Monday, December 31, 2012

Lẽ giản đơn

Đã bao giờ em bóc lịch 
Thấy qua vô nghĩa một ngày 
Rồi em ghi vào nhật ký: 
ngày mai như ngày hôm nay... 

Đã bao giờ em hoảng hốt 
Khi mình bất lực trước mình 
Và em thấy trong đôi mắt 
Có gì ứa ra vô hình 

Nếu có xin em đừng sợ 
Thật ra là rất bình thường 
Tất cả chúng ta đều thế 
Mỗi khi cần được yêu thương

Nguyễn Thế Hoàng Linh

Wednesday, December 12, 2012

Trích đoạn của thiên tài


Chương 1 - Chuyện Của Thiên Tài - NTHL

"Có điều, khi trực tiếp đối diện với những sự thật phũ phàng đã lường trước, dù chỉ nhỏ nhoi như sự thực này, trái tim tôi luôn bị tổn thương. Và tôi lại muốn khóc vì bất lực. Cho đến giờ phút này, trên thế gian này, tôi vẫn là một kẻ hèn. Tôi không đòi hỏi gì cho mình, không than vãn về nỗi khổ đau của mình; nhưng khi tôi vẫn chẳng gột rửa được cái cội nguồn chia sẻ và đùm bọc của con người, dù có là một thằng đàn ông bất khuất, tôi vẫn là một kẻ hèn…   Ô hô. Tôi là một kẻ có trái tim nhạy cảm và yếu đuối. Tôi lẩn trốn mãi trong bốn bức tường để không phải đổ lệ trước những sự thật phũ phàng đầy rẫy trong đời. Tôi không muốn người ta nhìn thấy tôi khóc. Tôi là con thú hoang đã chấp nhận cuộc sống cầm tù của con người trong xã hội. Tôi phá dần sự phá phách trong tôi."

"Ôi, cuộc đời của bác tôi. Cả đời hy sinh. Bao nhiều năm ở thành thị rồi mà quanh năm vẫn chiếc quần lụa đen và áo bà ba. Mùa đông thì mấy chiếc áo len dày sụ mớ ba mớ bảy. Tôi có nhớ một lần về quê ăn cưới, bác ngượng ngùng trong chiếc áo bó cổ lọ. Vậy mà bác tôi biết đủ chuyện đời. Những mối quan hệ thì vô số, chẳng thua ông to bà lớn nào. Và cũng như bà nội tôi, chả để ai bắt nạt. Người đời có kẻ ngấm ngầm bảo bác ranh ma, xảo quyệt. Không, tôi không cần biết. Tôi yêu và thương bác tôi. Trái tim tôi nó chả sai bao giờ. Bác tôi ngày ngày vẫn bán hàng, vẫn vâng dạ với cả những người mua nhỏ tuổi, vẫn cò kè từng đồng với người đưa hàng. Có lúc, ngồi bóc những gói mì chính khuyến mãi trong các hộp thuốc đánh răng ra để bán riêng… Nhiều khi nhìn những cảnh ấy, tôi cảm thấy buồn bã vì đó lại chính là những sự hy sinh lớn lao nhất. Bác mặc kệ cái nhìn của người đời, miễn là con cháu có thêm miếng cá, món quà…"

"…em ơi có biết tôi thèm được làm thiên hạ để dèm pha tôi bẻ bai thế đứng thế ngồi xem tôi cười mỉm tinh khôi nhường nào…"

Chương 2 - Chuyện Của Thiên Tài - NTHL

"“Giấc mơ” cũ đã mất rồi.   Mất chứ không phải biến mất. Trong thế gian này, chẳng có gì tan biến cả."

"Tôi như một con thú bị bầy đàn xua đuổi vì không ăn thịt."

Chương 3 - Chuyện Của Thiên Tài - NTHL

"Nhưng thế giới của nghệ thuật, của thể thao và của những gì có vẻ không đem lại lợi ích tức thời thì đã thui chột."

"Kẻ có tài là kẻ biết tận dụng mọi thứ, kể cả cái hỏng hóc, kể cả sự tuyệt vọng của chính mình. Kẻ bất tài sẽ khóc lóc, than thở. Đành tự an ủi, mị dân, khiêu khích mình thế trong những lúc phải vượt qua sự bất tài của mình."

Chương 4 - Chuyện Của Thiên Tài - NTHL

"Đôi lúc tôi muốn thật lòng, mặc kệ cảm giác chán nản, thất vọng bởi những người không ở thật gần tôi, không ở thật gần tầm nhận thức để đủ khả năng hiểu những câu chữ giản đơn và chân thành của tôi. Thất vọng khi họ lại thích kiểu vờ vịt hài hước chun chút vì với họ, đó mới là sự thật, mới là biết điều, mới là khiêm tốn. Mà không tìm thấy trong ấy ít nhiều cay đắng. Họ không tìm thấy đâu, sẽ không tìm thấy đâu. Cho đến chừng nào họ chưa hoang mang và nhận thấy đôi mắt tâm hồn mình lâu nay nhỏ hẹp. Và bỗng khao khát nó sáng lên nhiều nữa."

"Sản phẩm của sự thiếu cập nhật tri thức chính là sức ì của bộ não. Từ đó, những lối mòn suy nghĩ và hành động dần hình thành. Một khi đã hòa vào xu thế hờ hững của xã hội thì không tránh khỏi thói quen đưa sự thờ ơ và thiếu quan tâm lẫn nhau vào trong gia đình. Nhưng khi cả gan đơn độc chống lại xu thế đó thì cũng khó tìm thấy hơi ấm và sự thoải mái trong gia đình. Nơi mà vì đã nhiễm sự thờ ơ, chẳng ai ủng hộ anh. Đó là niềm thất vọng lớn của tuổi trẻ. Khi càng ngày mong muốn tranh đấu cho hạnh phúc càng có vẻ nguội lạnh đi. Anh cảm thấy mình không còn thật lòng với nó nữa. Và để trung thực với mình, anh không hướng về nó nữa. Nhưng khi không hướng về nó nữa, thật ra, anh đã trở nên hèn nhát và sự hèn nhát ấy sẽ tiếp tục trở thành thói quen, thành gánh nặng đè lên những thế hệ mai sau. Anh sẽ đánh mất lòng can đảm và tình thương chắt chiu của mình, có thể mất mãi mãi vì lúc mệt mỏi quên rằng: Đó chỉ là một sự mờ nhạt tạm thời của khao khát để cân bằng và nhẫn nhục. Còn rất nhiều tình thương và niềm vui ở phía trước. Và chỉ có anh mới có thể vượt qua cái hạn chế này, chẳng có ai khác đâu."

"Tôi đang làm cái việc đỡ cho các nhà nghiên cứu mình về sau. Cũng có thể làm cho nó rối rắm thêm. Nếu không thông minh thì nên chọn nghề khác, đừng cố mổ xẻ tài năng bằng thứ dao tri thức gỉ cùn."

Chương 5 - Chuyện Của Thiên Tài - NTHL

"Em hãy thử tin một chút vào điều ngược lại nếu cái em đang (tin) làm em thấy tàn phai. Tin một chút, một chút thôi, em ạ"

"Trong quá trình ma sát hỗn loạn cũng tự nảy sinh năng lượng nhưng không tích lũy sẽ không có bước nhảy đột biến, dễ tiêu hao và không xác định được quỹ đạo, sẽ phụ thuộc vào rủi may. Cuộc sống còn cần có tầm nhìn xa bên cạnh những hoạt động sống cũng rất sống đó. Như một sự bổ trợ, cân bằng, phong phú tất yếu. Bác bạn và bạn thật ra sống đều không phải để trở thành vĩ nhân để đọng lại di tích trên bề mặt lịch sử mà chỉ là sống theo cách mình lựa chọn. Nếu lỡ bị lịch sử nhớ mặt thì cũng đành chịu. Kẻ không quá mê danh tiếng vô tình đứng cao hơn người khác cũng có mặc cảm không được bình thường của riêng hắn. Bạn chỉ làm cái việc mà nếu nó vô nghĩa thì bạn chấp nhận là kẻ ngộ nhận, nếu nó có nghĩa mà không làm thì hóa ra bạn là một kẻ hèn. Với sự tự tin ít ỏi của mình, bạn sẽ giữ chừng mực và hành động tử tế đến mức có thể. Nên bạn có thể quyết định bạn không hối hận. Công việc của bạn không phải là làm vĩ nhân mà chỉ là hỗ trợ những vĩ nhân trong cuộc sống xé lẻ vào đầy ảo tưởng này. Bằng những nấc thang nhận thức mà bạn mày mò. Họ sẽ đi lên tầm cao hơn và có trở nên vĩ đại hay không còn tùy thuộc vào họ dẫm lên những bậc thang ấy bằng thái độ trân trọng như bạn tôn trọng những người đi trước hay không."

Chương 11 - Chuyện Của Thiên Tài - NTHL

"Nên bạn đừng ban phát lòng xót thương bừa bãi. Vì nó sẽ chóng hết lắm khi bạn thấy sự thương cảm đã nhàm, những cảnh đời éo le càng ngày càng hiện lên dày đặc và rõ ràng hơn với đôi mắt rách mất lớp màng ngây thơ. Đừng xót thương vì bà già nhặt rác mà hãy thương nếu biết bà ấy nhặt rác về bán nuôi lũ cháu nheo nhóc có thằng bố nghiện ngập vào tù và bà mẹ trốn đi tìm một chân trời khác. Còn nếu không biết gì, cứ để bà già yên tâm với công việc của bà ấy. Và lòng quả thấy băn khoăn thì hãy cho bà ấy tiền hoặc đến tận nhà thăm hỏi. Hoặc trò chuyện với bà ấy nếu bà ấy có hứng thú tâm sự. Người lao động nghèo luôn khổ nhưng không phải lúc nào họ cũng cảm thấy bi kịch. Bi kịch chỉ đến khi họ bắt đầu khao khát nhận thức, khi họ bị ngăn cấm tình yêu, khi họ bệnh tật không có tiền chữa chạy, và hứng chịu những bất công lớn. Lúc đó, họ sẽ thấy sự tù túng và bất lực. Còn bình thường thì họ rất dễ ăn dễ ngủ. Cũng vì thế mà bi kịch ngày càng nhiều. Và bản thân họ phải tự thoát ra. Nhưng người đem đến lí luận và động lực lại chính là giới trí thức. Càng ngày càng đông những kẻ hững hờ."

