Wednesday, September 30, 2009

Canh bạc cuộc đời

Không phải vô cớ Đào Duy Anh trong „Việt Nam văn hóa sử cương“ đã nói rằng máu cờ bạc là một trong những đặc tính tiêu biểu của dân tộc. Trong đời người mỗi dân Việt ai chẳng một vài lần đánh bạc, có những người đánh bạc thành nghiệp và một sự thật phũ phàng hơn là với nhiều người cuộc đời là một canh bạc lớn mà đôi khi chính họ không hình dung được rủi ro có thể gặp.

Xin không bàn đến những việc bài bạc thường tình những ngày lễ tết hay những lúc nhàn rỗi hay lôi nhau ra sát phạt. Cũng xin không bàn đến các quan chức xã đánh bạc ở nhiệm sở bị đưa lên mặt báo. Và cũng xin không bàn đến các ông tổng nọ tổng kia tham gia đánh bạc hàng triệu đô. Mà những dòng tâm sự này chỉ mong nói đến một canh bạc cuộc đời với bản tính của người Việt.

Cái máu cờ bạc đã ăn sâu vào mỗi người dân Việt đến mức đôi khi họ không còn nhận ra điều đó. Nó ngấm vào từng suy nghĩ cầu mong những hạnh phúc bất ngờ mà không cần phải vất vả bon chen. Phải chăng nó bắt nguồn từ cuộc sống quá khó khăn không thấy lối thoát, có lẽ không phải! Hay đấy là vì mục đích giải trí đơn thuần, cũng không hẳn là như thế. Chỉ biết rằng, những lĩnh vực như là thị trường chứng khoán, bất động sản được mọi người hào hứng xông vào với từ „chơi“. Họ đổ xô nhau vào „chơi“, từ người giàu đến không giàu lắm và chơi bằng vốn của mình cũng như vay mượn. Hình ảnh chăm chú theo dõi biến động và những lời bàn kháo nhau giống hệt như dòng người ào ạt vào các sòng bạc để rất ít người bước ra một cách đắc ý. Tất cả tưởng chừng như giật được nhanh chóng tiền của thiên hạ. Rồi các làn sóng bán hàng đa cấp cũng nhanh chóng thu hút được những người dân Việt máu me làm giàu nhanh chóng. Tất cả như một canh bạc, với số tiền đầu tư ít ỏi, ai cũng sẵn sàng bước vào với giấc mơ hồng để rồi đa số phải thất vọng và trả giá.

Tưởng rằng những người ít học mới ham mê những canh bạc, nhưng không những người tham gia vào canh bạc này thực sự lại là những người được gọi là có tri thức. Các ông bố, bà mẹ sẵn sàng bỏ tiền gấp hàng chục đến hàng trăm lần số tiền lương sẽ được nhận cho con cái mình có việc làm. Những người „thức thời“ sẵn sàng bỏ ra số tiền khổng lồ chạy chọt vào những vị trí với mức lương bèo bọt. Tại sao vậy? Họ đang muốn tham gia vào một trò chơi, một canh bạc của cuộc đời. Họ dấn thân vào những chỗ chưa hẳn đã thích hợp với mình, đầu tư khoản tiền khổng lồ với hy vọng đến lượt mình sẽ lại thu tiền của người khác. Người ta thường kháo nhau rằng, cảnh sát giao thông muốn được đứng đường không phải là đơn giản. Một số tiền lớn đã được lo lót và đến lượt họ bất chấp liêm sỉ, danh dự bòn mót từng đồng vất vả của cánh lái xe. Giáo viên vốn là một nghề cao quý nhưng cũng không tránh được thảm cảnh của canh bạc. Để có được một chân giảng viên ở một trường danh tiếng có nghĩa đi đôi với độ dày của tập giấy người ta gọi trắng trợn ra là tiền chứ không phải bằng cấp hay danh tiếng. Người ta có thể dễ dàng nhận ra các lãnh đạo một trường cấp 3 vi vu đi làm bằng xe con như những thương gia hạng nhất. Những cái oai, cái vẻ hào nhoáng bên ngoài này đã được xây đắp từ bòn rút của nhiều thế hệ giáo viên, học sinh. Đến lượt mình, các giáo viên với đồng lương thực tế ít ỏi lại phải gồng mình vừa kiếm sống, vừa trả lại món nợ đã phải đầu tư ban đầu. Họ đã tham gia vào một canh bạc một cách vô thức mà không biết. Những bộ mặt lạnh lùng, giọng gắt gỏng cáu kỉnh và đôi khi là chửi bới có thể dễ thấy ở nơi người ta đáng được an tĩnh như bệnh viện. Tại đó, có những viên chức tự cho mình cái quyền được cao giọng với người khác chỉ vì người đó đang nhờ lụy mình. Thực tế rằng những người đáng an dưỡng và bị gắt gỏng kia lại đang trả tiền và nuôi sống những người gắt gỏng họ bằng những cách trực tiếp thô thiển sau tờ phong bì hay gián tiếp qua bệnh viện. Và một thực tế phũ phàng rằng, để có được một chân trong một bệnh viện „ngon“ thì số tiền chi ra cũng phải rất „ngon“. Như vậy họ là những người trước hết là đáng trách nhưng cũng là những nạn nhân của canh bạc cuộc đời mà họ tham dự. Vì mong muốn có cuộc sống đầy đủ hơn về mặt vật chất, họ cùng nhau bán rẻ lương tâm và ngang nhiên như là một sự hiện nhiên của xã hội hiện tại. Trong các cuộc đấu thầu, người ta thán phục những ai dám „chơi“, càng dám „chơi“ càng chứng tỏ một bản lĩnh của những tâm hồn Việt đang đánh bạc với cuộc đời. „Chơi“ ở đây đồng nghĩa với „chi“, người „dám chơi“ là người dám chi, dám „lại quả“ mạnh tay hơn mà vẫn hợp thức hóa được tất cả chứng từ và bịt mắt được công luận. Người ta cũng thán phục nhau giỏi tài biến báo và hợp lý hóa các thủ tục lắt léo. Mỗi khi lương tâm vấn hỏi thì một cách nhẹ nhàng „cái cơ chế nó thế“, vâng, trăm sự tại cái „cơ chế“, một cách đổ tội tài tình hợp lý cũng như cách đây chưa lâu người ta đổ tội cho „lịch sử“. Không gì dễ bằng đổ tội cho cái mà chẳng thể nào thanh minh, „lịch sử“, „cơ chế“ chẳng bao giờ biết cãi lại mà chỉ im lặng nhận bao nhiêu thứ tội lỗi người ta đang trút lên đầu mình.

