dạc lên giọng với đàn bò:

- Chúng bay thấy chưa, không có tụi tao khuyên can, không nhờ tụi tao vẽ đường cho chạy... thì bây giờ bay cũng chết banh xác như nó rồi...

Cả đàn nghe thế, tiu nghỉu cúi gầm mặt bước đi. Vài con lén ngoái lại nhìn xác thủ lãnh mình.

Có người đứng trên núi, thấy cảnh trên, khẽ thở dài:

- Bò mà. Chỉ muốn ăn cỏ thôi. Kêu gọi làm gì. Thay đổi thế nào được. Có phải người đâu!

Hoàng hôn xuống; nắng chiều hắt lên bãi cỏ khô.

Thoáng thấy long lanh những giọt nước mắt.


Why Good Programmers Are Lazy and Dumb

I realized that, paradoxically enough, good programmers need to be both lazy and dumb.

Lazy, because only lazy programmers will want to write the kind of tools that might replace them in the end. Lazy, because only a lazy programmer will avoid writing monotonous, repetitive code – thus avoiding redundancy, the enemy of software maintenance and flexible refactoring. Mostly, the tools and processes that come out of this endeavor fired by laziness will speed up the production.

This makes a lazy programmer a good programmer. Of course, this is only half the truth; for a lazy programmer to be a good programmer, he (or she) also must be incredibly unlazy when it comes to learning how to stay lazy – that is, which software tools make his work easier, which approaches avoid redundancy, and how he can make his work be maintained and refactored easily. (By the way, the word “unlazy” has 14,400 hits in Google; I’m sure this makes it legal.)

Second (and I will elaborate a bit more on this because I find the concept to be less known than the first) a good programmer must be dumb. Why? Because if he’s smart, and he knows he is smart, he will:

a) stop learning
b) stop being critical towards his own work

Point a) will make it hard for him to try to find new techniques to allow him to work faster. Point b) will give him a hard time debugging his own work, and refactoring it. In the endless battle between a programmer and the compiler, it’s best for the programmer to give up early and admit that it’s always him and never the compiler who’s at fault (unless it’s about character encoding issues, which is the part even the compiler gets wrong).

But there’s a more crucial point why a good programmer must be dumb. That’s because for him to find the best solutions to problems, he must keep a fresh mindset and manage to think out of the box (or rather, know its actual shape). In a way, this leads to the mindset of a child; incredibly creative because he never heard “no" for an answer.
The direct opposite approach would not be very constructive; to be knowledgeable about the parameters at hand, and accept them. Because who knows how many limits you think are there are for real? The less you know, the more radical will your approaches be; the better the tools you develop, and the better the product you develop with them.

I know from my work that a good programmer, when confronted with a problem from management, will adopt this mindset of being dumb; he will start asking the most simple, child-like questions. Because he doesn’t accept the parameters suggested to him that someone thinks make up the problem. Here’s a typical conversation from the lost land of web development:

“Since yesterday, our client can’t see the logo on the web site.”
“Did he restart his browser?”
“Yes.”
“Did he restart his computer?”
“Yes.”
“Did he empty his cache?”
“Yes.”
“Does he run Internet Explorer 6?”
“Yes.”
“Is he sure he can’t see it?”
“Yes.”
“Did he look at the web site on the screen?”
“What?”
“Well, he might have printed it out.”
“No, he was looking on it on the screen.”
“Did he also not see other images besides the logo?”
“What? Well, I will ask him.”

For the sake of argument (and this was entirely hypothetical) let’s say the client indeed turned off images in his browser. Or his son did. Whatever the case, this answer could not have been found if you would work in “smart” mode*. None of the questions asked by the programmer required any programming skills. No; simply because the problem is so stupid, only stupidity can tackle it.

*Some years ago, I had a long telephone discussion about the whole web site being messed up since my last update... it turned out the guy disabled stylesheets in his browser. Back then, I would have suspected everything but such a simple solution and was listening to half an hour of complaints about quality standards etc. In the end, the assumption that my update was at fault was just that... an assumption. You better listen to facts only if you start debugging, and never to what people think might be the reason.

In similar fashion, when one of my co-programmers asks me: “Why isn’t this working?” most of the time it’s because they’re working on the wrong file (e.g., they linked to library 1 but they’ve altered library 2, and their revision isn’t showing, or they simply didn’t link the library at all). When you ask a colleague for help, particularly in programming, you want him to know less about your project... so he will ask the stupid questions you sub-consciously avoided asking yourself because you thought you knew the answer, when in fact you didn’t.

There’s another side to it. The too-stupid person will just run off and, without a second thought, do something wrong. The too-smart person will sit down and plan something right, without taking any action. A pragmatic programmer is sort of in-between; he knows making the wrong decision 1 out of 10 times doesn’t hurt the goal as bad as making only right decisions 5 out of 10 times, and making no decision at all the other 5 times.

It’s like the story of the centipede. The centipede was very good at walking with its hundred legs. It never spent a thought on just how it could walk. Until one day, when a big black bug asked the centipede “How can you manage to walk with all those feet? Don’t you find it hard to coordinate their rhythm?” The black bug already left, when the centipede was still sitting down, pondering how it could walk, wondering, and (for the first time in his life) even worrying a little bit. From that day on, the centipede couldn’t walk anymore.
So you better not think too much if you want to achieve something. And of course this is only half the truth, too...

Source: Blogoscoped


Monday, July 27, 2009

CÔ ĐƠN ơi, tên mi có nghĩa là NGHỊ LỰC

Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18-25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khoẻ lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lấn thất vọng; cả niềm tin sắt đã lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ, cái khả năng có thể nhảy rất dài, vượt rất xa, thay đổi cả thế giới; hoặc là cái nguy cơ trượt xa khôn cùng xuống vực sâu của tăm tối, kiệt quệ, u uất và rệu rã.

Tuổi trẻ - tự bản thân nó đã là một tài sản, tự bản thân nó đã hàm chứa ánh sáng và hạnh phúc, khi bị dúi xuống bùn, cơ hội để nó vẫn toả sáng và thăng hoa sẽ lớn hơn so với khi bạn già đi. Lúc đó là lúc phép thử còn màu nhiệm, con tốt đỏ trong tay có thể còn phong Hậu; bạn có thời gian làm hậu thuẫn và chân trời vẫn còn gợi nhiều thôi thúc. Còn khi bạn đã lớn tuổi hơn, những xây xước đằng trước sẽ làm cho bạn ngần ngại, nếu bạn bị dúi xuống bùn thì rất có thể bạn sẽ tặc lưỡi nằm đó một mình, hoặc sẽ cố gắng vùng vẫy sao cho người khác cũng vấy bẩn lem luốc giống với bạn.