"Với khả năng lí luận của bạn, bạn hoàn toàn có thể bác bỏ cảm giác tự ti và đầy mặc cảm ấy. Nhưng vấn đề đó lại là loại cảm xúc bất mãn về cảm xúc tự nhiên. Có nó thì đau nhưng không có nó thì bạn lại trở thành vô cảm thật rồi. “Món nợ đời lớn nhất của đời người là tình cảm”. Có nhiều cái không thanh toán được bằng lí trí. Càng trưởng thành thì bạn càng dung hòa được điều đó."

"Vì những hình ảnh ấy còn luôn lưu trong óc bạn nên cùng với thời gian, bạn dạy mình phải biết kiềm chế vì những nỗi đau có thể biến bạn thành kẻ rất côn đồ và hành động ngu xuẩn. Nhưng hiềm là dồn nén, kiềm chế cảm xúc thì phải giải tỏa để cân bằng."

"Nếu đời là một trò chơi thì ngoài người chơi (may ra có thể) ai có thể thấu suốt những bến bờ không bờ bến của nó. Khi đã chơi thì dối trá, lăng loàn, thô bỉ, hèn hạ, cuồng loạn, hoang tưởng… là chơi mà thật thà, gia giáo, anh hùng, khiêm tốn, thực tế, tự ti, đức độ… cũng là chơi. Khi đã chơi thì chơi là chơi mà không chơi cũng là chơi. Lặng im là chơi. Lải nhải cũng là chơi. Phỉ nhổ đạo đức giả là chơi. Rao giảng cũng là chơi. Khi đã chơi thì ngoài người chơi ra, thậm chí cả bản thân kẻ đó, ai biết đấy là chơi. Chờ ơi. Ham hố là chơi. Dừng lại vẫn là chơi. Cứng đầu là chơi. Ngoan ngoãn lại cũng là chơi. Yêu say đắm là chơi. Vô cảm, ừ, chơi. Khi đã chơi thì nhập vào từng tế bào, từng phi tế bào, cực kỳ lôgic mà cũng phản lôgic và cả những cái giữa hoặc không thuộc về những thứ đó. Có một thứ bất biến, đó là tất cả. Tất cả mãi mãi là tất cả. Dù từng li từng tí trong tất cả vận động điên cuồng không nguôi nghỉ. Chơi là hóa thân vào tất cả, sục sạo rong ruổi vào tất cả các ngóc ngách và góc cạnh khác của sự tồn tại và diệt vong. Chơi là làm một bài thơ hay để được chửi. Làm một bài thơ dở để được khen. Là lạnh tanh suốt những miền oan trái và khóc khi lỡ để rơi một ánh nhìn. Chơi là lắng nghe, quan sát, cảm nhận không sót một thứ gì. Mà cũng là bỏ ngoài tai, ngoài mắt, ngoài xúc giác tất cả. Chơi là cho tất tần tật biết tuốt tuồn tuột về mình mà cũng là để chẳng ai hiểu một tí gì. Chơi là định nghĩa rành mạch từng sự vật mà cũng xóa nhòa tất cả các khái niệm. Chơi là lừa tất cả mà khiến họ tin, là tin tất cả dù họ luôn lừa, là khiến họ cảm thấy bị lừa bị hoang mang dù họ phải tin. Chơi là giữ kín mọi điều mình biết. Là oang oang toàn thứ mình không biết. Chơi là nằm mơ bất tận trong tự giam hãm vào khuôn khổ. Lại là phá vỡ tất cả, bất chấp luân thường đạo lí mà chẳng bao giờ biết mơ. Chơi là thay đổi nhân loại mà cũng làm họ chả mảy may suy chuyển. Là khờ khạo, nông nổi; là chín chắn, thâm sâu. Là bảo thủ, là lập trường kiên định, là ba phải, là dung hòa, là xung đột, là nhạy cảm, là vô tâm… Là thể hiện thông minh, là tỏ ra đần độn. Là tỉ mẩn, là ào ào. Là thực trong thế giới ảo, là ảo trong thế giới thực. Chơi là làm cho người ta thấy hay khi chứng kiến, lại làm người ta chán kinh. Làm thế gian thoải mái rồi lại ngột ngạt, tù túng, buồn nôn, bực bội. Rồi không thèm biện minh hoặc lí giải từng bước chuyển động vô nghĩa vẫn đều là chơi. Là dông dài, là ngắn ngủi. Là lặp lại nhàm chán, là luôn luôn sáng tạo. Đều có mục đích cả hoặc chả có mục đích gì. “Có thể phơi phới niềm tin. Có thể tột cùng tuyệt vọng (31.12.03)”."


"Lại chơi vào lúc đau đầu thì thật ngốc. Phải vượt qua các giới hạn chứ! Ờ, vượt, nhưng dồn sức cho cái này thì làm sao vượt được cái kia. Vấn đề chính là phải biết phân tán đều năng lượng và biết tập trung để đánh vào mục tiêu khi cần. Tạo hóa thật tốt cho con người bộ óc. Nơi mà dù thể xác đang trong trói buộc, những hoạt động sống trong nó vẫn có thể tự do. Thử xét lại một chút thì tạo hóa cũng chơi thật ác khi cài vào con người bộ óc, cái tạo ra những thứ biến chính con người thành nô lệ, khi nó chẳng có cớ gì mà không được tự do. Thế giới trong óc thật hỗn tạp. Tự do hay không còn tùy vào bộ óc của chính bạn. Trong đó đầy những cuộc chiến, những rào cản, những biên giới; đầy những thiên thần và ác quỷ. Khi bạn phải đánh nhau hoặc làm lành với chính mình, thật khó. Trong đầu óc bạn đầy rẫy những bức tường lửa. Ảo. Nhưng khi bạn phá sạch sành sanh chúng, bạn lại trở nên không thật. Lựa chọn là bài toán tạo hóa không giấu sẵn đáp số. Nó cùng tham gia giải với bạn. Luôn giúp đỡ bằng cách đánh lừa bạn. Ví dụ: Chọn ảo hay thật? Bạn dễ mắc lừa nó ngay. Bạn phân vân không biết chọn cái nào. Thế là bạn quên nó đâu có quyền gì mà cấm bạn chọn cả hai hoặc chả lựa chọn gì cả. Bởi vì, đời sống phong phú này thiên biến vạn hóa. Nhưng có lúc bạn phải chọn lựa nghiêm túc và khắc nghiệt. Nếu bạn bị mắc lỡm ngay ở những bài lựa chọn thật ảo đầu tiên, bạn thường khó tránh khỏi lựa chọn sai. Dù bạn rút kinh nghiệm lựa chọn trái với cái bạn thường chọn chăng nữa. Bạn đừng nhầm là bạn đen đủi. Bạn đã rơi vào cái bẫy lôgic ma mãnh của tạo hóa. Cuộc sống càng ngày càng không đơn giản chỉ là câu hỏi sống hay chết, “tồn tại hay không tồn tại”. Mà là từng câu hỏi cho từng bước chân. Không hẳn là ra khỏi nhà bước chân nào trước. Chúng là những bước chân của suy nghĩ. Giữa đầm lầy thông tin."

"Nó rất đói. Xung quanh chỉ có đổ nát. Và những cái xác cháy khét lẹt.   Cho đến cuối đời, nó chỉ ăn được các món dạng canh.   Răng nó bị chất độc làm rụng hết rồi.   Các thứ khác cũng làm nó nôn ọe.   Người ta mang nó đi như một mẫu vật tượng trưng cho thảm họa chiến tranh.   Nhưng người xem lại trầm trồ: Ồ, một kỷ lục, suốt đời nó chỉ ăn canh."

"Cáo bảo: Nho còn xanh lắm. Nàng nho bảo chàng nho: Mình chia tay anh nhé. Em chỉ thích những anh nho chín. Nhưng mà anh chín rồi đây. Không anh ạ, bác cáo có bao giờ nói sai đâu."
-----------------

Monday, December 10, 2012

The best way to complain about coworkers

Coworkers can be very annoying! We hear from lots of people who want their colleagues to stop doing something – talking, whistling, coming in late, eating at their desk, wearing tacky clothes, and on and on.  These complainers are usually looking for an easy, painless way to deal with the situation.  That may be impossible, but here are some helpful suggestions:


Question 1: Should you talk to the coworker or the boss first?
In most situations, talking directly to the person is preferable, since that gives them a chance to correct the problem without getting in trouble.  But if your colleague is explosive or highly defensive, your manager may be a better route. 

Question 2: What should you say?
To make your complaint, try using a technique called “I-statements”.  With an I-statement, you focus on the problem you’re having instead of what’s wrong with your coworker, then you ask for what you need.  A well-worded I-statement, delivered in a friendly tone, doesn’t sound at all confrontational.

1st example: “Bob, I’ve been having trouble meeting my project deadlines because I don’t receive the information from your group on schedule.  What can we do to be sure I get the information on time?”