Một niềm đau nhức nhối mà mỗi người hàng ngày đối mặt không cách giải quyết, mỗi người đều phải gặm nhấm nó để rồi lúc nào đó lại chà xát lên nỗi đau của người khác để thấy mình có vị trí một chút, có oai một chút, một chút hả lòng để quên đi những khó khăn hiện tại. Tại sao chúng ta lại cứ phải đay nghiến, hành hạ nhau trong cuộc sống đã đầy rẫy khó khăn? Tại sao những người Việt lại ham mê trong canh bạc cuộc đời của chính mình. Hình ảnh các tiếp viên nam nữ hàng không Việt Nam lễ mễ bê đủ các loại mỹ phẩm tại sân bay Frankfurt để kiếm thêm thu nhập, giáo viên thu từng đồng khó nhọc của sinh viên, các y tá thu từng chục ngàn của bệnh nhân mong được nhẹ nhàng khi đối xử, hay cảnh sát giao thông phục kích từng đồng của cánh lái xe như những nỗi đau cấu xé lòng của những người chưa vô cảm.

Nhưng có một sự thật là khi phải sống trong những nỗi đau thì con người ta cũng trở nên chai sạn, tàn nhẫn hơn. Họ cũng sẵn sàng gây những nỗi đau cho người khác mà không cần áy náy và suy nghĩ. Đời là thế!

(Bài đã đăng tại Tiền Phong)

Người Châu Á có biết tư duy?


Đó là bài trích dịch một cuộc phỏng vấn giữa Kishore Mahbubani, tác giả cuốn “Can Asians think?”, và tạp chí salon.com. Bài phỏng vấn được đăng trên salon.com ngày 25-3-2002, một năm sau khi cuốn “Can Asians think” được xuất bản lần thứ nhất. Bạn có thể đọc toàn bài phỏng vấn trên tại đây.

1. Mặc dù bài phỏng vấn được đăng cách đây hơn 5 năm, nội dung cuộc phỏng vấn, hay nói cho đúng hơn là nội dung cuốn sách (vì đa số những quan điểm, lập luận Mahbubani trình bày trong cuộc phỏng vấn đã được tác giả nêu ra trong cuốn sách) vẫn còn giá trị đối với thời điểm chúng ta đang sống năm 2007.

2. Bạn cần chú ý đến tựa đề của cuốn sách, nó là một câu hỏi, “Can Asians think?”. Tháng 5/1999 tap chí Times của Mỹ có đăng một bài viết nhan đề, “It’s True. Asians Can’t Think”. Chỉ cần nhìn vào hai tựa đề là ta có thể suy đoán được lập trường khác nhau giữa hai tác giả.

