Chúng ta, những người trẻ tuổi, đầy sức sống và ước vọng bước trên những con đường khác nhau của cuộc đời. Đôi lúc tôi băn khoăn tự hỏi mình: “Có bao giờ bạn cảm thấy con đường mình đi đầy trắc trở và mình nên quay lại?? Hãy nhìn kìa, những kẻ xung quanh thế giới của bạn, họ có cùng điểm xuất phát, cùng tốc độ và tham vọng nhưng những ngã rẻ mà họ chọn sao thật dễ dàng và bằng phẳng.”
Ngạn ngữ Anh có câu: "The grass on the other side is always greener". Bạn có thể hỏi tôi: Đấy lại là ganh tỵ rồi! Nhưng nếu nhìn ở 1 góc độ khác, tính cạnh tranh nếu ở 1 chừng mực nhất định làm cho con người nỗ lực hơn. Tôi nhớ có 1 câu nói: “phần thưởng và vinh quang dành cho người chiến thắng nhưng nỗ lực và quyết tâm sẽ dành cho kẻ bại tướng dưới tay người chiến thắng. Kẻ bại đó nếu chăm chỉ dùi mài luyện tập sẽ chiến thắng trong tương lai.” Bạn có bao giờ nghĩ: nước Mỹ hay châu lục American tại sao lại không lấy tên Columbus, người đầu tiên tìm ra châu Mỹ mà lại được đặt theo cái tên la tinh hóa của Amerigo Vespucci, 1 nhà thám hiểm đến sau. Cũng giống như các nền văn minh của con người bắt đầu từ Ấn Độ, Trung Quốc,…nhưng bạn sẽ dễ dàng thấy được kẻ nào là kẻ đã thống trị về kinh tế, khoa học, văn hóa trên thế giới trong thời gian qua. Đấy là Mỹ với lịch sử chưa đầy ¼ so với những nền văn minh trên, đấy là Nhật, thiệt hại nặng nề về chiến tranh và nghèo nàn về tài nguyên.
Con người ngay từ bé đã hình thành tính đồng hóa, kẻ nổi trội dễ bị tách biệt hoặc xa hơn là vùi dập, hệ quả của nếp nghĩ đấy là tính sợ sai, sợ trách nhiệm cố hữu của con người. Lỗ Tấn nói: Trên đời này làm gì có đường,người ta đi mãi thì thành đường thôi… Đừng hỏi ai rồi bắt chước rập khuôn như người ta vì không ai giống ai cả, thời gian sẽ là đáp án chính xác nhất cho quyết định của mình, bạn yên tâm vì nếu đã tự quyết định vận mệnh của mình thì dù có nhận được điều gì thì ta cũng không hề hối hận vì ta dám đương đầu nó chứ nhỉ! Nếu cả đời mình mà còn để người ta quyết định thì khác nào ta chỉ là 1 con ký sinh sống hèn nhát núp bóng người khác, liệu cái bóng đấy có đủ lớn để đùm bọc bạn đến hết phần đời còn lại không? Nếu có xin chúc mừng bạn, còn nếu không, quyết định là ở bạn! Vấp ngã, đau, trầy xước, mệt mỏi, nhụt chí. Tôi đã nghe và vẫn đang trải qua những điều ấy, đau buồn là tài sản lớn nhất của lớp trẻ, không phải vì nó nhiều hơn những người trưởng thành hơn mà là cách họ thể hiện cảm xúc ra bên ngoài khi mới chạm vào nó. Giống như con người, đau sẽ kêu nhưng nếu đau nhiều họ sẽ chai sạn, nỗi đau sẽ được nuốt vào lòng.
Trong tùy bút “Tờ hoa” của Nguyễn Tuân, loài trai sống dưới biển có 1 cách sống rất ngộ, nó cả đời sống ngậm miệng, đến 1 ngày 1 hạt cát vô tình lẻn được vào mồm của nó, con trai lẽ dĩ nhiên sẽ đau nhưng nó không lựa chọn cách buông xuôi nhả hạt cát ra ngoài mà tiếp tục dùng máu của mình, thứ tinh túy nhất của nó bao bọc lấy hạt cát nhỏ kia, trải qua thời gian, hạt cát nhỏ kia giờ đã trở thành viên ngọc tròn trịa lóng lánh. Người ta trân trọng ngọc trai cũng bởi vì công sức và tinh túy của con trai tạo nên nó. Tôi nghĩ câu chuyện trên đã đủ để nói tất cả điều tôi muốn nói rồi!