Tuổi trẻ có một thứ vốn ngầm rất đáng quý mà không phải ai cũng biết: sự cô đơn. Trái tim là một giống loài dễ hư hỏng. Nếu nó được no đủ, nó sẽ đổ đốn ngay lập tức. Hạnh phúc làm cho con người ta mềm yếu, người ta vui tươi với mọi thứ, người ta quên mất việc phải làm, người ta còn bắt đầu tặc lưỡi nhiều hơn với những thói quen xấu. Tình yêu là một giống dây leo khó chiều. Nó cần được thử thách và bị tấn công. Nếu bạn mớn cơm cho nó hàng ngày, chăm sóc nó quá no đủ, nó sẽ chết yểu.

Cô đơn ơi, tên của mi hàm chứa nghị lực. Nhưng sự cô đơn này không đơn thuần là "một mình" theo nghĩa đen của đúng từ này. Cô đơn là một trạng thái tổng hoà rất đặc trưng của tuổi trẻ. Cô đơn vì thấy mình quá bé nhỏ, và ngộp thở trước sự rộng lớn của vũ trụ, của hàng hà tinh tú trên đầu mỗi đêm hè ta ngẩng lên. Cô đơn vì thấy mình bất lực trước một sinh vật ngang bằng mình, tồn tại cạnh mình, cần cho mình mà mình không sao sở hữu nổi nó. Cô đơn vì thấy có quá nhiều tiếng gọi mà không biết sẽ đi đâu. Cô đơn vị sự giằng xé giữa những ước mơ thời bé và những thực tế vừa mới đến. Cô đơn vì vừa buồn bã, vừa kiêu hãnh và khoái trá đi lại tung tăng, ngạo ngược trong thế giới riêng của mình, chỉ thỉnh thoảng hào phóng mời vào một hai vị khách, rồi lại mời họ ra ngoài để ta đóng cửa lại.

"Hạnh phúc làm con người mềm yếu và quên mất việc phải làm". Rất nhiều người đã nói thế. Rất nhiều người đã được dạy cần cảnh giác với hạnh phúc. Nhưng "việc phải làm" ấy là để làm gì, nếu không phải để mang lại hạnh phúc? Và mục đích cuối cùng của mọi việc là gì nếu không phải hạnh phúc?

Vì thế có lẽ chăng nên nuôi dưỡng trái tim như nuôi con mèo dùng vào việc bắt chuột: để mặc nó đói, nó sẽ phải tìm đường săn mồi. Con mèo đói đến lúc săn được mồi đã quá hao sức vào việc săn, đã quá đói, nên nuốt vội con chuột mà quên mất hưởng thụ thành quả. Và con chuột (hạnh phúc) chui tuột vào dạ dày mà chẳng để lại dư vị gì.

Trái tim là một con mèo, đừng thử thách hay tấn công nó nhiều quá. Nó sẽ tự tìm được một khoảnh sân để duỗi dài sưởi nắng. Trong cái sân nắng ây, có lẽ cô đơn không phải là người bạn tốt.

Cô đơn - tên của nó hàm chứa sợ hãi. Bởi dù theo nghĩa nào đi chăng nữa, cô đơn có nghĩa là khoanh riêng mọt vùng đất cho mình, đặt tên cho nó là "tôi", rồi xây lên một thành trì bao bọc. Mà đã xây thành, có nghĩa là đứng trước nỗi sợ xâm lăng.

Cô đơn - tên của nó hàm chứa khổ đau. Bởi để giữ thành, thì phải chiến đấu. Nếu không giữ được đó là khổ đau. Nếu giữ được, thì một mình trong cái chiến thắng hoang tàn đó, chiến thắng trở nên 3 lần vô nghĩa.

Cô đơn - tên của nó hàm chứa mất mát. Khi đã xây lên một thành trì khoanh thế giới của mình lại, có nghĩa là đã đánh mất thế giới bên ngoài kia.

Mặc dù vậy, cô đơn dường như là một trạng thái mặc định cho mọi người. Tuy nhiên, cũng như một đứa trẻ chỉ lớn nếu cai sữa để ăn cơm, một người trẻ phải chối bỏ và thoát khỏi sự cô đơn để lớn lên.

Nhưng trước khi chối bỏ, người đó phải ý thức được nó. Ngày xưa có một câu chuyện về người cha trong ngày sinh nhật của đứa con 3 tuổi. Đứa con khư khư giữ những quà tặng, không cho các bạn chơi cùng. Người cha quyết định dạy con mình biết chia sẻ bằng cách giật đồ chơi khỏi tay đưa con cho những đứa khác. Có một điều mà người cha đó quên: trước khi học cách chia sẻ, đứa bé phải học cách sở hữu. Người ta không thể cho đi cái gì người ta không có. Cũng vậy, người ta không thể thoát khỏi bức tường mà người ta không nhìn thấy.

Thời gian để tự ý thức đó có thể là rất lâu. Để kiêu hãnh về thế-giới-riêng-tư không thể lặp lại của mình. Để thù địch với tất cả những gì không phải là nó. Để chiến đấu bảo vệ nó. Để thấy nó là chật hẹp và quyết tâm thoát khỏi.

Thoát khỏi không có nghĩa là đánh mất, không có nghĩa là để cho thế giới của mình bị xâm lăng bởi thế giới ngoại lai. Thoát khỏi có nghĩa là cho đi, là đem cái thế giới riêng tư ấy chia sẻ và hợp nhất với những thế giới khác thành một thế giới rộng lớn hơn. Thoát khỏi, có nghĩa là học cách sống với các sinh vật ngang bằng mình, tồn tại với mình, cần cho mình mà không đòi hỏi phải sở hữu. Những giấc mơ, khi đó, không mất đi. Chúng chỉ ít viển vông hơn. Khi đó người ta không còn mơ tung cánh giang hồ.

Cô đơn có thể do khách quan hoặc chủ quan, nếu do khách quan thì đó quả thật là sự sợ hãi, khổ đau và mất mát. Nếu như cô đơn do tự ta tìm đến, nó sẽ không còn là sự sợ hãi khổ đau hay mất mát nữa. Nó sẽ là nơi mà thực sự cảm thấy an toàn, một nơi yên tĩnh vô cùng, nơi mà ta có thể bình tâm đánh giá mọi việc trên thế gian này, nơi mà ta có thể nhận thức được cái hay, cái dở ..., và cũng có thể là nơi để tâm hồn ta chìm vào quên lãng. Và chính những thời điểm như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy lớn hơn rất nhiều, sẽ thay đổi cách nhìn của chúng ta về thế giới xung quanh, và sẽ trở nên hoàn thiện hơn rất nhiều.

