Chúng ta bắt đầu đọc văn học Pháp đúng vào thời kỳ phong trào lãng mạn ở đó đang thịnh hành. Ở Việt Nam, thơ mới ra đời, thơ mới dường như đồng nghĩa với thơ lãng mạn. Ở Tây phương, điểm chính của phong trào lãng mạn là con người trở thành trung tâm: rung động của cá nhân người viết được đề cao, chứ không phải vũ trụ khách quan và các thứ tự trong đó. Sự cảm thụ cái đẹp của con người quan trọng hơn chính cái đẹp: một giọt sương rơi trên chiếc lá không có ý nghĩa gì, sự thổn thức của người nhìn nó mới làm cho nó bất tử. Sự đề cao con người, đề cao cá nhân này sẽ còn dẫn đến nhiều điều biến chuyển quan trọng trong văn minh Tây phương thế kỷ 19, 20.
Trở lại với thơ mới và phong trào lãng mạn ở Việt Nam. Phong trào này rất thành công. Trước đây hình như ai có đi học cũng đọc thơ, làm thơ. Nhưng chủ nghĩa lãng mạn trong một xã hội Khổng giáo thực ra gặp phải một mâu thuẫn trầm trọng làm cho nó không phát triển được.
Ở Việt Nam, người ta nói chuyện ít xưng ngôi thứ nhất "Tôi", mà dùng ngôi thứ ba. Cá nhân trong xã hội Đông phương luôn đứng sau, ẩn mình dưới những khuôn vàng thước ngọc người xưa, hoặc người trên, mà nói về mình hay về thế giới. Hậu sinh muốn hiểu Nguyễn Du, phải hiểu nhiều tích xưa của Tầu, để lấy đó đong đếm nỗi buồn của thi nhân.
Ở phương Tây, sự đề cao tự do tâm hồn (Rousseau, Goethe) đương nhiên sẽ dẫn tới sự giải phóng con người (Schiller). Thi ca lãng mạn của Việt Nam đi sau, nhưng vì tự khép mình dưới các giá trị Khổng giáo, không góp đủ gió để có cơn bão tất yếu sau đó là giải phóng cá nhân. Nó dừng lại rồi kẹt luôn ở sự rung động của tâm hồn: mây gió, hoàng hôn, thương nhớ.
Làm sao định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
(Xuân Diệu)
Một chút nắng nhạt này đã đủ nuôi sống tâm hồn hàng triệu người trong hai, ba thế hệ. Mãi tới bây giờ, nhiều người trí thức khi thưởng ngoạn nghệ thuật cũng không cần gì nhiều hơn:
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
(Trịnh Công Sơn)
Bao nhiêu người thấy câu này đẹp: mưa vẫn mưa bay. Không gian man mác, thời gian man mác, lòng người man mác. "Tầng tháp cổ": cổ là xưa, xưa là thương nhớ một thời đã qua. Câu hát quá đẹp, chỉ trong một câu, nó ôm được sự hoài niệm thời xưa (tháp cổ) và cái nhìn mơ màng về nghìn sau (mưa vẫn còn bay).
Cái tháp cổ nghìn năm sau mưa vẫn còn bay đó đẹp lắm, nhưng để làm gì?
Rất nhiều người Việt có quan niệm về nghệ thuật rất giản dị: nghệ thuật chỉ cần đẹp. Một bức tranh hoàng hôn trên đồng lúa làm cho ta thấy quê hương mình đẹp, vậy là nghệ thuật. Một bản nhạc êm đềm, "ôi tóc em dài đêm thần thoại" cho ta mơ màng đến một người tình tóc dài, vậy là nghệ thuật.
Con người ai cũng từng biết buồn, từng mơ màng, từng có một người yêu tóc dài... ai cũng có kỷ niệm. Nghệ thuật chỉ cần gợi lại, làm cho người ta thấy lòng êm ả, nhớ thương, là người xem thấy đẹp.