2nd example: “I wish I had more time to chat, Mary, but I have a ton of work to do right now.  So I’m afraid I need to limit our personal conversations to breaks and lunch for awhile.”

Question 3: What if the person is a problem for everyone?
Group problems require group solutions.  So if the whole work unit is upset, then the message should be delivered by more than one person.  Otherwise, the problem coworker may not recognize the extent of the problem.   In some situations, it’s best for the whole group to confront the person.  In others, it’s better for a couple of people to represent the group. 

Example: “Barry, we’re all having a problem with your coming in late almost every day.  When you’re not here, we have to answer your phone.  And if we need information from you, you’re not around.  We didn’t want to get you in trouble, so we’re talking to you instead of to the manager.  We hope that we can solve this problem without involving her.”

Question 4: What if talking to the coworker seems hazardous or pointless?
Then it’s time to go to the boss.  But you need to do it in the right way, because you don’t want to come across as a whiner.

Question 5: So how do I complain to my manager?
You must define the issue as a business problem, not a personal complaint.  Otherwise, your manager may view it as a personality conflict.  And bosses really hate dealing with personal employee squabbles!   

Suppose, for example, that your coworker is spending a lot of time on personal phone calls.  You do not want to go to your boss and say “Linda spends the whole day talking to her family and friends on the phone.  You need to do something about this.”  That sounds too much like whining.

Better Approach: “A lot of Linda’s calls have been rolling over to me lately because her line is tied up.  As a result, some of my own customers wind up going into voice mail.  I believe that a lot of her phone calls are personal, so if you could talk to her about this, I would appreciate it.”

Question 6: What if it isn’t a business problem, but it bothers me?
If the annoying behavior doesn’t affect work results in any way, then you need to work on your attitude and just let it go.  We all must work with people who irritate us from time to time.

Source: yourofficecoach

Friday, November 30, 2012

Ánh trăng vỡ

Thursday, November 15, 2012

A day in the life of a fool



Saturday, October 20, 2012

Someday

nếu tách mùa xuân khỏi lá
dường như lá sẽ ngả vàng
mà biết đâu mầu lá đổ
ấm lòng bao kẻ lang thang

nếu tách mùa đông khỏi nắng
nắng xơ chắc sẽ nuột mềm
mà có khi dòng nắng tỏa
nhạt phèo như gió cuối đêm

nếu giấu tình yêu thật kín
hẳn nhiên tôi chỉ thương nàng
nhưng nếu mang tình yêu đến
biết đâu tôi lại đa mang...

Nguyễn Thế Hoàng Linh - Đa Mang

Saturday, September 29, 2012

Đặt tên cho phố



Em đặt tên cho phố
Sau mỗi chuyến lòng vòng
Phố nãy anh trễ hẹn
Em gọi là phố Mong

Ngày anh xa Hà Nội
Đường Nguyễn Du thật dài
Nên gọi là phố Nhớ
Thiền Quang nắng gầy vai

Mỗi ngày qua mấy phố
Ngày trước như ngày sau
Có những điều mới lạ
Như thể mới ban đầu

Anh có qua Hoàng Diệu
Lá ngủ mơ ven đường
Phố bình yên còn hát
Trong mắt người bâng khuâng

Bao nhiêu là con phố
Bao nhiêu là cái tên
Giận, Thương, Xa, Hội Ngộ
Giờ chỉ là phố Quên.

Mỹ Quyên - Tên Phố

Wednesday, September 26, 2012

To bleed just to know you're alive


“Khi người sáng chiều hết sức thân quen, không có gì ngăn cách bỗng một hôm lại làm mặt lạ và có cử chỉ khác thường, chắc hẳn sẽ có kẻ bảo: “Sao xưa thế kia mà bây giờ lại thế khác?” Theo ta, thái độ lạnh lùng đó chứng tỏ người ấy hết sức đàng hoàng và thành thật.”

Cuối cùng đó mới chính là cốt lõi của tình yêu, tình bạn và những mối quan hệ thân sơ khác. Sự thành thật, chứ không phải là lời hứa vĩnh viễn thủy chung. Bạn có thể yêu hay ghét. Thích hay không còn thích nữa. Chỉ cần thành thật, bạn sẽ luôn luôn thanh thản.
Phạm Lữ Ân - Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi
 Yêu hơn một người?

Nếu bạn đã hỏi thì quan điểm của tôi là: hoàn toàn có thể. Tại sao người ta có thể yêu cùng lúc mười hai đứa con (thậm chí vừa con nuôi lẫn con ruột), yêu cùng lúc năm ông anh bà chị mà lại không thể ỵêu hai người đàn ông hay đàn bà cùng lúc?

Việc khuyến cáo “chỉ nên yêu một người” cũng giống như khuyến cáo “đang lái xe đừng nhìn cô gái đẹp bên kia đường” vậy. Nó góp phần giảm rủi ro và ngăn cản tai nạn giao thông. Nhưng nếu em có đủ khả năng để vừa nhìn, vừa lái xe, tôn trọng luật giao thông và không gây tai nạn cho người khác thì…

Tuy nhiên, cái thực tế mà em nhìn thấy: một người đàn ông quan hệ cùng lúc nhiều người phụ nữ, những ông chồng không chung thủy, những cô gái phân vân giữa hai chàng trai… không đơn giản là những ví dụ của…yêu hơn một người cùng lúc. Nó có thể là sự đam mê thể xác, toan tính bạc tiền, trò chơi chinh phục…

Thôi được, tôi đồng ý là chúng ta chỉ nói đến tình yêu thuần túy, vô vị lợi, hoàn toàn thuộc về cảm xúc. Có thể yêu hai người cùng lúc bằng tình yêu thực sự không?

Nếu bạn đã hỏi thì quan điểm của tôi vẫn là: hoàn toàn có thể.

Tình yêu là điều rất khó lý giải. Người ta thường nói, tình yêu không có biên giới. Điều đó đúng với tuổi tác, giai cấp, màu da, chủng tộc…thậm chí đúng với cả …giới tính và đương nhiên, số lượng. Chuyện yêu cùng lúc hai ba bốn năm hay sáu người gì đó là chuyện hoàn toàn mang tính cá nhân. Không phải mối tình nào cũng kết thúc với lòng thù hận, bởi thế, không ít người phải đối phó với tình trạng hình ảnh người yêu cũ chưa chịu vẫy tay chào mà hình ảnh người yêu mới đã ào ào xông tới. Em hoàn toàn có thể giữ lấy hai hình ảnh đó trong tim mình, người yêu của em cũng vậy. Dù sao trái tim cũng là thứ khó kiểm soát và chẳng ai biết được ta giấu gì trong tim ta.

Nhưng, trong khi yêu bao nhiêu người cùng lúc luôn là bí mật của riêng trái tim em, thì việc tồn tại trong mối quan hệ yêu đương với hơn một người cùng lúc lại không còn là vấn đề riêng nữa.

Mọi con người đều có quyền tự do chọn lựa và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Điều tối quan trọng trong mọi mối quan hệ, giữa người với người, đó là sự tôn trọng. Chúng ta phải tôn trọng quyền được biết và quyền được lựa chọn của đối phương. Nếu em không thể (hay không muốn) chọn lựa thì em vẫn phải trả cho những đối tượng kia quyền chọn lựa của họ. Thực tình, không mấy người kết án trái tim đâu, người ta chỉ kết án những toan tính ích kỷ của cái đầu. Người ta dễ thông cảm với một trái tim đa đoan, nhưng hiếm khi tha thứ cho sự lừa dối. Bởi tình yêu thường không liên quan gì đến đạo đức, nhưng cách ứng xử với con người thì có.

Tôi biết một người đàn ông có đến bốn bà vợ sống rất vui vẻ với nhau. Bí quyết của ông là trước khi đến với ai, ông đều thành thật kể với họ, rồi kể với các bà vợ mình. Nếu tất cả đồng ý thì ông tới luôn. Nếu một trong các bà từ chối thì ông không theo đuổi nữa. Đa số mọi người nể trọng ông thay vì phê phán. Tôi chắc cả thế giới này đều có lúc mong được như ông (joke). Tuy nhiên, ít ai đủ bản lĩnh, đủ thành thật như ông. Vấn đề duy nhất là trong nhà ngoài ngõ từ vợ cho đến người xa lạ ai gặp ông cũng hỏi: “Trong bốn bà, ông yêu bà nào nhất?” Đó là việc duy nhất khiến ông phải đau đầu đối phó và là bí mật duy nhất mà ông quyết không trả lời nhằm giữ hoà khí giữa bốn bà, bởi như một câu danh ngôn mà tôi quên mất tên tác giả: “Một người được yêu chỉ thật sự hạnh phúc khi biết mình đã được yêu hơn ai.” Những bi kịch trong cung cấm thời xưa thường bắt đầu khi ông vua trả lời câu hỏi đó, dù bằng lời hay bằng hành động.

Vì tình yêu không giống nhau ở mỗi người, tôi không thể mang cảm giác khi yêu của tôi gán ghép cho người khác. Tôi không dám khẳng định rằng vì tôi chỉ yêu có một người trong một thời điểm nghĩa là cả thế giới cũng (phải hay nên) như vậy. Tôi chỉ muốn chia sẻ với em, từ góc độ cá nhân, tôi tin rằng, khi ta yêu một người nào đó, ta đã trao hết cả trái tim, tâm trí, thời gian và chẳng còn gì để dành cho một người khác nữa. Khi ta yêu một người nào đó, ta thậm chí quên hết cả thế gian…

Một anh bạn của tôi thú nhận rằng lý do để anh phải chọn chỉ một người rất đơn giản: Anh không đủ tiền, thời gian và sức lực để ngồi chịu trận trong rạp xem bộ phim — and the City hai lần, đi hội chợ triển lãm nữ trang và áo cưới hai lần trong một tuần…Phải mua hai món quà trong ngày Valentine và băn khoăn không biết nên ăn tối với ai trong ngày sinh nhật của chính mình…Và dù sao thì anh cũng chỉ dẫn được một cô về ra mắt mẹ để xin cưới.

