Friday, December 26, 2014

How to become a millionaire by age 30

Getting rich and becoming a millionaire is a taboo topic. Saying it can be done by the age of 30 seems like a fantasy.

It shouldn't be taboo and it is possible. At the age of 21, I got out of college, broke and in debt, and by the time I was 30, I was a millionaire.

Here are the 10 steps that will guarantee you will become a millionaire by 30.

1. Follow the money. In today's economic environment you cannot save your way to millionaire status. The first step is to focus on increasing your income in increments and repeating that.

My income was $3,000 a month and nine years later it was $20,000 a month. Start following the money and it will force you to control revenue and see opportunities.

2. Don't show off — show up! I didn't buy my first luxury watch or car until my businesses and investments were producing multiple secure flows of income. I was still driving a Toyota Camry when I had become a millionaire. Be known for your work ethic, not the trinkets that you buy.

3. Save to invest, don't save to save. The only reason to save money is to invest it.  Put your saved money into secured, sacred (untouchable) accounts. Never use these accounts for anything, not even an emergency. This will force you to continue to follow step one (increase income). To this day, at least twice a year, I am broke because I always invest my surpluses into ventures I cannot access.

4. Avoid debt that doesn't pay you. Make it a rule that you never use debt that won't make you money. I borrowed money for a car only because I knew it could increase my income. Rich people use debt to leverage investments and grow cash flows. Poor people use debt to buy things that make rich people richer.

5. Treat money like a jealous lover. Millions wish for financial freedom, but only those that make it a priority have millions. To get rich and stay rich you will have to make it a priority. Money is like a jealous lover. Ignore it and it will ignore you, or worse, it will leave you for someone who makes it a priority.

6. Money doesn't sleep. Money doesn't know about clocks, schedules, or holidays, and you shouldn't either. Money loves people that have a great work ethic. When I was 26 years old, I was in retail and the store I worked at closed at 7 p.m. Most times you could find me there at 11 p.m. making an extra sale. Never try to be the smartest or luckiest person — just make sure you outwork everyone.

7. Poor makes no sense. I have been poor, and it sucks. I have had just enough and that sucks almost as bad. Eliminate any and all ideas that being poor is somehow OK. Bill Gates has said, "If you're born poor, it's not your mistake. But if you die poor, it is your mistake."

8. Get a millionaire mentor. Most of us were brought up middle class or poor and then hold ourselves to the limits and ideas of that group. I have been studying millionaires to duplicate what they did. Get your own personal millionaire mentor and study them. Most rich people are extremely generous with their knowledge and their resources.

9. Get your money to do the heavy lifting. Investing is the Holy Grail in becoming a millionaire and you should make more money off your investments than your work. If you don't have surplus money you won't make investments. The second company I started required a $50,000 investment. That company has paid me back that $50,000 every month for the last 10 years.

My third investment was in real estate, where I started with $350,000, a large part of my net worth at the time. I still own that property today and it continues to provide me with income. Investing is the only reason to do the other steps, and your money must work for you and do your heavy lifting.

10. Shoot for $10 million, not $1 million. The single biggest financial mistake I've made was not thinking big enough. I encourage you to go for more than a million. There is no shortage of money on this planet, only a shortage of people thinking big enough.

Apply these 10 steps and they will make you rich. Steer clear of people that suggest your financial dreams are born of greed. Avoid get-rich-quick schemes, be ethical, never give up, and once you make it, be willing to help others get there too.

Friday, December 5, 2014

Thị phi ở đời

Vị Tổng giám đốc gọi hắn lên và hỏi chuyện:

- Tôi thấy cậu cũng đứng đắn, chững chạc và rạch ròi. Vậy sao trong công ty vẫn có lời ra tiếng vào, dị nghị đàm tếu thế?