3. Cuốn “Can Asians think?” là tập hợp những bài viết của Kishore Mahbubani đã được đăng trên các tạp chí uy tín ở Mỹ và châu Á như Foreign Affairs, National Interest, Washington Quarterly, AsiaWeek, v.v. Ngoài ra nó còn bao gồm các bài thuyết trình đã được tác giả trình bày tại các hội nghị quốc tế. Khi in lại thành sách, tác giả đã viết thêm phần introductory note trước mỗi bài nhằm giải thích bối cảnh xuất hiện của bài viết và chỉ ra tính thời sự của bài viết cho tới thời điểm hiện tại sách được in. Tôi đã đọc sơ qua các bài viết chính trong cuốn sách này vào năm 2004, ấn bản lần 1. Cho tới giờ sách đã được in lại với ấn bản lần 3.

4. Cuốn “Can Asians Think?” không phải là dạng sách hàn lâm viết dành cho các giáo sư, sinh viên sau đại học. Sách viết dễ đọc và dễ tiếp thu, tác giả không đào bới, đi sâu vào các vấn đề thuộc phạm trù “khái niệm”. Chẳng hạn tác giả không hề đưa ra định nghĩa hay giải thích cho biết “tư duy” là gì, có những thuộc tính gì, nên dùng những phương pháp gì hay tiêu chí gì để đánh giá ai có tư duy tốt hơn ai. Tác giả căn cứ vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế của phương tây để đưa ra lập luận phương tây tư duy tốt hơn phương đông. (Mặc dù điều này vẫn có thể gây nhiều tranh cãi và nhiều người chưa chắc đồng ý, tuy nhiên nó vẫn có sức thuyết phục hơn so với luận điểm bên dưới, khi tác giả dùng ví dụ về Bồ Đào Nha có khả năng dùng sức mạnh quân sự đi xâm lăng và chinh phục các thuộc địa trên khắp thế giới và cho rằng đây bằng chứng của tư duy tốt).

5. Hình như quan điểm của tác giả về câu hỏi “Can Asians think?” đã có chút thay đổi tại thời điểm sách được in nằm 2001 so với thời điểm năm 1997 khi tác giả viết bài tham luận “Can Asians Think?” để trình bày tại International Conference on Thinking in Singapore. Trong bài viết năm 1997, tác giả đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Can Asians Think?” bằng ba trường hợp sau: (i) Yes, they can, (ii) No, they cannot, và (iii) Maybe. Trong từng trường hợp một, tác giả đã đưa ra các lập luận và ví dụ cụ thể để minh họa cho quan điểm của mình. Theo ngụ ý của tác giả, không có câu trả lời nào là câu trả lời đúng duy nhất cho câu hỏi “Can Asians Think?”, và cả 3 trường hợp nêu trên đều có thể được dùng làm câu trả lời đầy thuyết phục cho câu hỏi “Liệu người châu Á có biết tư duy?”. Tuy vậy, khi viết phần introduction cho cuốn sách vào năm 2001, tác giả đã mở đầu như sau:

Liệu người châu Á có biết tư duy? Căn cứ vào lịch sử các xã hội châu Á trong vòng vài thế kỷ qua, câu trả lời phải là không– hay hào phóng hết mức cũng chỉ có thể nói, người châu Á tư duy không được tốt lắm. Nhiều thế kỷ sau khi Bồ Đào Nha vượt ra khỏi vòng lãnh thổ nhỏ hẹp của mình để tạo ra các thuộc địa trên khắp thế giới, từ Brazil cho đến Angola, Mozambique đến Goa, Malacca đến Macau, các xã hội châu Á vẫn tiếp tục trong tình trạng mụ mẫm hay đình trệ […] Những xã hội phải mất hàng thế kỷ mới có thể thức tỉnh không thể gọi là những xã hội có khả năng tư duy tốt.

Không biết điều này thể hiện sự thay đổi lập trường của tác giả hay đơn giản tác giả đang dùng chiêu “khiêu khích” hay “liệu pháp gây shock” để gióng hồi chuông cảnh báo cho giới trí thức các nước châu Á đang rất thành công về kinh tế không nên tự mãn về những gì họ đã đạt được.

6. Lẽ ra báo TT nên dịch thêm một số phần quan trọng khác trong bài phỏng vấn, chẳng hạn phần tác giả trình bày quan điểm của ông về các vấn đề human rights và democracy, cũng như phần nói về đầu óc của phương tây có giới hạn và rất khó để giới trí thức phương tây nhận ra được điều này.

Trong phần Preface của sách ông viết: “Thế giới này sẽ trở nên phong phú hơn nếu như đầu óc phương tây ngừng cho rằng văn minh phương tây là nền văn minh phổ quát duy nhất trên thế giới. Cách duy nhất để đầu óc phương tây có thể thoát ra khỏi chiếc hộp cầm tù tư duy của mình là đầu tiên họ phải nhận thức và chấp nhận (conceive) khả năng rằng óc tư duy phương tây cũng có những giới hạn theo kiểu riêng của nó.”