Tôi cũng gặp vài người ưa thích quá trình sàng lọc, nhưng số đó ít thôi, còn đa số những người khác cả đàn ông lần phụ nữ mỗi lần yêu đều hy vọng tìm được đúng người để đi đến hôn nhân. Cho dù em nghĩ về hôn nhân một cách lạc quan hay bi quan, thì khi thực sự yêu ai đó em cũng mong muốn gắn kết với người ấy đến cuối cuộc đời.

Tình yêu không phải là điều chỉ đơn giản xảy ra rồi tồn tại như thế mãi. Nó bắt đầu bằng một chồi non – một rung động khi nhìn thấy người ấy. Nhưng nếu em chỉ rung động mà không nhìn thẳng vào mắt người ấy lần nào thì tình yêu như cánh chim không có chỗ đậu. Nếu em chỉ nhìn mà không nói thì tình yêu sẽ chết non. Nếu em chỉ tỏ tình rồi để đó đi làm việc khác mà không dành thời gian trò chuyện, hẹn hò, cà phê, xem phim cuối tuần, dự sinh nhật, tâm sự, chia sẻ, động viên, cãi nhau, khóc lóc, giận dữ rồi làm hoà thì tình yêu sẽ bị suy dinh dưỡng.

Yêu thì không khó, nhưng sống cùng tình yêu thì không dễ.

Tôi còn nhớ tấm thiệp mà tôi mua cho kỷ niệm năm năm ngày cưới của mình. Một cánh chim tung gió trên trời. Một con cá kiếm dưới biển. Cả hai lao vào nhau, gặp nhau ở ngay mặt nước và cùng biến đổi, kết hợp thành một…con thuyền. Chim trời hoá thành cánh buồm. Cá nước hoá thành thân thuyền. Trước mặt là biển rộng. Đó là một hình ảnh ví von hoàn hảo. Tình yêu chính là quá trình biến hoá đó. Nó thực sự là như vậy. Nó đôi khi, không hề dễ dàng mà đầy những trải nghiệm đau đớn. Tình yêu, không chỉ là gặp gỡ và đồng hành. Tình yêu cũng không phải là sự tận hiến từ một phía mà là kết hợp trong một quá trình hoá thân cùng nhau. Ta vẫn kết nối với môi trường nuôi sống ta, nhưng cũng không còn hoàn toàn là ta nữa. Để sống cùng với tình yêu thực sự thì phải chấp nhận điều đó.

Em có khả năng hiến mình trong bao nhiêu quá trình hoá thân như thế – cùng một lúc – nếu em nói những mối tình hiện tại của em đều là yêu thực sự?

Phạm Lữ Ân - Yêu hơn một người 

Thursday, September 20, 2012

Sóng biển thôi hát tình ca


Anh lại dắt tay em đi trên bờ cát trắng
Như ngày đầu thuở hai đứa yêu nhau
Trong hoàng hôn và biển chiều nhọc nắng
Con sóng bạc đầu vỡ toác một niềm đau

Hai đứa cứ bước đi chẳng nói một câu
Nhưng câu chuyện lặng im thế hình như là đủ
Hai trăm bốn mươi ngày tình yêu chưa cũ
Mỗi người nói bằng một vết nhớ ngày xưa

Em nồng nàn với ký ức đêm mưa
Trong chiếc khăn tay xanh màu ngọc bích
Anh ôn lại cái ngày còn yêu, còn thích
Bằng nụ cười buồn cố đính nửa niềm vui

Anh nói rằng mọi thứ vẫn vậy thôi
Nhưng cũ xưa hơn những gì em biết
Chỉ sóng biển chiều nay đã thôi tha thiết
Hát bài tình ca...

Những con thuyền lầm lũi đi xa
Để bến cũ trong veo màu tiếc nuối
Muốn đứng lặng thật lâu lần sau cuối
Mà gió cứ thốc vào mặn chát cả lòng nhau.

Nguyễn Ngọc Long

Monday, September 10, 2012

Extreme ways are back again

“Who are you to judge the life I live? I know I'm not perfect and I don't live to be. But before you start pointing fingers...make sure you hands are clean!” 
― Bob Marley


Extreme ways are back again
I broke everything new again
Extreme ways that help me
They help me out late at night
Extreme worlds alone
Did you ever like it then?


Sunday, September 9, 2012

Nghệ thuật là một sự bất công

Phải đợi rất lâu tôi mới thực hiện xong cuộc trò chuyện này, nhưng kết quả thì tương đối thỏa mãn. Frédéric Beigbeder là một nhà văn "vớ vẩn" trong mắt rất nhiều người, nhưng tôi tin trường hợp Beigbeder cũng sẽ giống như trường hợp Romain Gary trước đây, cũng như tin rằng giá trị của sự phù phiếm là chuyện hay ho hơn rất nhiều so với sự phù phiếm của giá trị.


Frédéric Beigbeder sinh năm 1965 tại Neuilly-sur-Seine trong một gia đình quý tộc lâu đời, xuất bản tiểu thuyết đầu tay, Hồi ký một thanh niên không yên ổn (nhại nhan đề hồi ký của triết gia Simone de Beauvoir) ở tuổi 24. Năm 1994, ông lập ra giải thưởng Prix de Flore trao cho các tác giả trẻ viết bằng tiếng Pháp. Cho đến nay, ông đã có nhiều tác phẩm được ấn hành, trong đó có những thành công lớn như tiểu thuyết Cứu với, xin lỗi hay Kẻ ích kỷ lãng mạn. Tác phẩm của Beigbeder đã được dịch sang tiếng Việt: 99 franc, Tình yêu kéo dài ba năm, Một tiểu thuyết Pháp, Cửa sổ trên Tháp Đôi. Năm 2008, ông nhận giải thưởng danh giá Renaudot cho Một tiểu thuyết Pháp.

Ngoài viết tiểu thuyết và truyện ngắn, Frédéric Beigbeder còn là một nhà phê bình văn học nổi tiếng, ông là chuyên gia điểm sách cho các tờ tạp chí như Elle, Paris Match, Voici, giữ mục trên tạp chí Lire và hiện nay còn giữ mục điểm sách hằng tuần trên Figaro Magazine. Hai tập tiểu luận văn học quan trọng nhất của ông đã được in mang tên Bản kiểm kê cuối cùng trước khi thanh lý, viết về 50 tác phẩm văn học được người Pháp thích nhất theo điều tra của báo Le Monde và hãng Fnac, và mới gần đây là Bản tổng kết đầu tiên sau tận thế gồm 100 tác phẩm văn học theo ông là xuất sắc nhất của thế kỷ XX, trong đó vị trí thứ nhất thuộc vềAmerican Psycho của nhà văn Mỹ Bret Easton Ellis. Beigbeder cũng là biên tập viên cho nhà xuất bản Flammarion từ năm 2003 đến năm 2006.

Frédéric Beigbeder còn làm nhiều công việc bên ngoài văn học. Ông là một chuyên gia quảng cáo nổi tiếng, tác giả của nhiều câu slogan tồn tại trong thời gian dài, từng tổ chức rất nhiều bữa tiệc đông người (các chi tiết này được thể hiện rõ trong các tác phẩm như 99 franc hay Tình yêu kéo dài ba năm). Beigbeder là cố vấn cho ứng cử viên Đảng Cộng sản Robert Hue trong chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp năm 2002. Gần đây, ông tự làm bộ phim chuyển thể từ Tình yêu kéo dài ba năm rất thành công và đang có kế hoạch thực hiện một bộ phim nữa.
------------------------------
“Nghệ thuật là một sự bất công, đọc sách phải trở thành một niềm hạnh phúc ích kỷ”

Tôi hoàn toàn không biết gì về ông, nhưng cùng lúc, tôi lại biết rất nhiều, vì ông đã kể mọi thứ trong những quyển sách của mình, ngay cả các suy nghĩ xấu xa nhất. Tình huống này làm tôi thấy có chút bối rối, vậy nên tôi sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi có phần ngớ ngẩn: kể chuyện cuộc đời và sống nó, đâu là lựa chọn tốt đẹp hơn của một dandy (từ dùng để chỉ người đặc biệt có gu về trang phục, rất chăm chút vẻ bên ngoài) hay châm chọc? Đời một ai đó có thể nào hay ho đến nỗi anh ta cứ kể đi kể lại nó mãi không ngừng được không?

Ông nói có lý, đời tôi thì không đặc biệt hay ho gì, nhưng tôi không có lựa chọn: tôi chẳng biết viết cách nào khác, ngoài viết về mình! Tôi thích những cuốn sách để lộ cá nhân, tôi nghĩ rằng người ta đọc sách là để tận dụng trải nghiệm của một người khác. Lúc nào tôi cũng cảm thấy một khoái cảm không gì sánh nổi khi đọc nhật ký hoặc sổ ghi chép cá nhân của các nhà văn, rất giống như khi ta nhìn vào một phòng ngủ qua lỗ khóa… Tôi không biết mình có phải một “dandy hay châm chọc” như cách nói rất thú vị của ông hay không, hoặc giả tôi chỉ là một kẻ theo chủ nghĩa phô bày bản thân không biết tưởng tượng.