Thị phi ở đời

Hắn trả lời:

- Thưa anh, trời nắng hạn cả tuần nay, đang trưa nắng gắt bỗng đổ trận mưa rào, người nông dân mừng rỡ ra mặt vì ruộng đất thoát khỏi hạn hán, kẻ làm nghề rửa xe hớn hở vì khách rửa xe đông, nhưng những người đang trên đường thì lại ghét vì đường bẩn và mưa ướt người.

Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ.

Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn bản thân em cũng đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.

Cho nên em nghĩ rằng: Đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Cấp trên nghe lời thị phi thì nhân viên bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán.

Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không rướm máu.

Cho nên cứ an nhiên mà sống thôi!


Thursday, November 27, 2014

Nothing ever goes away


"nothing ever goes away until it has taught us what we need to know"

Pema Chödrön

Tuesday, October 21, 2014

Tranh luận để làm gì

Sư phụ hỏi:

- Tranh luận để làm gì?

- Thưa thầy, tranh luận là để phân định Đúng Sai.

- Tranh luận như thế chỉ mất thời gian. Đúng - Sai, Phải - Trái phụ thuộc vào góc nhìn, rất khó để phân định rõ ràng.

Thực tế đúng như Sư phụ nói.

Chẳng hạn, cái ly này ở bên trái ta, nhưng với người đối diện nó lại ở bên phải; người bán hàng thì nói giá như thế là rẻ, trong khi người mua hàng cho rằng giá như thế là đắt; chuyện tốt với người này, có thể xấu với người khác; khi một trọng tài rút thẻ đỏ, bên hưởng lợi nói trọng tài đúng, bên thiệt hại nói trọng tài sai… Những cuộc tranh luận để phân thắng thua trong những trường hợp này thường vô bổ và không có hồi kết.

- Vậy không cần tranh luận nữa sao, thưa thầy?

- Vẫn cần. Rất cần.

- Vậy mục đích của tranh luận là gì, thưa thầy?

- Là để hiểu vấn đề rõ ràng hơn; là để biết, ngoài quan điểm của ta, còn có những quan điểm khác; là để biết ngoài cách đánh giá của ta còn có những cách đánh giá khác; là để biết ngoài giải pháp của ta còn có những giải pháp khác…

- Phương pháp gì để đạt được mục tiêu này, thưa thầy?

- Chỉ một phương châm: Đừng ngắt lời - Hãy lắng nghe.

Bài học thật đơn giản.

Nhưng hoá ra, nó rất khó nhập tâm.

Đã gần ba năm kể từ khi sư phụ dạy bài học này, vậy mà thỉnh thoảng tôi vẫn giữ thói quen cũ, lao vào các cuộc tranh luận căng thẳng, hai bên cùng tranh nói, chẳng ai chịu nghe ai, bên nào cũng cho rằng mình đúng, bên này cố gắng chứng minh bên kia sai, cuối cùng chẳng ai thuyết phục được ai, hai bên đều tức giận và quan trọng nhất là vấn đề không rõ hơn, mà còn tối đi. Tranh luận như thế đúng là vô bổ, mất thời gian và mang bực tức vào thân.

Lúc đó tôi mới nhớ lời Sư phụ dạy.

Và mỗi lần vận dụng phương châm “Đừng ngắt lời - Hãy lắng nghe”, tôi thấy hiệu quả rất tốt. Vì ta không ngắt lời nên các bên có điều kiện nói hết ý. Vì ta lắng nghe, nên hiểu được hết ý của các bên. Ta biết thêm nhiều điều qua các cuộc tranh luận. Ta không còn nhìn vấn đề phiến diện. Và khi ta nói, mọi người cũng không ngắt lời, cũng chú ý lắng nghe…

Tranh luận như thế thật thú vị và bổ ích. Tranh luận không còn để phân định thắng thua. Tranh luận, với tôi, còn là một phương pháp học tập mới, rất tích cực và hiệu quả. 
.
.
.
1 điều nữa là Tranh luận và quyết định là hai quá trình khác nhau. trong các phiên toà, Luật sư và Công tố tranh biện trước. Khi rõ vấn đề, quan toà mới dễ quyết định hơn. Và quan toà là người quyết định thì không tham gia tranh luận! Và thuyết phục và tranh luận là hai khái niệm khác nhau .
.
.
.