-Phan Việt-

Dont become a scientist!

LTS: Người làm khoa học cần phải có lòng đam mê và sự chăm chỉ, nhưng họ cũng cần được bảo vệ, bảo vệ về cuộc sống vật chất cũng như sự tự do nhất định trong nghiên cứu. Bi kịch sẽ diễn ra nếu người làm khoa học không được bảo vệ đúng mức. “Đừng trở thành một nhà khoa học” – bài viết của Giáo sư Vật lý Jonathan I.Katz, Đại học Washington, St. Louis, Mo., (Mỹ) đã trở thành chủ đề tranh luận trên rất nhiều diễn đàn khoa học trên thế giới: từ Mỹ, Canada đến châu Âu cũng như châu Á.

Ban biên tập Tia Sáng mong nhận được ý kiến phản hồi từ độc giả, đặc biệt là các nhà khoa học và nghiên cứu viên trẻ.

Bạn muốn trở thành một nhà khoa học? Ban muốn khám phá những điều bí mật của tự nhiên, bạn muốn làm những thí nghiệm hay thực hiện những phép tính để tìm hiểu về thế giới? Hãy quên điều đó đi.

Khoa học thú vị và hấp dẫn. Cảm giác sung sướng khi phát hiện ra điều mới thật đặc biệt. Nếu bạn thông minh, có tham vọng và chăm chỉ, bạn nên theo học khoa học ở bậc đại học. Nhưng thế là quá đủ. Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn phải đối mặt với thế giới thực. Thế có nghĩa là bạn không nên học tiếp khoa học ở bậc sau đại học. Hãy làm một việc gì khác: học dược, học luật, máy tính hay kỹ sư hoặc bất kỳ ngành nào hấp dẫn bạn.

Tại sao tôi (một giáo sư cơ hữu về vật lý) lại ra sức khuyên bạn không theo con đường mà tôi đã thành công? Bởi thời thế đã khác ( tôi lấy bằng tiến sỹ năm 1973 và trở thành giáo viên cơ hữu năm 1976). Nền khoa học Mỹ không còn cho bạn một nghề nghiệp hợp lí nữa. Nếu bạn học tiếp sau đại học về khoa học, thế có nghĩa là bạn sẽ phải dành cả đời để làm những thí nghiệm khoa học, sử dụng tài khéo léo và tính tò mò của bạn để giải quyết những vấn đề thú vị. Chắc chắn là bạn sẽ sớm thất vọng về điều này và lúc đó thì đã quá muộn để chọn một nghề khác.

Các trường đại học ở Mỹ đào tạo ra gấp hai lần số Tiến sỹ mà xã hội có thế cung cấp việc. Khi mà một thứ tràn ngập ở thị trường, thì giá cả sẽ hạ xuống. Đối với trường hợp các Tiến sỹ, họ sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để làm việc ở vị trí post-doc(*). Người ta vẫn trả lương cao cho những vị trí biên chế như trước kia, nhưng thay vì có thể có được biên chế 2 năm sau khi có bằng tiến sỹ (cách đây 25 năm năm thì thường là như vậy), những nhà khoa học trẻ hiện nay phải mất những năm, mười năm hoặc nhiều hơn làm việc ở vị trí Post-doc. Họ gần như không có hy vọng kiếm được một công việc biên chế và thường lại phải chuyển chỗ làm mỗi hai năm một. Để biết thêm thông tin, bạn có thể tra cứu trên trang Young Scientist’s Network hoặc đọc bản báo cáo tháng Năm, 2001 của tờ Washington Monthly.

Ví dụ như hai trường hợp ứng viên cho vị trí Giáo sư trợ giảng (Assistant Professorship) tại khoa của tôi. Một người 37 tuổi, đã có bằng tiến sỹ được 10 năm (và anh ta vẫn chưa kiếm được việc). Một ứng viên khác, rất xuất sắc, 35 tuổi, có bằng tiến sỹ cách đây 7 năm. Anh ta vừa mới nhận được hợp đồng biên chế cách đây ít lâu, và thôi phải làm công việc nhàm chán là đi xin việc mỗi hai năm một. Ví dụ cuối cùng là một ứng viên 39 tuổi cho vị trí Giáo sư trợ giảng khác; anh ta đã xuất bản tới 35 bài báo. Ngược lại, một tiến sỹ bình thường nếu ra làm tư thì sẽ ở tuổi 29, đối với luật sư thì ở tuổi 25 và họ lập gia đình ở tuổi 31, và một người làm khoa học máy tính với bằng tiến sỹ có thể kiếm được công việc tốt ở tuổi 27 (khoa học máy tính là một trong số it ngành trong công nghiệp đòi hỏi bằng tiến sỹ). Bất kỳ ai có trí tuệ, tham vọng, ước muốn được làm việc và thành công trong khoa học cũng có thể thành công trong bất kỳ ngành nào khác.

Đối với ngành sinh học, lương cho vị trí post-doc thông thường khoảng 27,000 USD/năm và đối với ngành vật lý thì khoảng 35,000 USD/năm (đối với sinh viên thạc sỹ hay tiến sỹ thì học bổng chỉ vào khoảng nửa chừng ấy). Bạn có thể nuôi gia đình với số lương như vậy? Nó chỉ đủ đối với một đôi vợ chồng trẻ để một căn hộ nhỏ. Tôi biết một nhà vật lý trẻ đã bị vợ bỏ bởi cô ta không chịu được viễn cảnh cứ phải thay đổi chỗ ở liên tục. Khi bạn ở tuổi 30, bạn cần hơn nhiều thế: một ngôi nhà tại một quận có trường tốt (**) và cả những nhu cầu cơ bản khác cho một cuộc sống trung lưu. Khoa học là một nghề, chứ không phải là một tôn giáo, và nó không bắt ép ta phải thề rằng sẽ phải sống suôt đời trong nghèo túng và độc thân vì nó.

Đương nhiên, bạn không theo khoa học để trở nên giàu có. Do đó bạn không theo học ngành dược hay luật, y hay luật sư, những nghề thông thường kiếm được gấp đôi hay gấp ba một nhà khoa học (đấy là đối với ai đủ may mắn để kiếm được một công việc biên chế tốt). Tôi cũng lựa chọn nó. Tôi trở thành nhà khoa học để có thể tự do giải quyết những điều lý thú đối với tôi. Nhưng gần như bạn không có sự tự do đó. Với công việc post-doc bạn sẽ phải làm việc trên ý tưởng của người khác, và bạn bị xem như một kỹ thuật viên hơn là một đối tác làm việc độc lập. Rốt cục là bạn hoàn toàn bị ép buộc phải làm khoa học. Bạn có thể có một công việc tốt với nghề lập trình viên máy tính, nhưng tại sao bạn không làm nó ở tuổi 22, hơn là mất cả 10 năm sống trong nghèo khó với khoa học? Càng lâu bạn sống trong khoa học, càng khó để bạn rời khỏi nó.