7. Một ưu điểm đáng chú ý của sách: không phải vì đánh giá phương tây tư duy tốt hơn phương đông mà tác giả mù quáng không thấy những vấn đề nổi cộm của văn minh phương tây và quay lưng lại 180 độ với văn minh phương đông. Trong bài “The Dangers of Decadence: What the Rest can Teach thee West” (Hiểm họa Suy Đồi: Phần Thế giới còn lại có thể dạy cho Phương Tây điều gì), có phần “The West’s Own Undoing” (Phương Tây Tự Hủy Diệt Mình). Trong đó tác giả nhận xét:

[Phương Tây] không có khả năng nhận thức được rằng có thể đã có những yếu điểm về cơ cấu (structural weaknesses) phát sinh ngay trong chính hệ thống giá trị chủ yếu và thể chế của nó. Thiếu sót này có thể phần nào giải thích cho sự tán dương gần đây dành cho lý thuyết [của Fukuyama] cho rằng sự phát triển của lịch sử đã chấm dứt bằng chiến thắng của lý tưởng phương tây, với giả định là tự do cá nhân và dân chủ sẽ luôn bảo đảm văn minh phương tây sẽ luôn dẫn đầu thế giới.

[…] Ý tưởng [tự do cá nhân] này đã đem lại nhiều điều tốt đẹp. Chế độ nô lệ chấm dứt. Quyền bầu cử phổ thông nảy sinh. Nhưng tự do không chỉ giải quyết vấn đề, nó còn là nguyên nhân gây ra vấn đề. Nước Mỹ đã tiến hành hàng loạt các thí nghiệm xã hội, phá tan hết thể chế xã hội này (social institution) đến thể chế xã hội khác vốn có vai trò kiềm chế hành vi cá nhân. Hậu quả thật là tai hại. Kể từ 1960 dân số nước Mỹ gia tăng 41% trong khi tội phạm bạo động tăng 560%, sinh đẻ của các bà mẹ không có chồng tăng 419%, tỉ lệ ly dị tăng 300%, và số trẻ em sống trong các gia đình chỉ có một cha/mẹ tăng 300%. Tất cả những điều này thể hiện sự suy tàn (decay) xã hội quy trên mô lớn. Nhiều xã hội rùng mình trước viễn cảnh đất nước họ phải chịu những cảnh tương tự. Nhưng thay vì đi chu du ra nước ngoài với một thái độ khiêm tốn (humility), người Mỹ lại đi rao giảng một cách rất tự tin về ưu điểm của tự do cá nhân không kiềm hãm, bỏ qua những hậu quả xã hội không thể không thấy.

[…] Các giá trị phương tây không phải là một hệ thống hoàn hảo không vết xướt. Một số giá trị là tốt. Một số là xấu. Nhưng bạn phải là người đứng bên ngoài xã hội phương tây mới có thể thấy điều này rõ ràng và thấy được sự suy yếu tương đối của phương tây là do chính phương tây tạo ra.

8. Vậy còn đâu là những nhược điểm của phương đông? Trong bài “Asia’s Lost Millenium”, tác giả cho rằng phương đông thiếu 3 yếu tố chủ yếu sau khiến nó tự kìm hãm và tụt hậu so với phương tây:

(i) thiếu cơ chế sử dụng và đề bạt những người có tài năng (meritocracy): lớp người nắm quyền chức, tài sản mọc rễ, bám cứng địa vị, không nhường chỗ cho lớp trẻ

(ii) thiếu hoà bình: các quốc gia phương đông vẫn còn kèn cựa, hiếu chiến với nhau, xem quan hệ quốc tế như là trò chơi mạnh được-yếu thua (zero-sum game)

(iii) thiếu trung thực: tham nhũng tồn tại trong khắp các xã hội châu Á, cả xã hội dân chủ lẫn phi dân chủ. Cái giá phải trả không chỉ là kinh tế, nó còn gây ra thiệt hại về mặt xã hội và tinh thần.

Có thể tóm gọn quan điểm của tác giả như sau: châu Á cần học hỏi những ưu điểm của phương tây để theo kịp phương tây nhưng đồng thời phải cố gắng vượt qua phương tây bằng cách tránh không đi vào vết xe đổ của xã hội tây phương.

Nguồn: MinhBien


Tuesday, September 29, 2009

Giá như được chết đi một lúc

Giá như được chết đi một lúc
Chắc bình yên hơn một giấc ngủ dài
Nếu được xuống địa ngục thì càng tốt
Lên thiêng đàng sợ chả gặp ai

Giá như được chết đi một lúc
Tỉnh dậy xem người ta khóc hay cười
Và xem thử mình sẽ cười hay khóc
Làm ma có sướng hơn làm người ?