HOÀNG MINH CHÂU

Thursday, October 16, 2014

Quote vặt 03

Bây giờ, các em gái thì khoe ảnh lộ khe ngực sâu hoắm, các em zai thì up ảnh khoe xe. Nhưng nào ai biết được khe “hịn” hay ép mãi 2 quả cam mới ra được, xe thật hay xe đi mượn.

Thời buổi nài, chưa cưới thì cũng ở với nhau như đã cưới rồi, còn cưới rồi thì nằm chia giường như chưa đưa nhau ra phường đăng ký.

Vật nuôi thì cũng áo quần mũ mão như người, còn người thì nude không khác gì con vật.

Con trẻ thì già đời triết lý như ông cụ, trong khi người lớn cả, thì lại suy nghĩ ấu trĩ như trẻ con.

Gái thì nam tính hùng hổ không khác gì đàn ông, còn zai lại ẻo lả không khác gì phụ nữ.

Thằng ko có của thì tiêu tiền như rác, tỏ ra ko khác gì đại gia, còn kẻ giàu thật thì giả nghèo giả khổ.

Bồ thì cứ như chồng , công khai thể hiện tình iu khắp nơi khắp chốn, còn chồng thì cứ như bồ, thậm thụt hoạt động bí mật như tình báo chứ cấm có ra mặt.

Đứa có hình xăm thì y như rằng không chịu được nóng, người dùng iphone thì quần ko có túi, kẻ đeo đồng hồ thường vỗ đùi, còn thằng bọc răng vàng thì hay thích nhếch mép.

Có anh phán trên mạng là, bây giờ, trong sổ tiết kiệm ko có đủ 1 tỉ , thì ko được coi là tiết kiệm, chỉ được coi là số dư thôi. Cúi mặt ngẫm lại mình, hoá ra, mình xưa nay trong tài khoản chỉ có tiền lệ phí, có lúc đến lệ phí còn chả đủ.

Lâu dần, chợt hiểu ra, thời gian của kẻ đeo đồng hồ 500k, với kẻ đeo đồng hồ 10 triệu cũng đều như nhau.

Uống chai rượu 50k, với chai t triệu đến lúc say cũng đều nhớ đến 1 em Huệ chung cả.

Ở nhà 30m2, hay nhà 300m2, thì nỗi cô đơn cũng chỉ có cùng tên gọi.

Rồi bạn sẽ có ngày hiểu ra, hạnh phúc tại tâm, mới chính là thứ mà bao nhiêu của cải vật chất cũng không thể tạo ra được.

Hút bao thuốc 20k, hay 100 k, thì rồi cũng đều mắc lao phổi. Ngồi ghế thương gia, hay ghế siêu tiết kiệm, máy bay nó mất tích, thì cũng đều không còn đường mà quay về.

Hiểu được ra những điều này, biết hài lòng với cuộc sống, thì sẽ yên bình cả thôi. Quan trọng nhất là bạn sống với ai, ai sẽ “dù cho mưa” vẫn “đưa em đi đến cuối cuộc đời” mới là điều quý giá nhất.

Đời vốn nhiều chông gai, hãy luôn biết cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, cho ta thêm ngày mới để yêu thương.