Chính vì người xem chỉ cần có thế nên văn học, âm nhạc, điện ảnh nước ta không phát triển được. Tôi xin trích một câu đọc được của ai đó trên mạng, rằng "Ta phải nghe nhạc bằng khối óc và bằng con tim, chứ chỉ nghe bằng cảm tính, thì không biết hay dở. Âm nhạc vì không có người phân biệt hay dở, nên không phát triển được".
Đúng vậy. Bạn thử vào một tiệm mỹ phẩm. Ở đó bạn có thể mua một loại kem thoa lên da thì da thấy mềm, ấm, mượt mà và có mùi hương thoang thoảng rất dễ chịu. Lọ kem đó có phải là nghệ thuật không? Không. Vậy thì một bản nhạc giống như một lọ kem thoa cho tâm hồn, làm cho tâm hồn thấy ấm áp, thoang thoảng hương thương nhớ, thì cũng đừng cho đó là nghệ thuật và đừng nghĩ nghệ thuật chỉ cần có vậy.
Dĩ nhiên khi xem phim, bạn thích phim có ánh sáng, khung hình đẹp, thích nhìn thấy một nụ cười khó quên, nghe một câu nói thông minh... Những thứ này quan trọng. Khi đã tìm đến nghệ thuật, ai cũng hướng về cái mỹ, về sự chính xác. Trong cái mỹ người ta dễ nhìn thấy cái chân hơn là trong sự cẩu thả. (Tôi muốn biết người làm phim yêu đứa con của anh ấy. Tình yêu đấy được lộ trong sự cẩn thận khi làm việc).
Cái đẹp quan trọng, nhưng chưa đủ để định nghĩa nghệ thuật. Nếu gây nhiều tình cảm uỷ mị, nó còn ngăn chận người ta đi tìm những ý nghĩa thực sự trong một tác phẩm.
Một tác phẩm nghệ thuật phải làm cho ta suy nghĩ. Điều này quan trọng hơn cái đẹp mượt mà. Chức năng quan trọng nhất của nghệ thuật là khai phóng. Nó giúp ta đi một bước nhỏ, hay một bước lớn, đến gần sự thật hơn vì ta đã suy nghĩ (bằng óc), đã thấy buồn vui cùng loài người (bằng tim). Định nghĩa nghệ thuật như vậy tuy thực giản dị, nhưng tôi cho là đủ.
Bài viết của azindva @ YXINE
Trở lại với thơ mới và phong trào lãng mạn ở Việt Nam. Phong trào này rất thành công. Trước đây hình như ai có đi học cũng đọc thơ, làm thơ. Nhưng chủ nghĩa lãng mạn trong một xã hội Khổng giáo thực ra gặp phải một mâu thuẫn trầm trọng làm cho nó không phát triển được.
Ở Việt Nam, người ta nói chuyện ít xưng ngôi thứ nhất "Tôi", mà dùng ngôi thứ ba. Cá nhân trong xã hội Đông phương luôn đứng sau, ẩn mình dưới những khuôn vàng thước ngọc người xưa, hoặc người trên, mà nói về mình hay về thế giới. Hậu sinh muốn hiểu Nguyễn Du, phải hiểu nhiều tích xưa của Tầu, để lấy đó đong đếm nỗi buồn của thi nhân.
Ở phương Tây, sự đề cao tự do tâm hồn (Rousseau, Goethe) đương nhiên sẽ dẫn tới sự giải phóng con người (Schiller). Thi ca lãng mạn của Việt Nam đi sau, nhưng vì tự khép mình dưới các giá trị Khổng giáo, không góp đủ gió để có cơn bão tất yếu sau đó là giải phóng cá nhân. Nó dừng lại rồi kẹt luôn ở sự rung động của tâm hồn: mây gió, hoàng hôn, thương nhớ.