Chưa bao giờ ông nghĩ đến chuyện thay đổi hết mọi thứ à, chẳng hạn như viết về những người hoàn toàn khác ông? Cửa sổ trên Tháp Đôi có phải là một toan tính theo hướng này không?

Đúng thế, tôi đã thử chọn một sự kiện lịch sử, tức là ngày 11 tháng Chín, một sự kiện rất xa bản thân tôi. Nhưng ông cũng thấy đấy, ngay cả trong Cửa sổ trên Tháp Đôi, rốt cuộc tôi cũng phải xen kẽ các chương, cứ hai chương thì lại có một chương về tôi đang viết cuốn sách. Vậy là tôi đã không sao mà tìm cách xóa bỏ mình đi hoàn toàn cho được!

Ông có cảm thấy phấn khích khi viết tiểu thuyết không? Viết và yêu, đâu là dạng thức tinh thần gây nhiều kích thích hơn?

Đây là một câu hỏi thật đẹp, câu hỏi mà ta không thể trả lời được, vì tôi từ chối phải chọn giữa Tình Yêu và Nghệ Thuật! Ông cũng biết đấy, với người Pháp chúng tôi, Tình Yêu là một Nghệ Thuật! Một phương án trả lời là nói như thế này: tôi muốn rằng viết trở thành một khoái cảm. Điều này với tôi là rất quan trọng, và rất khó khăn nữa, bởi sự thật thì tôi viết rất nhọc nhằn, với rất nhiều đau đớn.

Ông trả lời cũng rất hay. Sau đây là một câu hỏi mới: liệu thực sự người ta có thể là quý tộc (thêm vào đó lại là quý tộc lâu đời) trong một xã hội tiêu thụ hay không?

Thì tôi chính là bằng chứng đây chứ còn gì nữa! Chúng ta có nhu cầu kháng cự lại những cám dỗ của tiện nghi và sự dễ dãi của chủ nghĩa khoái lạc. Để làm được như vậy, một nền học vấn tốt có thể là một cơ may. Khi tôi còn nhỏ, môi trường quý tộc đã dạy cho tôi một điều: cho dù là ở trong hoàn cảnh nào thì cũng phải giữ được một phẩm giá nhất định, một sự đòi hỏi, một sự cao ngạo. Tuy rằng làm như thế thì đôi khi cũng lố bịch lắm.

Ông có thể giải thích sự trìu mến mà ông dành cho Đảng Cộng sản Pháp được không? (Ông từng làm việc trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của ứng cử viên Đảng Cộng sản, Robert Hue, năm 2002, rồi thì những miêu tả về lễ hội Nhân Đạo của Đảng Cộng sản trong Kẻ ích kỷ lãng mạn)…

Ở Pháp, những người cộng sản chưa bao giờ nắm được quyền lực. Bởi vậy mà chúng tôi thấy quý mến họ, họ là biểu tượng cho sự chối từ tiêu thụ, quảng cáo và cái thứ chủ nghĩa tư bản tài chính. Với tôi, một người cộng sản chính là một nhân vật lãng mạn, giống như Don Quichotte vậy. Tôi đã tranh luận với những người bạn Nga, họ không hề nhất trí với tôi, và tôi tôn trọng họ.

Bản thân tôi cũng giữ một chuyên mục “điểm sách” hằng tháng, và mỗi lần đến kỳ phải giao bài, bao giờ tôi cũng bị rơi vào cùng cái cảm giác lo lắng ấy, có kinh nghiệm đến đâu đi nữa thì cũng chẳng ích gì, vì lần nào cũng vậy hết: sự hoang mang trong lựa chọn (cuốn sách), nỗi sợ phải nói điều không hay về người khác, rồi đồng thời cả niềm phấn khích vì có thể nói điều không hay về người khác nữa. Ông cũng giữ mục đọc sách trên tạp chí, với ông thì thế nào?

Thật là tuyệt, ông đúng là đồng điệu với tôi rồi! Tôi cũng cảm thấy cùng nỗi hoang mang và phấn khích đó vào mỗi tuần, khi tôi phải viết bài báo của tôi cho tờ Figaro Magazine. Tôi luôn luôn sợ mình quá độc ác, nhưng nỗi sợ ấy được cân bằng bởi nỗi sợ mình quá dễ tính…

Công việc xuất bản sách của những người khác, liệu ta nên coi là một cách thoát ra khỏi một cái tôi đè nặng lên ta? Hay ngược hẳn lại, công việc ấy chỉ nhấn mạnh thêm vào sự ích kỷ của chúng ta, lần này là sự ích kỷ văn chương, bởi ta ít nhiều trở thành nhà độc tài trong việc lựa chọn các tác phẩm để xuất bản?

Mọi thứ tùy thuộc vào cách làm việc thôi. Tôi thì tôi chỉ in những tác phẩm mà tôi thật lòng yêu quý. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sử dụng quyền lực nhà xuất bản của mình để “trở thành nhà độc tài” như ông nói. Hoặc giả có là độc tài thì cũng chỉ là độc tài về gu thẩm mỹ và các màu sắc của riêng mình mà thôi. Nhưng nghệ thuật không phải là thứ dân chủ, nghệ thuật là một sự bất công, đọc sách phải trở thành một niềm hạnh phúc ích kỷ, vậy nên cũng là bình thường khi người ta chiến đấu để áp đặt gu thẩm mỹ của mình lên những người khác. Cái đó có tên gọi đời nghệ sĩ. Tôi tin mình là nhà xuất bản tốt bởi tôi rất thất thường, và tôi lại trung thực.

Các giải thưởng văn chương, đâu là vai trò thực của chúng trong đời một nhà văn? Ông có muốn đoạt một giải Goncourt để trở thành người thứ hai có cả Goncourt lẫn Renaudot như François Weyergans không?; ông cảm thấy gì khi trao giải thưởng Flore của ông cho các nhà văn?

Hẳn tôi cũng sẽ trả lời giống hệt như câu trên đây. Các giải thưởng cũng là một thứ vũ khí dùng để bảo vệ thứ văn chương mà ta yêu quý. Những giải thưởng mà ta trao và những giải thưởng mà ta nhận. Nói với các nhà văn giỏi rằng ta yêu họ là một điều rất quan trọng. Nhưng chắc chẳng bao giờ tôi được nhận giải Goncourt đâu, vì tôi là thành viên suốt đời của hội đồng trao giải Renaudot rồi (François Weyergans thì không như vậy)…

Michel Houellebecq, bạn ông, đã không thực sự thành công trong các dự án làm phim của mình. Ông có nghĩ bộ phim Tình yêu kéo dài ba năm của ông là một thắng lợi không?

Phim của tôi đã bán được 750.000 vé [tính đến thời điểm đầu tháng Ba năm 2012], điều này được coi là một thành công lớn ở Pháp. Các nhà phê bình rất khen, tôi sung sướng lắm. Tôi đã nhận được nhiều lời mời làm một bộ phim nữa rồi… Đây là một thứ ngôn ngữ khác hẳn, chính vì vậy tôi rất mong muốn được tiếp tục cuộc khám phá này. Tôi không tham vọng gì đâu, nhưng điện ảnh chạm tới một công chúng khác với những cuốn sách. Thật là vui khi được làm việc này.

Người ta có thể thấy rất rõ sự ngưỡng mộ mà ông dành cho Bret Easton Ellis (vì đã đặt tiểu thuyết American Psycho của Ellis ở vị trí cao nhất trong bản danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ XX của ông, tức cuốn sách Bản tổng kết đầu tiên sau tận thế). Ông có nghĩ văn chương hiện nay phải giống như văn chương mà ông ấy viết không? Ông thích nhất dạng nhà văn nào?

Tôi coi Ellis đã thành công trong việc miêu tả một cách thật tài tình sự điên rồ của Los Angeles và New York. Ông ấy rất nhộn và rất độc đáo, và ông ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến tôi. Tôi không bao giờ thấy buồn chán khi đọc Ellis. Nhưng không phải cuốn tiểu thuyết nào cũng nhất thiết phải giống như phong cách của ông ấy. Văn chương ngày nay rộng lớn, tự do, có chỗ cho đủ mọi loại phong cách khác, ít bạo lực, không khô khốc hoặc vô sỉ như American Psycho. Chính vì vậy mà trong bản tổng kết của tôi có đến 100 cuốn sách.

Những câu hỏi (cá nhân) cuối cùng:

Khi còn ở trường trung học, ông muốn sau này mình làm gì? 

Tôi muốn được in sách, đó là một giấc mơ đã trở thành hiện thực khi tôi 24 tuổi.

Hồi học ở trường Sciences-Po (Trường Khoa học Chính trị Paris) ông có hạnh phúc không?

Không, tôi thấy buồn chán kinh khủng

Ông thấy cụm từ nào miêu tả ông chính xác nhất: “kẻ thích tiệc tùng hay lên cơn trầm uất”, “kẻ ích kỷ lãng mạn”, “đứa trẻ hư”, “người sáng tạo slogan quảng cáo” hay “kẻ khiêu khích được nhận thù lao”?

“Kẻ ích kỷ lãng mạn”, đó là một cách nói thật đẹp của Francis Scott Fitzgerald. Nó tóm tắt khá chuẩn con người tôi, thật là bất hạnh làm sao. Hoặc cũng có thể gọi là: “kẻ vĩnh viễn không được thỏa mãn”.


Sunday, August 19, 2012

A happiness tip from Aristotle

Do you know the difference between pleasure vs. happiness?

Quickie Question: If you could live 10 years of your life in total bliss - with NO pain - but in the end, not remember any of it - would you do it?

According to Aristotle - the answer should be NO.