Có thể bạn đủ tài năng để vượt qua được quãng thời gian làm post-doc; một vài trường đại học sẽ đủ ấn tượng để nhận bạn vào biên chế 2 năm sau khi bạn có bằng tiến sỹ. Có lẽ. Nhưng sự xuống cấp của khoa học khiến cho ngay cả những trường hợp xuất sắc cũng mất nhiều năm làm việc ở vị trí post-doc nhàm chán (xem trường hợp các ứng viên ở trên). Và rất nhiều người xuất sắc, với điểm cao và thư giới thiệu, về sau này cũng sẽ nhận thấy cạnh tranh trong nghiên cứu khó hơn trước rất nhiều, hoặc ít nhất là khác so với sự tưởng tượng của họ.

Giả sử rằng cuối cùng bạn cũng kiếm được một công việc biên chế. Sự cạnh tranh để có được một công việc giờ lại thay thế bởi sự cạnh tranh để xin được tiền tài trợ, và một lần nữa, lại có rất nhiều nhà khoa học. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để viết đề án hơn là làm nghiên cứu. Thật tồi tệ, bởi đề án của bạn lại được đánh giá bởi chính đối thủ của bạn, và bạn cũng không thể chỉ chạy theo sự tò mò của bạn, thay vì đó bạn lại phải mất công sức và trí tuệ, chỉ để lường trước hoặc tránh những phê bình. Bạn không thể sử dụng những kết quả thành công trong quá khứ, bởi vì bạn đã hoàn thành nó, và những ý tưởng mới, mặc dù rất tốt, lại chưa được kiểm chứng. Như vậy là ngay cả khi đạt được điều bạn hằng mơ ước, bạn lại nhận ra rằng nó lại không hoàn toàn giống như những gì bạn muốn.

Vậy ta có thể làm gì? Thứ nhất đối với các bạn trẻ ( những người chưa kiếm được việc biên chế trong khoa học) thì hãy theo một ngành khác. Bạn sẽ tránh khỏi cảnh nghèo khó và thất vọng. Những người Mỹ trẻ thường nhận ra tiền đồ đen tối và không có lối thoát và quyết định bỏ trốn. Đối với những tiến sỹ trẻ từ Ấn Độ hay Trung Quốc, thì tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Tôi biết nhiều trường hợp mà cuộc sống của họ đã bị hủy hoại bởi việc làm nghiên cứu sinh còn hơn cả việc nghiện ma túy.

Nếu bạn đang ở vị trí lãnh đạo trong khoa học và bạn hãy thuyết phục các quỹ tài trợ để cắt giảm ngân sách cho việc làm tiến sỹ. Việc tràn ngập các nhà khoa học chính là hệ quả của chính sách ngân sách ( phần lớn những cơ sở sau đại học đều được tài trợ bởi quỹ của chính phủ liên bang). Các quỹ tài trợ đang than khóc vì chuyện khan hiếm người yêu thích khoa học trong khi chính họ lại là nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm này. Họ có thể đảo ngược tình thế này bằng cách đào tạo đúng số người mà họ cần, nhưng họ lại không làm việc đó, hoặc thậm chí không đề cập đến nó một cách nghiêm túc ( trong nhiều năm NSF (***) vẫn đưa ra những dự đoán thiếu trung thực về sự thiếu hụt các nhà khoa học, và phần lớn các quỹ đều làm như điều đó là đúng). Kết quả là những người trẻ xuất sắc nhất quay lưng với khoa học, và các nghiên cứu sinh phần lớn chỉ là những sinh viên Mỹ trình độ thấp hoặc sinh viên ngoại quốc, những người bị mê hoặc bởi tấm Visa Mỹ.

Phạm Hiệp dịch từ Washington University Physics

* Ở Mỹ, sau khi có bằng Tiến sỹ, người làm khoa học thường mất khoảng một vài năm làm việc ở vị trí post-doc (hợp đồng ngắn hạn 2,3 năm và thường phải chuyển nơi làm việc sau khi kết thúc) trước khi có đủ kinh nghiệm để xin được một chỗ làm việc biên chế : Giáo sư trợ giảng (Assitant Professor), phó Giáo Sư (Associate Professor) hay Giáo sư (Professor).

** Học sinh phổ thông ở Mỹ bị bắt buộc học tại các trường đóng ở nơi cư trú. Do đó giá nhà và giá thuê nhà tỷ lệ với chất lượng của trường học tại nơi đó.

*** NSF- National Science Foundation- quỹ khoa học quốc gia của Mỹ.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Ý kiến phản hồi:

JasonRox- diễn đàn physicsforum :

Thông tin trên đây hoàn toàn thiên vị. Có bằng PhD về vật lý không có nghĩa là bạn bắt buộc phải làm nghiên cứu. Các nhà vật lý hoàn toàn có thể chuyển sang làm những công việc khác như trong công nghiệp hay thương mại chẳng hạn.

Nhưng đúng là có rất nhiều người đã rời bỏ vật lý.

Drbott-diễn đàn collegeconfidental :

Tôi đồng ý. Những người theo vật lý và toán thường có cuộc sống khá chật vật.

Electric- diễn đàn Jsomers:

“Tôi trở thành nhà khoa học để có thể tự do giải quyết những điều lý thú đối với tôi” Tôi nghĩ

là có một cách khác hợp lí hơn là bạn hãy cố gắng thật giàu trước đã. Rồi sau đó hãy làm tiến sỹ và nghiên cứu những gì bạn thích.

Imy786- diễn đàn physicsforum:

Thật thú vị, ở Ấn Độ cũng tương tự như vậy. Tôi đã từng định học vật lý để đi dạy. Nhưng giờ tôi đã thay đổi ý định, chắc là tôi sẽ đi buôn bán nhà đất.

Excalibur313 - diễn đàn collegeconfidental

Thế còn ngành công nghiệp. Đúng là tiếp tục theo khoa học rất khó, nhưng với tấm bằng PhD, bạn sẽ rất thành công trong công nghiệp. Tôi làm việc cho một công ty về công nghệ sinh học, ở đó người ta trả ít nhất 100 000 USD cho vị trí quản lý.

Dirt McGirt - diễn đàn collegeconfidental

Mặc dù tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến của anh ta, nhưng tôi tôn trọng quyền anh ấy được nói những gì anh ta nghĩ.