Giá như được chết đi một lúc
Nằm im cho cuộc sống nhỏ tuôn trào
Nếu người ta tống ngay vào nhà xác
Cứ thế mà chết cóng cũng chẳng sao

Nguyễn Thế Hoàng Linh

Wednesday, September 16, 2009

Is a Masters Degree worth it?

Masters_degree

Whether you just graduated from college or have been working a few years, earning a masters degree has its benefits, but is it the right move? There has been debate on whether earning a masters degree can lead to more job opportunities and a higher salary.

Generally, there are few things to keep in mind when you are considering a masters degree.

Why Do You Want It?

A masters degree is in-depth plan of study that attracts committed students. You should apply to graduate program because you are committed to your field or profession and know that it will help improve your skills and knowledge. Going to grad school to avoid tough times or for money isn’t reason enough.

What is Your Major?

Not all majors pay equally. Masters degrees in certain fields, like engineering and the sciences, are in high demand and in turn will command higher salaries. In addition, degrees that are career oriented, such as accounting, IT, or Nursing, will also bring in higher salaries.

How Much does it Cost?

A masters program can be costly, with price tags of $50,000 or more! Public schools or online programs are generally cheaper, with online programs allowing you the flexibility of earning your degree over a longer period of time. Before you apply, get information on financial aid programs and what types of aid are available to you as a graduate student.

Start your search now for schools and degree programs that match your interests and receive information on earning your masters degree!

Source: Fastweb

Death and Dying

Whether we acknowledge it or not, most of us fear death. Death remains a great mystery, one of the central issues with which religion and philosophy and science have wrestled since the beginning of human history. Even though dying is a natural part of existence, American culture is unique in the extent to which death is viewed as a taboo topic. Rather than having open discussions, we tend to view death as a feared enemy that can and should be defeated by modern medicine and machines. Our language reflects this battle mentality, we say that people "combat" illnesses, or (in contrast) "fall victim" to them after a "long struggle." Euphemistic language also gives us distance from our discomfort with death. People who die are "no longer with us", have "passed", gone "to meet their Maker", “bought the farm”, “kicked the bucket", and so on.

Death and DyingSome of the discomfort with the death and dying process has come about because death has been removed from common experience. Typically, we no longer die at home surrounded by family and friends, but in hospitals and other health care facilities. Out of the approximately 6,500 people who die in the U.S. every day, only 1200 die at home. This lack of personal experience with death and dying only adds to our sense of trepidation and fear.

It is human nature to try to avoid things we fear. Because we are afraid, we tend to avoid thinking about our own mortality. It is time to adjust our thinking. We live in a unique era. Thanks to medical advances in defeating sudden causes of death such as heart attacks and strokes, more of us are dying of so-called "incremental" (slower moving) illnesses such as cardiovascular disease, cancer, respiratory illnesses, and diabetes. As a result, many have been given the gift of time and the ability to shape their death and dying process. Many of us now have the luxury of expressing and recording medical care and financial wishes in advance. In addition, we can address interpersonal (e.g., saying goodbye, forgiving old hurts) and spiritual issues (e.g., finding meaning in life) before we die.

The following paper is designed to provide you with information about how to prepare in advance for your own death, as well as how to help someone you love that is dying. We also discuss grieving and some pointers for those that are left behind to continue living. We hope that this information can take away some of the anxiety caused by the unknown, and allow you to find a way to die a good death, or help someone you love have the same experience.

"The act of dying is one of the acts of life."

Marcus Aurelius

"Thinking and talking about death need not be morbid; they may be quite the opposite. Ignorance and fear of death overshadow life, while knowing and accepting death erases this shadow."

Lily Pincus- British social worker and psychotherapist

Source: MentalHelp

Self - esteem

Most people feel bad about themselves from time to time. Feelings of low self-esteem may be triggered by being treated poorly by someone else recently or in the past, or by a person's own judgments of him or herself. This is normal. However, low self-esteem is a constant companion for too many people, especially those who experience depression, anxiety, phobias, psychosis, delusional thinking, or who have an illness or a disability. If you are one of these people, you may go through life feeling bad about yourself needlessly. Low self-esteem keeps you from enjoying life, doing the things you want to do, and working toward personal goals.

You have a right to feel good about yourself. However, it can be very difficult to feel good about yourself when you are under the stress of having symptoms that are hard to manage, when you are dealing with a disability, when you are having a difficult time, or when others are treating you badly. At these times, it is easy to be drawn into a downward spiral of lower and lower self-esteem. For instance, you may begin feeling bad about yourself when someone insults you, you are under a lot of pressure at work, or you are having a difficult time getting along with someone in your family. Then you begin to give yourself negative self-talk, like "I'm no good." That may make you feel so bad about yourself that you do something to hurt yourself or someone else, such as getting drunk or yelling at your children. By using the ideas and activities in this booklet, you can avoid doing things that make you feel even worse and do those things that will make you feel better about yourself.