Source: nhatkycuaca

Tuesday, September 30, 2014

mai xa lắc bên đồi biên giới; còn một chút gì để nhớ để quên

phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương 

phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng 

em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong 

xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồi biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên 

CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ
VŨ HỮU ĐỊNH

Thursday, August 21, 2014

Hạnh phúc ươm mầm vì bạn hiểu thế nào là đau khổ

6 loại đau khổ tuổi trẻ nhất định phải trải qua:

Một thời vùng vẫy, quằn quại, mình mẩy xác xơ, tim chắp vá, đầu nguội lại, lòng trơ trọi. Một thời từ đau khổ này qua đau khổ kia. Rồi một ngày, bạn thấy mình lớn lên. Và bạn biết ơn tuổi trẻ với những đau khổ ấy biết dường nào.


Có rất nhiều loại đau khổ, mà để trưởng thành, bạn nhất quyết phải trải qua

1. Loại đau khổ thấy đấng sinh thành rơi nước mắt

Bất hiếu là bất nhân. Trên đời này, thứ tình yêu vĩnh viễn, trinh nguyên, cao thượng và vô điều kiện chỉ tồn tại giữa cha mẹ và con cái. Bạn nhất định phải một lần nhói lòng vì làm cha mẹ buồn, xấu hổ khi làm cha mẹ thất vọng. Nhất định phải nếm được vị đắng của giọt mồ hôi rơi xuống từ bờ vai gầy của cha mẹ. Thậm chí, phải dằn vặt bản thân vì chưa làm được gì cho cha mẹ. Nếu lớn lên mà hờ hững với những người vì bạn mà vất vả, vì bạn mà rơi nước mắt, bạn sẽ đánh mất trái tim của mình.

2. Loại đau khổ bị người yêu hơn cả bản thân phản bội

Mối tình đầu, mối tình thứ hai, mối tình thứ ba, đơn phương, tay ba, hay vòng vo không dứt, dù là mối tình thế nào, một lần thất tình là cần thiết. Trái tim nếu không biết đau, sao có thể quý trọng hạnh phúc. Cõi lòng nếu không cô đơn, sao có thể biết tin vào sự bền vững, sao đôi chân có thể dừng lại, sao có thể biết đến thế nào là giá trị của sự tin tưởng?

3. Loại đau khổ lòng tự tôn bị chà đạp, cái tôi bị xé nát

Tuổi trẻ như gió, chỉ thích bay cao, cái tôi như hổ, không chịu khuất phục thứ gì. Chính vì cái ngạo mạn vô tận của đứa trẻ đang lớn, nên mới cần một lần té thật đau. Trong chuyện tình cảm, học tập, công việc, bạn bè, chúng ta đều vì một chữ ‘sĩ’ mà ít nhiều làm sai, ít nhiều làm đau người khác, làm đau bản thân. Té một thật đau, khóc một lần khô cạn cả lòng, thấy cái tôi của mình bị tổn thương nghiêm trọng, rồi nhận ra mình bé nhỏ lắm, thế giới rộng lớn lắm, nhất định phải biết mình biết ta. Tới một ngày nào đó, có thể cúi đầu nói ra câu em còn kém lắm, xin hãy giúp đỡ”, có thể cảm nhận được sự khiêm tốn hình thành, khi đó, ắt hẳn đã trưởng thành.

4. Loại đau khổ thấy mình vô dụng, thất bại chồng chất

Nhìn thấy người khác cứ vượt lên trên, bỏ xa mình một khoảng cách dài, bạn cố chạy theo nhưng chỉ thấy thấy bại, thấy vấp ngã. Bạn hối hận vì ngày đó không cố gắng học tập, hối hận vì ngày đó để cơ hội trôi đi, thất bại vì đã chọn điều này chứ không chọn điều kia. Bạn cảm thấy bản thân chẳng có gì để tự hào.Nhưng một ngày kia bạn cảm thấy mình thất bại quá nhiều, mà vẫn còn chưa bỏ cuộc, thì bạn mạnh mẽ hơn bạn tưởng đấy. Cuộc đời rải đầy hoa hồng thì chẳng có thử thách nào rèn dũa và trao cho bạn cơ hội thể hiện nghị lực cả. Nhìn thấy cuộc đời không dễ dàng mới một lòng phấn đấu. Bạn biết đấy, thành công không dành cho người sớm bỏ cuộc.