DV Henkel-Wallace - diễn đàn pipeline

Tôi nghĩ Katz đã nhầm. Rõ ràng là không phải ai cũng có thể trở thành giáo sư (và lại càng khó để khái quát hoá mọi thứ bởi mỗi ngành, mỗi trường đại học và mỗi một thời kỳ lại có những đặc điểm khác nhau).

Shramana - diễn đàn physicsforum

Tôi đã đọc bản gốc và đã rất sốc. Rất may là ở đây tôi còn thấy những ý kiến khác, bớt thành kiến hơn. Sau đây là ý kiến của tôi: cha tôi là một giáo sư ngành tài chính và đó không phải là một nghề có thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, chưa bao giờ tôi nghe ông tiếc nuối vì đã không làm việc cho ngân hàng giống như phần lớn các bạn của ông

Nguồn: Hanoi Corner

Bản gốc:

Don't Become a Scientist!

Jonathan I. Katz

Professor of Physics

Washington University, St. Louis, Mo.

[my last name]@wuphys.wustl.edu

Are you thinking of becoming a scientist? Do you want to uncover the mysteries of nature, perform experiments or carry out calculations to learn how the world works? Forget it!

Science is fun and exciting. The thrill of discovery is unique. If you are smart, ambitious and hard working you should major in science as an undergraduate. But that is as far as you should take it. After graduation, you will have to deal with the real world. That means that you should not even consider going to graduate school in science. Do something else instead: medical school, law school, computers or engineering, or something else which appeals to you.

Why am I (a tenured professor of physics) trying to discourage you from following a career path which was successful for me? Because times have changed (I received my Ph.D. in 1973, and tenure in 1976). American science no longer offers a reasonable career path. If you go to graduate school in science it is in the expectation of spending your working life doing scientific research, using your ingenuity and curiosity to solve important and interesting problems. You will almost certainly be disappointed, probably when it is too late to choose another career.

American universities train roughly twice as many Ph.D.s as there are jobs for them. When something, or someone, is a glut on the market, the price drops. In the case of Ph.D. scientists, the reduction in price takes the form of many years spent in ``holding pattern'' postdoctoral jobs. Permanent jobs don't pay much less than they used to, but instead of obtaining a real job two years after the Ph.D. (as was typical 25 years ago) most young scientists spend five, ten, or more years as postdocs. They have no prospect of permanent employment and often must obtain a new postdoctoral position and move every two years. For many more details consult the Young Scientists' Network or read the account in the May, 2001 issue of the Washington Monthly.

As examples, consider two of the leading candidates for a recent Assistant Professorship in my department. One was 37, ten years out of graduate school (he didn't get the job). The leading candidate, whom everyone thinks is brilliant, was 35, seven years out of graduate school. Only then was he offered his first permanent job (that's not tenure, just the possibility of it six years later, and a step off the treadmill of looking for a new job every two years). The latest example is a 39 year old candidate for another Assistant Professorship; he has published 35 papers. In contrast, a doctor typically enters private practice at 29, a lawyer at 25 and makes partner at 31, and a computer scientist with a Ph.D. has a very good job at 27 (computer science and engineering are the few fields in which industrial demand makes it sensible to get a Ph.D.). Anyone with the intelligence, ambition and willingness to work hard to succeed in science can also succeed in any of these other professions.

Typical postdoctoral salaries begin at $27,000 annually in the biological sciences and about $35,000 in the physical sciences (graduate student stipends are less than half these figures). Can you support a family on that income? It suffices for a young couple in a small apartment, though I know of one physicist whose wife left him because she was tired of repeatedly moving with little prospect of settling down. When you are in your thirties you will need more: a house in a good school district and all the other necessities of ordinary middle class life. Science is a profession, not a religious vocation, and does not justify an oath of poverty or celibacy.

Of course, you don't go into science to get rich. So you choose not to go to medical or law school, even though a doctor or lawyer typically earns two to three times as much as a scientist (one lucky enough to have a good senior-level job). I made that choice too. I became a scientist in order to have the freedom to work on problems which interest me. But you probably won't get that freedom. As a postdoc you will work on someone else's ideas, and may be treated as a technician rather than as an independent collaborator. Eventually, you will probably be squeezed out of science entirely. You can get a fine job as a computer programmer, but why not do this at 22, rather than putting up with a decade of misery in the scientific job market first? The longer you spend in science the harder you will find it to leave, and the less attractive you will be to prospective employers in other fields.

Perhaps you are so talented that you can beat the postdoc trap; some university (there are hardly any industrial jobs in the physical sciences) will be so impressed with you that you will be hired into a tenure track position two years out of graduate school. Maybe. But the general cheapening of scientific labor means that even the most talented stay on the postdoctoral treadmill for a very long time; consider the job candidates described above. And many who appear to be very talented, with grades and recommendations to match, later find that the competition of research is more difficult, or at least different, and that they must struggle with the rest.

Suppose you do eventually obtain a permanent job, perhaps a tenured professorship. The struggle for a job is now replaced by a struggle for grant support, and again there is a glut of scientists. Now you spend your time writing proposals rather than doing research. Worse, because your proposals are judged by your competitors you cannot follow your curiosity, but must spend your effort and talents on anticipating and deflecting criticism rather than on solving the important scientific problems. They're not the same thing: you cannot put your past successes in a proposal, because they are finished work, and your new ideas, however original and clever, are still unproven. It is proverbial that original ideas are the kiss of death for a proposal; because they have not yet been proved to work (after all, that is what you are proposing to do) they can be, and will be, rated poorly. Having achieved the promised land, you find that it is not what you wanted after all.

What can be done? The first thing for any young person (which means anyone who does not have a permanent job in science) to do is to pursue another career. This will spare you the misery of disappointed expectations. Young Americans have generally woken up to the bad prospects and absence of a reasonable middle class career path in science and are deserting it. If you haven't yet, then join them. Leave graduate school to people from India and China, for whom the prospects at home are even worse. I have known more people whose lives have been ruined by getting a Ph.D. in physics than by drugs.

If you are in a position of leadership in science then you should try to persuade the funding agencies to train fewer Ph.D.s. The glut of scientists is entirely the consequence of funding policies (almost all graduate education is paid for by federal grants). The funding agencies are bemoaning the scarcity of young people interested in science when they themselves caused this scarcity by destroying science as a career. They could reverse this situation by matching the number trained to the demand, but they refuse to do so, or even to discuss the problem seriously (for many years the NSF propagated a dishonest prediction of a coming shortage of scientists, and most funding agencies still act as if this were true). The result is that the best young people, who should go into science, sensibly refuse to do so, and the graduate schools are filled with weak American students and with foreigners lured by the American student visa.


Chuyện

Mãn Nguyện


Cún sinh ra và lớn lên cùng với anh chị em nó trong nhà lão Tư cuối xóm.

