Friday, January 15, 2010

Người là loài duy nhất cười nhạo đồng loại

Quá trình tiến hóa cho phép loài người chế giễu và sỉ nhục đồng loại bằng tiếng cười, trong khi các động vật linh trưởng khác không làm như vậy.

Tiến sĩ Marina Davila Ross, nhà linh trưởng học kiêm chuyên gia tâm lý của Đại học Portsmouth, Anh, từng nghiên cứu cách con người học cười từ những động vật linh trưởng vốn là tổ tiên của chúng ta. Daily Mail cho biết, trong một nghiên cứu mới, cô nhận thấy kể từ khi biết cười, các loài động vật linh trưởng đã sử dụng tiếng cười vào nhiều mục đích.

Theo Ross, động vật linh trưởng lớn ở châu Á (đười ươi) chỉ cười khi chúng cảm thấy vui vẻ hoặc phấn khích, còn động vật linh trưởng lớn tại châu Phi (khỉ đột, tinh tinh, khỉ bonobo) dùng tiếng cười để tác động tới những con khác. Con người sử dụng tiếng cười trong nhiều hoàn cảnh, trong đó có việc châm chọc, nhạo báng hoặc sỉ nhục đồng loại.

"Tiếng cười của người và động vật linh trưởng châu Phi tiến hóa xa hơn so với động vật linh trưởng châu Á", Ross nhận xét.

Ban đầu tổ tiên của chúng ta cũng chỉ dùng tiếng cười để tác động tới người khác. Nhưng trong 5 triệu năm qua con người đã sử dụng tiếng cười vào nhiều mục đích hơn.

"Tiếng cười có thể xuất hiện trong mọi hình thức tương tác giữa người với người, kể cả nhạo báng nhau", Ross nói.

Nghiên cứu của Ross cho thấy, mặc dù tất cả hậu duệ của những loài động vật linh trưởng lớn đều biết cười, song âm thanh của tiếng cười thay đổi dần trong quá trình tiến hóa. Sự thay đổi âm thanh diễn ra đồng thời với thay đổi về hành vi của các loài. Chẳng hạn, động vật linh trưởng lớn ở châu Á có xu hướng phát ra những tiếng kêu nhiều hơn tiếng cười. Trong khi đó người và động vật linh trưởng lớn tại châu Phi cười nhiều hơn.

Ross thực hiện nghiên cứu cùng Michael Owren - một nhà khoa học của Đại học Georgia, Mỹ - và Elke Zimmermann - chuyên gia của Đại học Thú y tại thành phố Hannover, Đức. Công trình nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Communicative and Integrative Biology.

"It has long been claimed that human emotional expressions, such as laughter, have evolved from nonhuman displays. The aim of the current study was to test this prediction by conducting acoustic and phylogenetic analyses based on the acoustics of tickle-induced vocalizations of orangutans, gorillas, chimpanzees, bonobos, and humans. Results revealed both important similarities and differences among the various species’ vocalizations, with the phylogenetic tree reconstructed based on these acoustic data matching the well-established genetic relationships of great apes and humans. These outcomes provide evidence of a common phylogenetic origin of tickle-induced vocalizations in these taxa, which can therefore be termed “laughter” across all five species. Results are consistent with the claims of phylogenetic continuity of emotional expressions. Together with observations made on the use of laughter in great apes and humans, findings of this study further indicate that there were two main periods of selection-driven evolutionary change in laughter within the Hominidae, to a smaller degree, among the great apes and, most distinctively, after the separation of hominins from the last common ancestor with chimpanzees and bonobos."

Bài viết gốc

Nguồn: vnexpress

0 comments:

Post a Comment

 

boulevard of broken dreams © 2008. Chaotic Soul :: Converted by Randomness