This document will give you ideas on things you can do to feel better about yourself - to raise your self-esteem. The ideas have come from people like yourself, people who realize they have low self-esteem and are working to improve it.

As you begin to use the methods in this booklet and other methods that you may think of to improve your self-esteem, you may notice that you have some feelings of resistance to positive feelings about yourself. This is normal. Don't let these feelings stop you from feeling good about yourself. They will diminish as you feel better and better about yourself. To help relieve these feelings, let your friends know what you are going through. Have a good cry if you can. Do things to relax, such as meditating or taking a nice warm bath.

As you read this booklet and work on the exercises, keep the following statement in mind:

"I am a very special, unique, and valuable person. I deserve to feel good about myself."

Source: MentalHelp

Dating

The term 'dating' refers to a process through which a person gets together with another person to explore the possibilities of romantic and sexual coupling. People generally start dating in their middle teen years some time after puberty (biological sexual maturation) has started. The majority of people at first date in an exploratory fashion, forming intense but temporary unions with one or more people in series. Teenage exploration dating tends to turn into more goal-directed dating as people age into adulthood and experience social and internal pressures to 'get married', settle down and have a family. Though most adults do end up forming more permanent committed relationships (which may involve marriage and/or children), not all who do remain faithful to their relationships. Some substantial minority of married adults continue to date after marriage by forming adulterous liaisons and affairs. While many committed relationships do thrive, a number also fail due to divorce, death and other circumstances. The survivors of these relationships, bruised as they are, often find themselves motivated to go back into the dating pool to try their luck at relationship building again.

People can be motivated to date each other for a variety of reasons, both healthy and unhealthy. People are social beings who desire the companionship of others and feel lonely without it. People are sexual beings who crave sexual relationships and the physical warmth of another body. People are romantic and spiritual beings who wish to care for other people and to be cared for by other people. People are also drawn to the intensity, drama and excitement that accompanies new relationships. Some people feel incomplete and inadequate as single people, and are drawn towards dating so they can feel more legitimate and less ashamed of themselves. Still others look for a sort of salvation in relationships with other people that they may or may not be able to find. Some or all of these motives, and more still, are likely occurring in the typical person who is interested in dating.

Source: MentalHelp


Thursday, September 3, 2009

Mùi của hạnh phúc

Cô đang mải đút kem cho đứa em nhỏ nhất, quay lại thằng bé đã đứng ngay sau, cổ đeo chồng vé số trên tấm bảng gỗ cũ mục. Chẳng biết thằng bé làm gì mà mặt lem hết cả. Thấy thế cô lấy khăn giấy lau mặt cho thằng bé rồi bảo ngồi xuống ghế, nó vẫn đứng không nói gì. Đôi mắt to tròn đen lay láy nhìn cô không chớp mắt.

Ra hiệu cho chủ quán lấy thêm cây kem nữa, cô nói: "Mời em, nhóc còn đi học không?".

Thằng bé gật đầu.

- Nhóc mấy tuổi rồi ?

- Mười tuổi.

- Nè, nhóc ngồi xuống đây.

Im lặng một lát, thằng bé nhận cây kem rồi bước đi chẳng để cho cô kịp làm gì.

Cô tiếp tục chuyện trò với mấy đứa em, hình ảnh thằng bé với đôi mắt biết nói cứ quẩn quanh trong đầu, đang định đứng lên ra về thì:

"Con cảm ơn cô" - thằng bé khi nãy lí nhí. Phía sau thằng bé là người đàn ông ngồi trên xe lăn, khỏi phải đoán đã biết đấy là hai cha con, đôi mắt người đàn ông nhìn cô giống hệt thằng bé.

Bước lại gần hơn để nhìn rõ người đàn ông ấy, anh ta người nhỏ thó, mặc chiếc áo màu xanh rộng thùng thình, chiếc quần dài không che hết được đôi chân dị tật.

- Anh là …

- Dạ, tôi là bố cháu. Tôi quay lại để cảm ơn cô.

- Có gì đâu anh, thằng nhóc rất dễ thương.

- Cảm ơn cô.

- Hôm nào hai bố con cũng đi à?

- Vâng, bảo nó ở nhà nó không chịu, cứ đòi theo bố mẹ.

- Thế chị nhà bán ở đâu?

- Dạ, ở đằng kia.

Cô xoa đầu thằng bé, kéo lại gần, hôn vào má, vào trán nó.

Lúc này thằng bé mới nghiêng đầu ghé sát vào tai bố, đưa cây kem đã chảy nước ra: "Bố ăn đi".

- Không, con ăn đi.

- Thế cả hai bố con mình cùng ăn.

Nói rồi thằng bé hồn nhiên mút cây kem một cái.