Từ lúc còn bé, anh em nó bị bỏ đói thường xuyên và bị ăn đòn mỗi ngày vài bận mà chẳng hiểu lý do tại sao. Lâu dần, chuyện này trở thành bình thường.

Một ngày kia, lão Tư bắt đầu giảm bớt đòn và cho chúng ăn nhiều hơn một tí. Cả đám nhà Cún hoảng hốt, thấp thỏm không biết có chuyện gì đây. Cả đám lo lắng mấy hôm nhưng tình trạng bớt đòn và ăn nhiều hơn vẫn diễn ra đều đặn.

Vài hôm sau, Cún thốt lên:

"Chúng ta ít bị đòn, được ăn nhiều hơn trước. Ông chủ của chúng ta thật vĩ đại. Ông ấy thương yêu chúng ta biết chừng nào. Ôi, tôi thật mãn nguyện".

Ngoan

Ngày còn bé, mỗi lần muốn điều gì, hắn lăn đùng ra sàn nhà mà tru tréo lên. Mỗi lần như thế, bố hắn lại quát: "Mẹ nó sao không dúi cho nó yên cho xong. Ầm ĩ, đau cả đầu". Thế là mẹ hắn đưa cho hắn thứ hắn thích, lại còn bảo "Con ngoan của mẹ, đây này, đây này..."

Lâu dần hắn không buồn tru tréo mà chỉ cần ra vẻ như sắp tru tréo là mẹ hắn hoảng hốt... "con ngoan của mẹ" rồi trao ngay cái hắn muốn.

Nhiều năm trôi qua, một ngày nọ hắn mệt mỏi, nhắm mắt lại và rên lên khe khẽ: "ôi mẹ ơi, con chỉ là con ngoan của mẹ mà thôi!"

Old dogs...

Vài năm trước, khi tay bạn tôi còn làm chủ một cửa hàng tạp hoá, hắn tậu một con Rottweiler khá đắt tiền và chi thêm một số tiền khá lớn để chú cún này được huấn luyện 'có bài bản'. Con chó hết sức trung thành, tận tụy và khôn ngoan đến nỗi lần nào gặp nhau để rề rà bia bọt, bạn tôi cũng nhắc đến chú cún này.

Mấy năm sau, bạn tôi dời nhà lên một tiểu bang ở phía bắc. Tất nhiên là chú cún đi theo chủ. Ở đây, chú không còn làm công tác phòng vệ nữa vì bạn tôi đã sang nhượng lại cửa hàng tạp hoá và đi theo nghiệp tài chính. Chú cún suốt ngày thơ thẩn trong vườn hoặc nằm mẹp ở một góc nào đó một cách lười lĩnh. Thoảng hoặc, bạn tôi cố dạy cho nó thêm vài 'trick' mới nhưng... vô phương vì chú cún cực kỳ bảo thủ và thụ động.

Cách đây vài tuần, tôi gọi điện thăm tay bạn, hắn than thở:
"Mẹ khỉ, đúng là you can't teach an old dog a new trick".

Tôi cười đáp:
"Không riêng gì con Meatloaf của bồ mà con... người cũng vậy thôi."

Bạn tôi có vẻ ngạc nhiên và hơi sốc. Hắn hỏi lại:
"Bồ hết chuyện lại đi so sánh một con chó với một con người?"

Tôi cười qua điện thoại và đáp:
"Trên bình diện 'old dog / new trick' mình vẫn có thể so sánh chớ bồ. Này, bồ thử nghĩ xem, sau mấy chục năm sống, bồ đã được nghe, được giáo dục và đã hình thành cái gọi là 'quan điểm'. Liệu ai có thể dời đổi 'quan điểm' của bồ?"

Bạn tôi cãi lại:
"Nhưng quan điểm là cả một quá trình suy nghĩ, đào luyện và chọn lọc mà bồ?"

Tôi trả lời:
"Tớ tin rằng, nếu tính theo tỉ lệ thì sự cố gắng học một cái trick của con chó cũng tương đương với sự cố gắng hình thành một cái 'quan điểm' của con người. Điểm tương đồng nằm ở chỗ, con người đã hình thành cái gọi là 'quan điểm' thì khó có thể có một cái mới thay thế, ngoại trừ có một tác động cực lớn. Con Meatloaf của bồ cũng vậy, đố bồ có thể thay đổi được nó."

Bạn tôi trầm ngâm hồi lâu rồi đáp:
"Ùm... hoá ra mấy thằng mình đang trên đà trở thành mấy 'old dogs can't learn more tricks', nghĩ sao thấy thê thảm quá bồ."

Tôi cười:
"Hì hì, nếu biết vậy, tại sao mình để yên cho mình biến thành old dogs?"

Bạn tôi đáp:
"Ùm... vậy những thứ như 'niềm tin tuyệt đối' của quan điểm là những chuyện nhảm nhí sao bồ?"

Tôi thản nhiên trả lời:
"Tất nhiên. Bồ thử ngẫm lại xem, chính bốn chữ 'niềm tin tuyệt đối' đã là nhảm nhí rồi , khoan hẵng nói đến chuyện ý nghĩa sâu xa đằng sau."

Bạn tôi cười:
"Cuối tuần tôi mua vé máy bay cho bồ bay lên uống bia nói chuyện đó nha? Để hai con chó già nói chuyện 'new tricks' "

Tôi cười phá lên:
"Ha ha... xong ngay."

Sưu tầm từ conmale's blog

Evaluate a Job Offer

You've just been offered your first professional job in the real world. You breathe a sigh of relief: The search is over.

Unfortunately, it's not. In many ways, the real work, deciding whether this job is really the one for you, is just about to begin.

Looking for a job after college is difficult enough. Deciding on a job offer when it comes is often even more challenging. After all, you're not only talking about one, two, three years or longer of your life. You're talking about the launch of your career. A sound decision will make that launch a successful one. But a poor decision will likely turn the beginning of your working life into disappointment or worse.

How in the world do you decide whether a particular job offer is right for you? Here are a few of the main factors to consider:

* Yourself. Obvious? Perhaps. But it's too easy to fall into the trap of basing your accept/don't accept decision on someone else's desires. This is not the time to take a job because you think you're supposed to or because your parents want you to. This is the time when you have to consider your own wants and needs first, because, ultimately, you will be the one who has to invest your time and effort in the job.

* Salary and Benefits. This too might seem obvious, but many new college graduates have only a vague idea of what they want and need in terms of the money they'll earn in their first job. Now is the time when you need to define your ideas about what is a good or acceptable offer, both in terms of salary and benefits.