Nguồn: Edgar's Blog
Bài viết đã được lược bỏ 1 số đoạn.
Ngạn ngữ Anh có câu: "The grass on the other side is always greener". Bạn có thể hỏi tôi: Đấy lại là ganh tỵ rồi! Nhưng nếu nhìn ở 1 góc độ khác, tính cạnh tranh nếu ở 1 chừng mực nhất định làm cho con người nỗ lực hơn. Tôi nhớ có 1 câu nói: “phần thưởng và vinh quang dành cho người chiến thắng nhưng nỗ lực và quyết tâm sẽ dành cho kẻ bại tướng dưới tay người chiến thắng. Kẻ bại đó nếu chăm chỉ dùi mài luyện tập sẽ chiến thắng trong tương lai.” Bạn có bao giờ nghĩ: nước Mỹ hay châu lục American tại sao lại không lấy tên Columbus, người đầu tiên tìm ra châu Mỹ mà lại được đặt theo cái tên la tinh hóa của Amerigo Vespucci, 1 nhà thám hiểm đến sau. Cũng giống như các nền văn minh của con người bắt đầu từ Ấn Độ, Trung Quốc,…nhưng bạn sẽ dễ dàng thấy được kẻ nào là kẻ đã thống trị về kinh tế, khoa học, văn hóa trên thế giới trong thời gian qua. Đấy là Mỹ với lịch sử chưa đầy ¼ so với những nền văn minh trên, đấy là Nhật, thiệt hại nặng nề về chiến tranh và nghèo nàn về tài nguyên.
Con người ngay từ bé đã hình thành tính đồng hóa, kẻ nổi trội dễ bị tách biệt hoặc xa hơn là vùi dập, hệ quả của nếp nghĩ đấy là tính sợ sai, sợ trách nhiệm cố hữu của con người. Lỗ Tấn nói: Trên đời này làm gì có đường,người ta đi mãi thì thành đường thôi… Đừng hỏi ai rồi bắt chước rập khuôn như người ta vì không ai giống ai cả, thời gian sẽ là đáp án chính xác nhất cho quyết định của mình, bạn yên tâm vì nếu đã tự quyết định vận mệnh của mình thì dù có nhận được điều gì thì ta cũng không hề hối hận vì ta dám đương đầu nó chứ nhỉ! Nếu cả đời mình mà còn để người ta quyết định thì khác nào ta chỉ là 1 con ký sinh sống hèn nhát núp bóng người khác, liệu cái bóng đấy có đủ lớn để đùm bọc bạn đến hết phần đời còn lại không? Nếu có xin chúc mừng bạn, còn nếu không, quyết định là ở bạn! Vấp ngã, đau, trầy xước, mệt mỏi, nhụt chí. Tôi đã nghe và vẫn đang trải qua những điều ấy, đau buồn là tài sản lớn nhất của lớp trẻ, không phải vì nó nhiều hơn những người trưởng thành hơn mà là cách họ thể hiện cảm xúc ra bên ngoài khi mới chạm vào nó. Giống như con người, đau sẽ kêu nhưng nếu đau nhiều họ sẽ chai sạn, nỗi đau sẽ được nuốt vào lòng.
Trong tùy bút “Tờ hoa” của Nguyễn Tuân, loài trai sống dưới biển có 1 cách sống rất ngộ, nó cả đời sống ngậm miệng, đến 1 ngày 1 hạt cát vô tình lẻn được vào mồm của nó, con trai lẽ dĩ nhiên sẽ đau nhưng nó không lựa chọn cách buông xuôi nhả hạt cát ra ngoài mà tiếp tục dùng máu của mình, thứ tinh túy nhất của nó bao bọc lấy hạt cát nhỏ kia, trải qua thời gian, hạt cát nhỏ kia giờ đã trở thành viên ngọc tròn trịa lóng lánh. Người ta trân trọng ngọc trai cũng bởi vì công sức và tinh túy của con trai tạo nên nó. Tôi nghĩ câu chuyện trên đã đủ để nói tất cả điều tôi muốn nói rồi!
Nguồn: Edgar's Blog
Bài viết đã được lược bỏ 1 số đoạn.
0 comments:
Post a Comment