"Thôi chào cô. Chào cô đi con". Nghe lời bố, thằng bé nói "Con chào cô".

Người đàn ông bắt đầu lăn bánh xe, thằng bé một chân để lên trên song xe, một chân để dưới đất lấy đà đẩy. Nhìn hình ảnh hai bố con dìu nhau đi trong đêm, thằng bé nghiêng đầu ríu rít bên bố, trông bố con họ thật hạnh phúc, trong lòng cô biết bao nhiêu là cảm xúc.

Đang thanh toán tiền thì :

- Cô thấy mùi gì? - Là giọng của người phụ nữ bàn bên cạnh, nãy giờ có lẽ đã nghe thấy hết mọi chuyện.

- Chị nói sao?

- Là tôi nói cô hôn thằng bé thấy mùi gì?

- Mùi của hạnh phúc.

Chị ta nhìn cô thắc mắc, mùi của hạnh phúc?

- Mùi mà chúng ta không bao giờ có được - Nói rồi cô bế em lên xe.

Trên đường về, cô đã không thể nói thêm điều gì nữa, mặc cho mấy đứa em gặng hỏi chị hết điều này tới điều khác.

Đến ngã tư đang lúc đợi đèn đỏ, mắt cô nhòe đi khi thấy hai chiếc xe lăn đậu sát cạnh nhau trên mép đường: người đàn ông ban nãy đang cầm cây kem mút một cái rồi đưa cho người phụ nữ, còn thằng bé thì đứng nhìn cười.

ĐOÀN XUÂN

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh

Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.

Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

( Nguyên Tác: Chu Hải Lượng – TQ)


Thư gửi chính ta khi tuyệt vọng

Có những lúc cuộc sống như đang ném viên gạch vào đầu ta, nhưng xin ta đừng tuyệt vọng.

Ta đã từng tự hỏi ý nghĩa của ta sống trên đời. Ta đã từng lạc lối, mãi tìm trong tương lai một tia sáng nhưng sao vẫn bít bùng chỉ một màu đen? Ta đã từng khóc, đã từng gào thét, đã từng nhìn những viên aspirin và nghĩ đã tới lúc ta nên đặt dấu chấm hết. Ta đã từng, đã từng nhiều, và ta vẫn sống, bởi, sống vượt qua chính cái hèn nhát, cái ích kỷ mong được chấm dứt của mình là can đảm nhất. Sống là can đảm.

Ta đến thăm những người bệnh AIDS giai đoạn cuối, chết dần mòn trong những cơn đau, giật mình tỉnh qua những cơn mê, vẫn tự hào hạnh phúc khi biết họ vẫn sống. Ta đến thăm bệnh nhân ung thư, nhợt nhạt và gầy yếu, cố gắng lắm để nở một nụ cười chào ta. Dù chỉ thấy toàn vết nhăn trên gương mặt đang cười, ta biết nụ cười đó đẹp và tươi lắm từ trong tâm. Ta đã gặp em bé 11 tuổi, sinh non nên chậm phát triển, 11 tuổi nhưng vẫn đang bập bẹ tập nói, vụng về trong những bước đi như mới chỉ một, hai. Em vẫn biết reo lên khi mưa rơi, vẫn cười khanh khách khi nhìn thấy đồ chơi mới. Ba mẹ em vẫn không nguôi hy vọng, không nguôi mong chờ một ngày em sẽ tự bước ra đời. Sống là niềm tin.

Khi phải sụp xuống khóc nấc lên vì đau, vì vỡ, xin ta hãy nhớ đến ta sinh ra trên đời với một mục đích. Khóc không có gì là sai. Những người bảo phải kiên cường trước khó khăn và không nên nhỏ nước mắt là dối. Bởi rạn trong lòng hay sưng mi mắt đều là khóc, nhưng sau cùng biết gạt hết, tiếp tục đứng lên, tiếp tục sống mới là can đảm. Thời gian quý, và nhanh, nhưng có những lúc nếu cần thời gian vụng về tự đứng lên sau những vết rạn, thì cũng đừng vội vã. Nhưng đừng quá lâu, bởi quá lâu ta sẽ quên đi mục đích để gượng đứng dậy. Xin ta hãy nhớ, sống đã là một mục đích để tìm đến những mục đích lớn hơn.

Và cuối cùng xin ta trong lúc tuyệt vọng hãy nhớ tới có những người mãi mãi không tuyệt vọng về ta. Hãy nhớ tới họ, để tiếp tục sống.

Nguồn: Oki @ YXINE


Wednesday, September 2, 2009

No.2

Joke 1:
Trong một cuộc thi Hoa Hậu thế giới . Ðến phần các thí sinh trúng tuyển vào chung kết trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi được đặt ra là`: Trong nước của cô, người ta hình dung thế nào về "cái ấy "của đàn ông ? Xin giải thích lý do tại sao có sự hình dung đó ?