* Job Duties. Does the job you've been offered honestly sound interesting to you? Will it challenge you, or will it bore you to tears in short order? Will you be able to apply some of the experiences and skills you've learned in your courses and internships? You'll likely be spending more than 2,000 hours a year (assuming you'll be working full-time) on the job. Certainly you want that time to be stimulating and fun.

* Company Culture. What is this company or organization really like? For instance, do employees in the organization seem to like each other and work well together? Admittedly, this is very difficult to judge when you're still on the outside, but you've no doubt developed at least some sense of the corporate culture from your on-site interviews. If your head, heart or gut keeps whispering words of warning to you about the company culture, it's a very good idea to pay attention.

* Growth Opportunities. Will this job give you a chance to experience things you haven't experienced and learn things you don't already know? Are there any opportunities for you to receive additional training so you can learn a new software program, for example, or an up-and-coming approach to Internet marketing? And does there seem to be a good chance that you'll be able to move up in the company or organization over time?

* Your Boss. Your direct supervisor has the power to make your first job a wonderful experience or an exercise in misery. If you have a sense that you'll be able to talk to your supervisor and learn from him or her, wonderful. But if you feel your supervisor is likely to be distant and unaccommodating, beware. If you and your supervisor aren't on the same page (most of the time, anyway), you might be in for a rough time.

* Company Location. Will you be working in a busy city even though your heart yearns to work in a smaller area? Will this new job force you to endure a long, dicey commute each day? If so, is that OK with you?

These are just some of the many factors you'll need to consider in deciding on an offer. If you find yourself overwhelmed, you're not alone. That's why it's a good idea to work with a campus career counselor if at all possible. But if you carefully examine these factors and others that are important to you and then, most critically of all, make sure you remain truthful with yourself, you will make the most informed decision you can.

Peter Vogt, MonsterTRAK Career Coach


Đã bao giờ bạn gỡ một con hạc giấy?


Người ta chỉ xếp hạc giấy để trưng, để ngắm, để tặng. Có ai lại ngồi cẩn thận gỡ một con hạc giấy, nhỉ?! Nếu không thích thì cứ vò nát là xong …

Một người bạn đã dạy tôi cách gấp hạc rất nhanh và đẹp. Thẳng nếp và sắc cạnh, thân con hạc ít đường miết và do vậy, nhìn rất mát mắt.

Gấp hạc cũng như vun vén một tình cảm. Bạn luôn muốn nhẹ nhàng, luôn muốn nâng niu, luôn muốn biến nó thành một thực thể thập toàn thập mỹ. Một con hạc đẹp không tì vết, bạn ngắm mãi không chán. Với một con hạc trót gấp sót gấp sai, mỏ hỏng đuôi cong, bạn sẽ gấp một con khác, rồi nhiều con khác cho đến khi hài lòng mới ngưng. Có nhiều người rất chăm chỉ gấp hạc và chẳng bao giờ nản lòng, luôn đòi hỏi phải gấp kì được con hạc đẹp nhất. Tôi thán phục họ, những người không mỏi mệt đi tìm tình yêu tròn trĩnh đích thực cho mình.

Tháo hạc là gỡ bỏ một tình cảm. Dù đẹp hay xấu, thì tháo sinh vật giấy tí xiu ấy cũng khiến bạn lúng túng lúc khởi đầu. Xoay đuôi, xoay cổ, phải bung nếp nào ra đầu tiên để tờ giấy không rách toạc? Phải bung nếp lòng nào đầu tiên và như thế nào để tình yêu cũ không làm tâm hồn bạn rách toạc hay trở nên quá nhàu nhĩ? Khi con hạc trở lại trạng thái một tờ giấy, thì dù có miết lấy miết để bằng bàn ủi 100 độ, nó cũng chẳng thể phẳng phiu như trước. Mảnh giấy từng là một con hạc đẹp, dù gấp khéo và gỡ khéo thế nào thì vẫn có vết nhăn. Bạn sẽ có thể hoàn toàn phủi sạch những chuyện xưa cũ? Tôi không nghĩ thế. Kỷ niệm rất hiếu động, nó nấp đâu đấy và thi thoảng chạy ra hù một cái làm bạn giật mình, rồi nó lại lẩn mất.

Sẽ có người vẫn giữ lại những con hạc không như ý, không tháo ra, rồi gấp một con khác. Nhưng lẫn lộn trong đống hạc, họ khó phân biệt được đâu là con đẹp nhất để ngắm, để chăm sóc. Hoặc trong một phạm vi hũ thủy tinh hẹp mà quá nhiều hạc thì chúng sẽ cựa vào làm tấy nhau. Còn tôi, tôi sẽ giữ cho mình một con hạc đẹp và một vài (hoặc có thể là khá nhiều) tờ giấy nhăn nhó.

- Sưu tầm -

No.1

Joke 1:

Có chàng nọ đi mua găng tay để tặng cho bạn gái, anh ta nhờ em của cô ta đi theo để cố vấn.

Trong khi anh ta mua đôi găng tay thì em của cô bạn gái cũng mua 1 cái quần lót.

Khi gói hàng, cô bán hàng gói lộn găng tay đưa cho cô em bạn gái, còn gói quần lót thì đưa cho anh ta.

Không biết sự lầm lẫn này, anh ta gởi gói quà kèm theo 1 lá thư đến cô bạn gái.
Sau đây là nội dung của lá thư:

Em yêu dấu,

Vì thấy rằng khi đi chơi với anh không bao giờ em mặc nó, nên hôm nay anh tặng nó cho em đây.
Vì muốn chọn cái thích hợp với em nhất, nên anh đã nhờ em gái của em đi theo mua, vì anh thấy em gái của em có mấy cái rất đẹp, và anh biết rõ em gái em và em đều cùng 1 cỡ như nhau.

Cô bán hàng giới thiệu cho anh 1 cái kiểu mới, mặc vào rất ấm,có phẹt-mơ-tuya để mở, nhưng khi thấy cô ta kéo phẹt-mơ-tuya thử, nó bị vướng lông bên trong nên anh chọn loại không có phẹt-mơ-tuya.

Anh đã bắt em gái em mặc nó trước mặt anh, 1 phút sau cởi ra và đưa cho anh ngửi bên trong, khi thấy không có bị ẩm ướt và hôi anh mới quyết định mua.

Anh hy vọng rằng lần gặp tới anh sẽ tận tay mặc nó cho em. Và sau khi mặc em hãy chìa nó ra để anh hôn lên đó 1 nụ hôn nồng thắm.