Làm sao định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
(Xuân Diệu)
Một chút nắng nhạt này đã đủ nuôi sống tâm hồn hàng triệu người trong hai, ba thế hệ. Mãi tới bây giờ, nhiều người trí thức khi thưởng ngoạn nghệ thuật cũng không cần gì nhiều hơn:
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
(Trịnh Công Sơn)
Bao nhiêu người thấy câu này đẹp: mưa vẫn mưa bay. Không gian man mác, thời gian man mác, lòng người man mác. "Tầng tháp cổ": cổ là xưa, xưa là thương nhớ một thời đã qua. Câu hát quá đẹp, chỉ trong một câu, nó ôm được sự hoài niệm thời xưa (tháp cổ) và cái nhìn mơ màng về nghìn sau (mưa vẫn còn bay).
Cái tháp cổ nghìn năm sau mưa vẫn còn bay đó đẹp lắm, nhưng để làm gì?
Rất nhiều người Việt có quan niệm về nghệ thuật rất giản dị: nghệ thuật chỉ cần đẹp. Một bức tranh hoàng hôn trên đồng lúa làm cho ta thấy quê hương mình đẹp, vậy là nghệ thuật. Một bản nhạc êm đềm, "ôi tóc em dài đêm thần thoại" cho ta mơ màng đến một người tình tóc dài, vậy là nghệ thuật.
Con người ai cũng từng biết buồn, từng mơ màng, từng có một người yêu tóc dài... ai cũng có kỷ niệm. Nghệ thuật chỉ cần gợi lại, làm cho người ta thấy lòng êm ả, nhớ thương, là người xem thấy đẹp.
Chính vì người xem chỉ cần có thế nên văn học, âm nhạc, điện ảnh nước ta không phát triển được. Tôi xin trích một câu đọc được của ai đó trên mạng, rằng "Ta phải nghe nhạc bằng khối óc và bằng con tim, chứ chỉ nghe bằng cảm tính, thì không biết hay dở. Âm nhạc vì không có người phân biệt hay dở, nên không phát triển được".
Đúng vậy. Bạn thử vào một tiệm mỹ phẩm. Ở đó bạn có thể mua một loại kem thoa lên da thì da thấy mềm, ấm, mượt mà và có mùi hương thoang thoảng rất dễ chịu. Lọ kem đó có phải là nghệ thuật không? Không. Vậy thì một bản nhạc giống như một lọ kem thoa cho tâm hồn, làm cho tâm hồn thấy ấm áp, thoang thoảng hương thương nhớ, thì cũng đừng cho đó là nghệ thuật và đừng nghĩ nghệ thuật chỉ cần có vậy.
Dĩ nhiên khi xem phim, bạn thích phim có ánh sáng, khung hình đẹp, thích nhìn thấy một nụ cười khó quên, nghe một câu nói thông minh... Những thứ này quan trọng. Khi đã tìm đến nghệ thuật, ai cũng hướng về cái mỹ, về sự chính xác. Trong cái mỹ người ta dễ nhìn thấy cái chân hơn là trong sự cẩu thả. (Tôi muốn biết người làm phim yêu đứa con của anh ấy. Tình yêu đấy được lộ trong sự cẩn thận khi làm việc).
Cái đẹp quan trọng, nhưng chưa đủ để định nghĩa nghệ thuật. Nếu gây nhiều tình cảm uỷ mị, nó còn ngăn chận người ta đi tìm những ý nghĩa thực sự trong một tác phẩm.
Một tác phẩm nghệ thuật phải làm cho ta suy nghĩ. Điều này quan trọng hơn cái đẹp mượt mà. Chức năng quan trọng nhất của nghệ thuật là khai phóng. Nó giúp ta đi một bước nhỏ, hay một bước lớn, đến gần sự thật hơn vì ta đã suy nghĩ (bằng óc), đã thấy buồn vui cùng loài người (bằng tim). Định nghĩa nghệ thuật như vậy tuy thực giản dị, nhưng tôi cho là đủ.
Bài viết của azindva @ YXINE
0 comments:
Post a Comment