My favorite philosopher buddy Aristotle says true happiness comes from gaining insight and growing into your best possible self. Otherwise all you’re having is immediate gratification pleasure - which is fleeting and doesnt grow you as a person.

In a way the above scenario is a description of someone who does crack or drinks into oblivion. At the time it feels like you’re avoiding pain and seeking bliss - but in longterm you’re NOT really enjoying real life — with life’s inevitable ebbs and flows which give you needed insights and exciting experiences which grow you and let you know more about who you are and what you love and who you truly love!

Aristotle has a wonderful quote related to this topic:

“We live in deeds, not years; in thoughts not breaths; in feelings, not in figures on a dial. We should count time by heart throbs. He most lives who thinks most, feels the noblest, acts the best.”

Translation: I intuit what Aristotle was saying is that life has ebbs and flows. There’s no such thing as endless flow. Unfortunately life can sometimes feel like ebb, ebb, ebb, brief-flash-of-flow, more ebb, ebb, ebb. But every ebb always offers the opportunity to think a new thought flavor and feel a new emotion flavor. The more varied the flavors of life you get to taste, the more interesting, layered, educated, self-developed, world-experienced and mightier You will be!

In keeping with this theme, Aristotle believed the highest form of knowledge is insight - because it's the only knowledge which leads to growth - and evolving into your highest potential is what leads to true happiness.

For this reason, Aristotle believed that the reason why so many people are unhappy is that they keep foolishly confusing "pleasure" for "happiness." "Pleasure" is simply about immediate gratification -- of your body/ego. "Happiness" is about seeking longterm growth for yourself as a thriving individual - and is about nourishing your soul/core self.
 
 

The world as I see it


 "How strange is the lot of us mortals! Each of us is here for a brief sojourn; for what purpose he knows not, though he sometimes thinks he senses it. But without deeper reflection one knows from daily life that one exists for other people -- first of all for those upon whose smiles and well-being our own happiness is wholly dependent, and then for the many, unknown to us, to whose destinies we are bound by the ties of sympathy. A hundred times every day I remind myself that my inner and outer life are based on the labors of other men, living and dead, and that I must exert myself in order to give in the same measure as I have received and am still receiving...

"I have never looked upon ease and happiness as ends in themselves -- this critical basis I call the ideal of a pigsty. The ideals that have lighted my way, and time after time have given me new courage to face life cheerfully, have been Kindness, Beauty, and Truth. Without the sense of kinship with men of like mind, without the occupation with the objective world, the eternally unattainable in the field of art and scientific endeavors, life would have seemed empty to me. The trite objects of human efforts -- possessions, outward success, luxury -- have always seemed to me contemptible.

"My passionate sense of social justice and social responsibility has always contrasted oddly with my pronounced lack of need for direct contact with other human beings and human communities. I am truly a 'lone traveler' and have never belonged to my country, my home, my friends, or even my immediate family, with my whole heart; in the face of all these ties, I have never lost a sense of distance and a need for solitude..."
"My political ideal is democracy. Let every man be respected as an individual and no man idolized. It is an irony of fate that I myself have been the recipient of excessive admiration and reverence from my fellow-beings, through no fault, and no merit, of my own. The cause of this may well be the desire, unattainable for many, to understand the few ideas to which I have with my feeble powers attained through ceaseless struggle. I am quite aware that for any organization to reach its goals, one man must do the thinking and directing and generally bear the responsibility. But the led must not be coerced, they must be able to choose their leader. In my opinion, an autocratic system of coercion soon degenerates; force attracts men of low morality... The really valuable thing in the pageant of human life seems to me not the political state, but the creative, sentient individual, the personality; it alone creates the noble and the sublime, while the herd as such remains dull in thought and dull in feeling.

"This topic brings me to that worst outcrop of herd life, the military system, which I abhor... This plague-spot of civilization ought to be abolished with all possible speed. Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism -- how passionately I hate them!

"The most beautiful experience we can have is the mysterious. It is the fundamental emotion that stands at the cradle of true art and true science. Whoever does not know it and can no longer wonder, no longer marvel, is as good as dead, and his eyes are dimmed. It was the experience of mystery -- even if mixed with fear -- that engendered religion. A knowledge of the existence of something we cannot penetrate, our perceptions of the profoundest reason and the most radiant beauty, which only in their most primitive forms are accessible to our minds: it is this knowledge and this emotion that constitute true religiosity. In this sense, and only this sense, I am a deeply religious man... I am satisfied with the mystery of life's eternity and with a knowledge, a sense, of the marvelous structure of existence -- as well as the humble attempt to understand even a tiny portion of the Reason that manifests itself in nature."


Tuesday, July 24, 2012

Cô đơn


Bí quyết hay nhất để chuyển hóa nỗi cô đơn chính là hãy tìm thấy hóa thân của mình trong tất cả những đối tượng liên quan đến cuộc đời mình

Những bức tường vô hình

Một trong những bất hạnh lớn nhất của đời người, đó là không tìm ra được một đối tượng có thể chia sẻ và cảm thông với mình trong bất cứ lúc nào, về những điều thầm kín hay cả những cảm xúc vui buồn. Trạng thái chơi vơi như bị tách biệt ấy gọi là nỗi cô đơn.

Dù ta đang sống chung với những người thân trong gia đình hay không thiếu những người bạn tốt xung quanh, nhưng dường như giữa họ và ta luôn có những bức tường vô hình ngăn cách. Nó khiến cho đôi bên không thể hết lòng khi đến với nhau nên không thể hiểu thấu nhau được. Bức tường ấy có thể là tính cách, sở thích, kiến thức, quan điểm sống hay cả vị trí trong xã hội. Nhưng đôi khi chính ta là chủ nhân của bức tường ngăn cách ấy, vì ta đã không dễ dàng tin tưởng để chấp nhận một người mà ta chưa thấy hết sự chân tình của họ. Ta đã tự làm khó mình bằng cách tự ban cho mình một vị trí đặc biệt, mà phải một nhười bản lĩnh và thiện chí lắm mới có thể trèo qua nổi bức tường kiên cố ấy.

Cuộc sống ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, ai cũng cố gắng tranh thủ tích góp tiền bạc hay củng cố địa vị để tôn vinh cái tôi của mình, để thấy mình có giá trị, nên sự cạnh tranh và đối nghịch luôn là hệ quả tất yếu. Chính vì thế mà ta luôn sống trong tình trạng phòng thủ. Theo ta, người ta càng thân thiết thì càng có khả năng lợi dụng hay triệt tiêu mình. Từ đó, không gian tự do của ta ngày càng bị thu hẹp lại, sự tự nhiên và cởi mở cũng bị giới hạn và tình thâm hay tinh thần tương trợ đã trở thành thứ lỗi thời, xa xỉ. Cho nên, chưa bao giờ con người cảm thấy đời sống tẻ nhạt và vô vị như bây giờ. Càng tiến tới đỉnh cao danh vọng thì càng bị tách biệt với mọi người; càng sở hữu được nhiều thứ thì càng xa lạ với nhiều thứ. Thật nghịch lý, trong khi ta luôn tìm cách sống tách biệt với mọi người hay không bao giờ tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với mình, nhưng ta lại luôn than van sao không ai chịu thấ hiểu hay thân thiết với mình.

Nhưng ai sẽ hiểu ta đây khi ta vẫn còn quá nâng niu bảo vệ cái tôi của mình, nhất là ta vẫn chưa sẵn lòng để hiểu kẻ khác? Muốn người khác đến với mình và hiểu mình thì mình phải mở rộng dung lượng trái tim ra để có chỗ cho họ tham dự vào. Dù ta rất cố gắng yêu thương cho thật lòng, nhưng nếu ta vẫn khư khư giữ nguyên thái độ bảo thủ của mình, vẫn không sẵn sàng chia sẻ và nhiệt tình nâng đỡ, vẫn dễ bị tự ái tổn thương, thì ta vẫn chưa phá vỡ được những bức tường kiên cố ích kỷ của mình. Ngay cả khi ta thấy tình yêu đang rất mặn nồng, ai cũng hết lòng với nhau, nhưng khi vừa tách khỏi nhau vài giờ là ta lập tức rơi vào những khoảng trống chơi vơi, lạc lõng. Tình yêu như thế thực chất chỉ là sự trao đổi cảm xúc, tìm đến nhau cũng chỉ để giúp bản thân xoa dịu bớt nỗi cô đơn mà thôi. Khi ta chưa thấy được giá trị đích thực của nhau, càng quần vào nhau sẽ làm cho khoảng trống tâm hồn càng lớn thêm. Cho nên, càng yêu ta lại càng thấy cô đơn.

Người ta hay nói: "Cô đơn là quê hương của thiên tài". Đó là vì thiên tài thường hay sống trong âm thầm lặng lẽ để khám phá, sáng tạo. Nhưng lý do chính là vì họ không tìm được đối tượng có cùng tầng nhận thức để chia sẻ và cảm thông. Tuy nhiên, sự nổi trội vượt bật ấy chỉ thể hiện ở một lĩnh vực nào đó thôi, còn những lĩnh vực khác thì thiên tài vẫn cần phải tiếp cận và học hỏi thêm với mọi người xung quanh. Thiên tài đâu hẳn là người hoàn hảo hay không cần tình cảm. Cho nên, thiên tài chỉ thật sự cô đơn khi họ thấy mình thật phi thường còn mọi người thì quá tầm thường.

Đối với những người trải qua nhiều phen thất bại, họ rất dễ mất niềm tin vào cuộc sống và cả chính bản thân mình. Lúc nào họ cũng cảm thấy như mình chẳng có chút giá trị nào trong mắt người khác. Thái độ tự ti mặc cảm cũng khiến họ tách biệt với mọi người, làm bạn với nỗi cô đơn. Nói chung, khi vướng vào tâm lý tự tôn hay tự ti thì ta đều cảm thấy mình không thể hòa nhập một cách bình đằng với mọi người. Nhưng ta lại nghĩ tại số phận mình vốn phải chịu cô đơn.