Joke 2:

một ngày đẹp trời trước cửa một tiệm thuốc tây rất đông mọi người đang get line chờ đến lượt của mình thì một người đàn ông hấp tấp hớt hải chạy tới nói lớn rằng " Xin cho tôi qua trước, rất gấp rồi ở nhà có người đang nằm chờ" mọi người đều lo lắng và thông cảm nhường cho người đàn ông ấy vào trước! bước tới quầy thuốc bằng một vẻ mặt hớn hở ông ta nói với doctor rằng "bán cho tôi một cái bao cao su loại tốt nào!!!!

Ai rồi cũng phải khác đi...

Bạn có bao giờ tự hỏi, "Liệu sau vài năm nữa, mình sẽ như thế nào? Xinh đẹp hơn? Thành đạt hơn? Giỏi giang hơn?", nhưng bạn có bao giờ nghĩ, vài năm sau, tính cách của bạn hoàn toàn khác hẳn với bạn-bây-giờ?

Tôi thấy chị thay đổi tính cách quá nhanh...

Cách đây hai năm, tôi lặng thầm dõi theo từng entry của chị, nội dung toàn những những show ảnh Harajuku màu mè, những mối tình nóng bỏng rồi cũng đóng băng rồi tan chảy, những câu chửi thiếu văn hóa và không-thể-chấp-nhận...

Lúc ấy chị học lớp 11, ở một trường dân lập, và đang đóng một vai trong NKVA...

Tôi tự hỏi: "Những thành phần thế này, sau này cống hiến được gì cho xã hội?"

Vài năm sau...

Khi tôi học lớp 11 như chị khi xưa, chị đã "lột xác", trưởng thành...

Những entry của chị về cuộc sống khiến tôi ngưỡng mộ... Chị ăn mặc thời trang, tỏ ra thành đạt và hiểu đời. Hiện nay chị vẫn đóng phim. Tuy chưa nổi tiếng, nhưng số tiền chị kiếm được cũng khiến những người đang 18 tuổi như chị phải suy nghĩ.

Tôi sững sờ.

Chị mới 18 tuổi...

Những entry của chị nhẹ nhàng hơn xưa, bí ẩn hơn và cũng huyễn hoặc hơn...

Tâm hồn chị đẹp dần...Chị biết thương ba mẹ, yêu cuộc sống và mỉm cười với mọi người.

Tôi trầm trồ.

2 năm trước, chị thác loạn và bốc đồng, xốc nổi

Điều gì đã khiến chị thay đổi nhanh đến vậy?

--------------------------

Tôi biết đến anh khi hình anh được đưa lên một tờ báo teen.

Nhìn mặt anh rất hiền.

Năm đó anh học lớp 11, và thành tích của anh là 10 năm học sinh giỏi.

Tôi thán phục.

Chưa đầy một năm sau, tôi được dịp biết anh...

Anh theo trào lưu teen hiện giờ...

Anh là một 9x đúng nghĩa, xài điện thoại xịn, đi xe tay ga, ăn mặc cầu kỳ...

Anh xa lạ và lạnh lùng...

Tôi không còn nhận ra anh như ngày nào...

Người mà tôi biết đấy ư?

Lúc trước, tâm hồn anh sâu lắng với bao entry khiến đầu óc tôi mụ mị...

Bây giờ, entry anh là những kí hiệu đôi khi khó hiểu và những câu chửi tôi không thể chấp nhận...

Anh tự tin đến mức tự kiêu, dù bản thân anh, so với 9x hiện tại, chưa gặt hái được điều gì quá to tát.

Tôi đặt một nghi vấn: Vì lý do gì, anh phải cố chối bỏ bản chất thật sự của mình?

--------------------------

Ngày đó, em hồn nhiên, dễ thương. Những gì được em cho là đẹp, thì nó đẹp thật. Những gì được em ưa thích, thì chưa chắc nó xứng đáng được như thế.

Em cho tôi cảm giác thoải mái khi bên cạnh, dù đôi khi giữa chúng ta là những khoảng lặng đến buốt lòng...Tôi không muốn đề cập đến hoàn cảnh tôi quen em, vì nó nhạt mờ lắm. Hẳn em cũng thế, phải không?

Nhìn em, ban đầu tôi nghĩ rằng em cũng như bao teen hiện tại, chưa nghĩ gì quá xa cho tương lai và còn bồng bột ở hiện tại lắm lắm...

Nhưng em biết tiếp thu những ý kiến từ người khác, và nhất là em chịu lắng nghe tôi...

Tôi vui vì điều đó.

Tôi tin sau này em sẽ thành công.

Đúng một năm sau.

Tất nhiên tôi thân em hơn, và giữa chúng tôi có khoảng im lặng đáng sợ, cũng không sao cả.

Nhưng tôi thấy em đã khác.

Đúng là em quá chững chạc so với tuổi của mình, khi trong một năm mà em đã "lột xác" trọn vẹn đến vậy...

Lăng kính của em về cuộc sống cũng dần chỉ theo ý nghĩ chủ quan của em...

Em từ bỏ mọi thứ thuộc về teen. Với em, điều đó "thật phi nghĩa và lãng xẹt". Em không thích chơi với chúng bạn hay theo phong trào, em thích những gì cổ điển và tri thức. Em tôn sùng những điều thuộc về điểm số, bằng cấp và danh hiệu.

Em cáu gắt khi mục tiêu đặt ra không như em muốn...

Em từ bỏ những kỉ niệm tuổi học trò.

Em cho rằng những gì em thấy xấu, tức là nó xấu. Những gì em sùng bái, ắt hẳn nó là một kiệt tác luôn được người đời tuyên dương...

Tôi bắt đầu khựng lại, dè dặt trước em...

Bởi biết đâu, đôi khi một hành động vô ý nào đó của tôi (quá nhí nhảnh hoặc thuộc dạng "hơi teen" chẳng hạn) sẽ khiến em không dễ chịu, rồi em cho rằng: "Vớ vẩn".

Tôi tự hỏi, điều gì đã gọt giũa em tôi nhanh đến vậy...

--------------------------

Ai rồi cũng phải khác đi. Chính Nguyễn Nhật Ánh còn làm một bài thơ trong tác phẩm "Mắt biếc", có đoạn:

"Ngậm trên môi
Một nhành cỏ dại
Chợt hiểu rằng
Tôi đã khác tôi xưa..."

--------------------------

Với chị, tôi cảm thấy vui khi chị thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Với anh, tôi hụt hẫng vì anh xa tầm với của tôi mất rồi.

Với em, tôi hơi buồn vì hình ảnh khi xưa mờ nhạt dần. Em của tôi quá chững chạc đến mức tôi không thể nào "sánh bằng" được nữa...

Thời gian đẽo gọt con người tài tình thật...

Nguồn: i4vn

...Tưởng rằng đã quên... nhưng tim yếu mềm :))

 

boulevard of broken dreams © 2008. Chaotic Soul :: Converted by Randomness