Câu trả lời của các hoa hậu như sau:

Hoa hậu Mỹ : Oeo, tôi có thể nói rằng cái đó giống như một người đàn ông lịch sự . Bởi vì nó đứng dậy chào mỗi lần thấy một người đàn bà !

Hoa hậu Tây Ban Nha: Trong xứ tôi, cái đó được so sánh như con bò mộng trong các cuộc giác đấu bởi vì nó rất hùng hổ khi cửa chuồng mở ra !

Hoa hậu Anh Quốc: Chúng tôi thấy "Cái ấy" của đàn ông giống như các nghệ sĩ diển kịch Shakespeare bởi vì sau mỗi lần trình diễn thì nó khóc sướt mướt.

Hoa hậu Iran: Tôi thấy nó như những tên trộm vì nó luôn luôn đi bằng cửa sau !

Hoa hậu Ấn độ: Còn tôi, thì nó giống y như những người lao động bởi vì nó làm việc ngày đêm !

Hoa hậu Phi Luật Tân: Ái dà, khó nói quá hi hi .....trong nước tôi được coi như là chismis ...
- Thấy mọi người có vẻ không hiểu, cô ta tiếp - Ồ, xin lỗi , chữ ấy tiếng Phi Luật Tân có nghĩa là "chuyện gẫu truyền miệng" .

Joke 2:
Có một cô gái ngừơi Nam mới vô giúp việc cho gia đình người Huế. Ngày đầu tiên, bà chủ dặn là trưa nhớ nấu khoai mì để ông bà ngủ dậy ăn. Ông chủ dặn cô nhớ bỏ khoai sượng ra đừng có nấu.

Cơm trưa xong, ông bà chủ đi ngủ còn cô giúp việc chuẩn bị gọt khoai....

Cô mới lột vỏ khoai mì thì nghe tiếng ông chủ trong buồng hỏi " sượng không em? "

Cô chưa kịp trả lời thì nghe bà chủ nói "sượng ...." Thế là cô vứt củ khoai to đi.

Gọt đến củ thứ 2 cũng nghe ông chủ hỏi "còn sượng không em?"

Bà chủ kêu " sượng lặm..."

Cô bực mình lẩm bẩm " khoai to ngon vậy mà cứ kêu là sượng ". Cô lại vứt tiếp.

Chưa kịp gọt thêm thì ông chủ hỏi dồn dập " sượng nhiều không em?"

Bà chủ thét lên " sượng hết cả rồi !!!"

Cô bé quýnh lên lật đật bê cả rổ khoai vứt đi !

Joke 3:
Một thầy tu trẻ đi khất thực qua làng nọ, trời hanh khô.
Mà thầy tu ấy lại đi đường đã khá lâu nên thầy thấy khát nước bèn rẽ vào nhà nọ xin nước uống.
Trong nhà chỉ có một cô gái trẻ.
Cô gái nghe thầy tu hỏi xin nước thì đặt một chai nước xuống hiên nhà rồi quay vào trong định lấy cốc.
Thầy tu tưởng cô đi vào luôn nên mở nắp chai định tu một hơi cho đã cơn khát.
Vừa lúc đó cô gái đi ra, thấy vậy cô kêu lên:
- Thầy đừng tu, để em lấy…
Nhà sư trẻ tuổi hoảng hốt ngắt lời:
- Xin cô đừng lấy, để tôi tu!

Joke 4:
Giờ ngủ trưa trong nhà trẻ, Tí và Tèo nằm cạnh nhau rúc ríc, Tí đố:
- Này, bạn có biết cái gì xảy ra nhanh nhất ở quả đất không?
- Ý nghĩ chứ còn gì nữa. Vừa mới nghĩ đến "chip chip" là tớ đã rỏ rãi ra rồi!
- Sai! "Đái dầm" là nhanh nhất, thậm chí tớ chưa kịp nghĩ thì đã thấy ướt đẫm rồi.

Joke 5:
Giờ học đầu tiên môn hình học lớp 7. Cô giáo vẽ lên bảng 1 cái vòng tròn và đường kính.
- Các em hãy nhìn đây là vòng tròn và đường kính của nó.
Tèo:
- Còn theo em, đó là cái mông !
Cô giáo tức quá, chạy đi tìm thầy hiệu trưởng và cùng quay về lớp học:
- Thưa đồng chí hiệu trưởng, tèo là 1 học trò hư và không hiểu gì về hình học ........
Hiệu trưởng:
- Hỗn láo, hỗn láo quá!, Thế ai đã vẽ cái mông lên bảng thế này ?!!!
 

boulevard of broken dreams © 2008. Chaotic Soul :: Converted by Randomness