Người biết sống một mình

Thật khó tin rằng nguyên nhân đưa đến sự cô đơn chính là do thái độ sống của chúng ta. Suy gẫm kỹ ta sẽ thấy đó là sự thật. Ta hãy thử mở lòng ra làm quen với một người. Dù họ không thể đem tới cho ta niềm an ủi nào, nhưng ít ra họ cũng cho ta ít nhiều kinh nghiệm để ta xây dựng tốt hơn những mối quan hệ sau này. Muốn có một người bạn tốt thì ta hãy là người bạn tốt trước đã. Đừng trông chờ vào vận may hay ngồi đó gặm nhấm nỗi cô đơn của mình một cách đáng tội nghiệp. Đó là thái độ yếu đuối và thất bại không nên có. Ta có thể vượt qua nó bằng cách thu lại bớt những bức tường ngăn cách không cần thiết, để tạo cảm giác dễ chịu và gần gũi cho mọi người xung quanh. Hãy mở lòng ra một cách không phân biệt. Trong một ngàn người thế nào ta cũng tìm được một người.

Ta cũng đừng vội vã tìm kiếm cho mình một đối tượng ưng ý khác ngay khi mình vừa mới thất bại tình cảm. Một con thú khi bị trúng thương thì nó phải lập tức rút về hang để tự chữa trị. Có khi nó phải chấp nhận ngưng săn mồi cả tháng trời để nằm yên và tự liếm vết thương của mình. Nếu nó không thể kiềm chế được sự thèm khát thì chắc chắn nó sẽ bị con thú khác tấn công, hay chính vết thương đang mang sẽ hủy diệt nó. Trốn chạy khỏi nỗi cô đơn cũng chính là thái độ từ khước chữa trị vết thương lòng của mình. Dù ta chẳng có mang vết thương nào lớn lao từ sự thất bại, nhưng nếu ta cảm thấy cô đơn lạc lõng mà không thể đứng vững được thì đó cũng là một bệnh trạng tâm lý rồi. Nó khiến ta không thể sống sâu sắc và an ổn trong thực tại. Do đó, muốn trở thành một con người vững chãi thì ta hãy tập đối diện với sự cô đơn của mình. Ta cần thấu hiểu nó như thế nào và thật sự muốn gì. Thật ra, chính sự cô đơn đã mang lại cho ta một cơ hội quý giá để tìm về chính mình. Vì khi ngồi đối diện mãi với chính mình bằng tâm trạng bình yên và thái độ khám phá, thế nào ta cũng tìm thấy sự thật sâu xa về con người của mình.

Cụ Nguyễn Du đã khuyên rằng: "Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?". Muốn có người tri kỷ thì không thể "chọn" trong một thời gian ngắn ngủi được. Phải gần gũi, va chạm, chia sẻ, cảm thông, chấp nhận, nhường nhịn, buông bỏ những cố chấp hay thành kiến, rồi phải kính trọng và thương mến nhau nữa, thì mới trở thành tri kỷ của nhau được. Tuy nói "chọn" mà kỳ thực không phải chọn, vì tri kỷ không bao giờ là đối tượng có sẵn cho ta. Thỉnh thoảng, ta cũng gặp một vài người ra vẻ rất hiểu ta ngay từ buổi đầu. Họ nắm bắt những suy nghĩ hay ước vọng của ta rất nhanh, gây cho ta cảm giác như là đã từng thân quen nhau lâu lắm rồi. Nhưng thật ra, chỉ vì người ấy khá thông minh nhạy bén, hoặc do ta đã phơi bày tâm ý của mình quá rõ ràng, hay do ta và họ có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, còn rất nhiều lớp tâm lý phức tạp sâu kín bên trong nữa mà phải đợi đủ điều kiện nó mới hiển hiện ra. Vì vậy, dù ta tài năng cỡ nào thì cũng phải nhường cho sức mạnh thời gian. Nó sẽ tháo xuống những bức màn bí mật của nhau.

Khi đã là tri kỷ của nhau thì ta phải thấy được người kia luôn có mặt trong ta và ta cũng luôn có mặt trong họ. Bởi tất cả những ân tình ta đã trao cho nhau cũng chính là một phần thân thể của nhau. Đạo phật thường gọi đó là hóa thân. Nếu chưa thấy được hóa thân cùa nhau thì ta vẫn chưa tiếp xúc được cái tổng thể - tức là con người chân thật của nhau.

Cũng như trong bài thơ Thề Non Nước của Tản Đà, non hờn trách nước đã quên lời thề ước nên cứ bỏ non mà đi mãi, làm cho non phải chịu cảnh mòn mỏi trong cô đơn: "Nhớ lời nguyện nước thề non/ Nước đi chưa lại, non còn đứng trông/ Non cao những ngóng cùng trông/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày". Nhưng tại non không chịu nhìn kỹ, nhìn bằng con mắt vô tướng để vượt qua cái hình hài cũ kỹ của nước. Vì bây giờ nước đã biến thành mây bao phủ quanh non mỗi ngày mà non không hề hay biết. Và đám mây kia dẫu có tan biến đi thì nó cũng sẽ hóa thành mưa để làm xanh tốt những nương dâu dưới chân non - "Non cao đã biết hay chưa?/ Nước đi ra bể lại mưa về nguồn", "Nước kia dù hãy còn đi/ Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui". Nương dâu ấy cũng chính là một phần thân của nước, non không nhìn thấy đó là lỗi của non. Nước không thể giữ nguyên trạng thái cho non mãi được. Bởi bản chất của nước là vô thường - không ngừng biến đổi.

Cho nên, bí quyết hay nhất để chuyển hóa nỗi cô đơn chính là hãy tìm thấy hóa thân của mình trong tất cả những đối tượng liên quan đến cuộc đời mình. Càng mở lòng ra để chia sẻ và nâng đỡ mọi người một cách không điều kiện thì ta sẽ càng thấy con người mình rộng lớn hơn. Cô đơn có thể là quê hương của thiên tài, nhưng cũng có thể là ngục thất của những kẻ chưa định vị được mình trong cuộc sống và luôn trông chờ vào sự nâng đỡ của cuộc sống. Khi nào ta vẫn chưa hóa giải được nỗi cô đơn thì ta vẫn chưa tìm thấy những tháng ngày bình yên và hạnh phúc thật sự. Bởi người hạnh phúc là người không cô đơn. Dù đang sống một mình, nhưng họ luôn thấy tất cả đều là ban bè thân thiết.

Cô đơn trong phút giây
Thấy núi sông cách biệt
Giọt sương trên lá cây
Bóng hình ai tiền kiếp?

Minh Niệm - Hiểu Về Trái Tim

Saturday, July 7, 2012

Oceans of time

 

Tuesday, June 12, 2012

False pretense


It's time to let it go

Thursday, June 7, 2012

Dòng thời gian


Sunday, May 27, 2012

This song saved my life


What if all your dreams came true?

Saturday, May 19, 2012

Tuổi thơ là


Tuổi thơ là những cánh diều 
Tuổi thơ là biết bao điều ngây ngô
Tuổi thơ là lúc nghịch ô
Tuổi thơ là lúc dán, tô, vẽ vời
Tuổi thơ chạy nhảy chơi bời
Tuổi thơ trong sáng... nhìn trời, tắm mưa
Tuổi thơ ngồi võng đong đưa
Tuổi thơ đầm ấm bữa trưa gia đình
Tuổi thơ nghịch nến phỏng mình
Tuổi thơ nhớ mãi hất hình, bắn bi
Tuổi thơ gây gỗ tí ti
Tuổi thơ cả đám cùng đi đá gà
Tuổi thơ trôm ổi, trộm cà
Tuổi thơ chán nhất ở nhà ngồi không
Tuổi thơ chân đất long nhong
Tuổi thơ ngồi phá pê tông, đập tường
Tuổi thơ lì lợm, ngoan cường
Tuổi thơ đá bóng trên đường cùng nhau
Tuổi thơ gõ chén, đập thau
Tuôi thơ học chẳng mong mau về nhà
Tuổi thơ không biết đập gà
Tuổi thơ không biết đàn bà là chi ^^
Tuổi thơ chẳng có ngờ nghi
Tuổi thơ là tuổi thiếu nhi ấy mà
Tuôi thơ xin nhớ đến già
Tuổi thơ giờ chỉ còn là trong mơ!

QUANG HUYNH | via VOZ

Saturday, April 21, 2012

Almost lover



...

Sunday, April 15, 2012

Hoa vàng mấy độ


Trưa nắng tôi về héo khô. Hoa vàng đốt cháy góc phố quen. Chợt cảm thấy mình rảnh rang quá, nhịp điệu đều đều. Chợt bắt gặp lại mình của những mùa Hoàng Lan tháng 4 xa xưa. Chợt nỗi nhớ giăng cả trời…

at: Em gái bé nhỏ, HN tháng 4 rồi – phố dịu dàng mùa hoa loa kèn. Về đi em.

e: Em không còn thích nỗi buồn trong trẻo nữa, nỗi buồn như cơn gió đã bay đi rồi. Em thích những gì vui tươi và ấm áp.

at: Ừ… Nếu em trở về, em sẽ nhớ điều gì nhất ở Sài Thành.

e: À, nhớ … em sẽ nhớ mùa Hoàng Lan – tháng 4 của em. Anh biết chưa nhỉ? Hoàng Lan là một cái tên sai cho một loại hoa đẹp lạ lùng – rớt xuống từng nụ buồn e ấp, nhưng vẫn cứ lửng lơ mãi vậy. Hệt như sầu chong giữa trời chiều hanh hao vậy.

at: Có lẽ, anh không có vết dấu nơi miền thương yêu ấy. À mà tên đúng của nó là… ?

e: Là Bò Cạp Vàng, là Lồng Đèn, là Hoàng Hậu. Mỗi vùng gọi bằng một cái tên.

at: Sao em không trả lại tên đúng về cho loại hoa đó?

e: Vì em muốn giữ một điều gì đó cho riêng em. Dù rằng với bao người đó là một vết mực loang trên trang giấy trắng.

at: Anh có thể gọi là Hoàng Lan như em gọi được không?

e: Sao lại không nhỉ!? Bạn bè quanh em đều gọi là Hoàng Lan.

at: Đã bao mùa Hoàng Lan qua rồi em gái?

e: Em đếm xem nào. 1 năm… 2…3..4..5..6. Là 6 trăm tròn rồi.

at: 6 năm anh không gặp em, 6 năm anh cũng chưa từng trở về HN thăm mùa hoa loa kèn. Nhưng anh vẫn nhớ mùi hương của phố.

e: Sao anh không về thăm phố một lần?

“Bao nhiêu là con phố,
Bao nhiêu là cái tên
Giận, thương, xa, hội ngộ
Giờ chỉ là phố quên”

Hình như anh trai không dành chút xíu nơi góc chật chội cho phố xưa.

at: Anh trở về với phố hoa loa kèn làm gì , khi em đã yêu phố nắng, khi tháng 4 đã có một loại hoa khác thay thế.

e: Nhưng anh nhớ nhà mình mà. Sao anh không về thăm mái hiên, lan can có những chậu hoa hồng. Và ngồi kể tiếp những câu chuyện cho em nghe…

at: Anh ngồi trong quán cafe và nhìn xuống phố, anh sợ về… lại lạc em gái một lần nữa. Anh sợ có hạnh phúc rồi lại xé nát con tim nhìn hạnh phúc rời xa.

e: Anh ghét Hoàng Lan lắm phải ko?

at: Không đâu. Anh sẽ về và đến thăm phố hoa nắng của em. Anh hứa.

e: Anh hứa đó nhé. Nhưng là khi nào chứ? Anh có kịp về cài bông hồng lên áo em không?

at: Chắc chắn rồi. Muộn nhất là ngày ấy. Anh sẽ cài hoa lên áo em và áo của người đi bên cạnh cuộc đời em. Nhưng anh có một đề nghị.

e: Một đề nghị?

at: Anh sẽ thay hoa hồng bằng Hoàng Lan. Anh sẽ cài Hoàng Lan lên áo 2 em.

e: Vậy có nghĩa là anh sẽ về vào tháng 4?

oOo
Hy vọng người em chọn sẽ luôn làm em cười, và (thỉnh thoảng) khóc vì hạnh phúc
Ở bên người ấy em sẽ cảm thấy bình yên …
oOo

ST

Tuesday, April 10, 2012

Đành vậy với tình yêu




Cho đến cuối thế kỷ này, khi mà những khám phá khoa học đã bóc trần mọi lớp vỏ huyễn hoặc của thế giới quanh ta thì con người vẫn tiếp tục hồn nhiên chất vấn mình và chất vấn nhau: Tình yêu là gì? Tình yêu có thật hay không? Bao nhiêu thế kỷ qua đi và tình yêu cũng thay hình đổi dạng. Đắm chìm vào những cuộc vong thân ngoạn mục, tình yêu đã hoá thân và theo từng thời kỳ, mang những khuôn mặt khác.

Tình yêu cuối thế kỷ này không còn mộng mị nữa. Những giấc mơ hão huyền đã ra đi. Con người đến với tình yêu bằng một ngôn ngữ khác. Có một thứ hình bóng của mộng du len lỏi vào giữa cái điều mà người ta gọi là tình yêu. Và cứ thế người ta lao vào cái điều "tưởng như" ấy một cách đồng bóng và đánh mất dần cái hồn phách thơ mông của những ngày đã xa xưa.

Đừng bao giờ nói một lời có tính cách khẳng định về tình yêu. Mới ngày hôm qua là như thế hôm nay đã khác rồi. Tình yêu tưởng vĩnh viễn ra đi mà không ra đi. Tình yêu vờ như ở lại mà không ở lại. Kể lại một chuyện tình thường khi là kể lại một cái gì đã mất. Nhưng cũng không hiếm những trái tim lạc hướng bỗng một hôm lại ngoạn mục quay về. Không thể nói nhiều về tình yêu mà không mắc lỗi lầm. Cứ để nó yên ở một vị trí nào đó và nhìn ngắm, quan sát hoặc chờ đợi. Tình yêu là bất khả tư nghì.

Không ai điên gì mà tự xưng mình là kẻ biết rõ về tình yêu nhất. Đau khổ cả trăm lần vẫn cứ là một đứa trẻ thơ trong tình yêu. Tình yêu có lẽ là lời nói dối uyên thâm nhất của trái tim. Một trái tim kim cương không tì vết, không thách thức nhưng ngạo nghễ và thích đùa. Một thứ đùa cợt làm bằng bi hài kịch và trên sân khấu của cuôc hành trình đã làm nổ tung ra những cơn thịnh nộ của núi lửa hoặc của những mùa băng rã tuyết tan.

Dù thế nào cũng đừng phỉ báng tình yêu bởi nghĩ cho cùng nó vẫn là nguồn an ủi duy nhất. Nó là trò chơi dối trá cần thiết và qua nó chỉ có con ngưòi mới hiểu được thế nào là đau khổ để rồi có lúc phải thốt lên: Tôi buồn quá....

Tình yêu là không khoan nhượng. Cái khía cạnh ác độc của tình yêu không ai có thể đo lường được. Khi cần dập chết một cuộc tình nó sẽ không cần biết nương tay. Nó lạnh lùng thản nhiên trước cơn hấp hối của "con bệnh tình". Vì thế xin các hoàng tử, quí công nương hãy biết kềm giữ mình khi đứng bên mép bờ hiu hắt và luôn luôn chuẩn bị sẵn cho mình một bài kinh thiền định để giữ được cõi lòng bình an, tĩnh lặng. Mọi cơn bão sẽ qua đi và trên các bờ bãi, biển đã để lại bao nhiêu là sinh vật biển cho một bữa tiệc dù muộn màng, phù du, nhưng cũng đủ để làm hồi sinh một nỗi khát sống và xoá đi những thương tích tưởng như không đáng có.

Tình yêu không có thắng bại. Ở đây không phải đấu trường mặc dù vẫn có những vết thương. Thậm chí đôi khi còn mang đến những cái chết, những cái chết không báo trước nhưng cũng nhuốm đầy đủ màu sắc tai ương, của một kiếp nạn. Những cái chết như thế không còn mới mẻ gì nữa, chỉ đủ gây ngạc nhiên thoáng qua để có dịp nhắc nhở lại một thời kỳ vàng son của triều đại lãng mạn. Thế nhưng ở đâu đó trên các vỉa hè trong lòng các đô thị, nhất là dưới ánh đèn mờ tỏ ở các ngoại ô, tiếng xì xào vẫn cứ vang lên như một ngọn gió xót thương qua các đền thờ của ảo giác. Đó cũng là lời tôn vinh phù phiếm nhằm làm thăng hoa tình yêu hầu khôi phục lại một thứ lòng tin đã bị đánh mất.

Nếu có dịp chạm vào tình yêu thì hãy thử mượn một cỗ xe chở lòng bất kính đến trước. Có thể không hẳn là lòng bất kính mà một cái gì đó gần với sự thờ ơ, lãnh đạm hoặc một phương cách lịch sự bóng bẩy phường tuồng. Đó là lá chắn cần thiết, một thứ bùa hộ mạng để chống đỡ những mũi dao vô đạo có thể gây thương tích bất ngờ trên lòng tự trọng.

Tình yêu hình như không di chuyển trên một mặt phẳng. Nó thường dẫn người trong cuộc đi qua những nơi chốn không hề dự phòng trước. Thế rồi một hôm bỗng dưng mọi chuyện cứ lệch lạc hẳn đi và người trong cuộc thấy mình không còn là mình nữa. Như trong mùa biển động, những con sóng dữ tha hồ nhảy múa và nó rút dần tinh lực của con người.

Có những kẻ thấy được thiên đường. Có những kẻ thấy được địa ngục. Và có không ít những kẻ bị chọc mù đôi mắt khi đi qua tình yêu. Những giấc mơ hồng, những ác mộng đen. Đôi khi có những cái bóng vô hồn ngoan ngoãn tới lui trong không gian vô hình của những câu thần chú. Khi nhóm lửa đốt lòng mình trên những mê hoặccủa lời thề nguyền thì lúc ấy chỉ còn âm binh nói chuyện với âm binh. Giấy vàng bạc bay lả tả phủ hết con đường tỉnh thức để mở ra một cõi đời son phấn ngào ngạt hương hoa mơ mơ, tỉnh tỉnh, muội muội, mê mê nhưng đầy một thứ lạc thú riêng tư, một cõi trời bay bổng.

Chấp nhận tình yêu là chấp nhận một thứ có có, không không, đùa đùa, thật thật. Nó vô hình tướng nhưng làm rã tan hồn phách. Không có nó thì đời sống không biết sẽ tẻ nhạt đến dường nào. Thôi thì đành có nó vậy.

Trịnh Công Sơn

 

boulevard of broken dreams © 2008. Chaotic Soul :: Converted by Randomness