5. Loại đau khổ vì tự ti, quá xấu, quá nghèo, quá ngu

Ghen tị có thể bào mòn trái tim người ta rất ghê gớm. Bạn sinh ra không được xinh đẹp, không gia thế, không khôn ngoan? Chỉ cần so sánh, ắt sẽ sinh ra đau khổ. Nhưng cuộc đời không phải một cuộc đua, không phải cứ ai bắn phát súng bên tai thì mình phải chạy, ai cũng có cái đích của bản thân, hạnh phúc của người khác chắc gì khiến tim bản thân mình vui? Chẳng ai hoàn hảo, mọi người đều tự sâu bên trong có điều gì đó khiến họ tự ti, thậm chí, càng lớn lên người ta càng có quá nhiều điều để so sánh, càng có nhiều điều để tự ti. Một lần đau khổ một tuổi trẻ vì nghèo, vì xấu, vì ngu rồi, thì hãy hạnh phúc vì những gì mình đang có nhé.

6. Loại đau khổ không hiểu vì sao mình phải bị sinh ra

Có tới hàng ngàn người trải qua cảm giác muốn cứa một đường dài vào cổ tay, muốn đẩy cửa nhảy xuống từ tầng lầu cao nhất. Loại đau khổ tột bật thống khổ nhất là cảm thấy không còn thiết sống nữa. Loại đau khổ hình thành khi mọi thứ đã tận, chỉ còn bế tắc. Nhất là tuổi trẻ khám phá ra cuộc đời chỉ là một mớ hỗn độn, rất nhiều người thay vì đối mặt với nó thì lẩn trốn. Nếu bạn đã gặp cảm giác bi thương này thì coi như sẽ chẳng còn thống khổ nào hơn nữa, từ đây, bạn có thể đối mặt với tất cả rồi. Coi như, cuộc đời, dù chỉ là một mớ hỗn độn,vẫn có thể níu chân bạn từ tầng nhà ấy, tình yêu, dù chỉ là cổ tích, vẫn có thể khiến bạn muốn tin thêm lần nữa, thành công, dù xa vời biết bao nhiêu, vẫn có thể khiến bạn muốn thử.

Li vỡ tất nhiên không thể lành, nhưng con người không phải thủy tinh, không phải đá, không phải gỗ, con người có sức bền bỉ rất khủng khiếp, tuổi trẻ có thể hồi phục rất mạnh mẽ. Một thời vùng vẫy, quằn quại, mình mẩy xác xơ, tim chắp vá, đầu nguội lạnh, lòng trơ trọi. Một thời từ đau khổ này qua đau khổ kia. Rồi một ngày, bạn thấy mình lớn lên. Và bạn biết ơn tuổi trẻ với những đau khổ ấy biết dường nào.Bạn nhìn thấy mình hôm nay là một phần của hôm qua, và hạnh phúc ươm mầm vì bạn hiểu thế nào là đau khổ. 

Quan trọng là, hãy tin, và hãy yêu.

đéo biết nguồn (đbn)

Friday, August 8, 2014

Quote vặt 02


Có lẽ sau trận Domino chiều nay, con gái học được nhiều điều:

1. Cạnh tranh là khốc liệt và không khoan nhượng:
Con còn 1 quân nhưng để ba thấy được, thế là bị "ép" không thể tới, phải kéo thêm quân. Thế là giận dỗi quăng quân cờ chạy ra sau ngồi khóc.
Ba gọi lại nói:
- Khi chơi, con có muốn thắng không?
- (Con miễn cưỡng gật đầu)
- Đã là cuộc chơi, ai cũng muốn giành phần thắng.Chỉ có ba nhường con thôi, chứ khi con chơi với bạn con hay người khác thì chuyện người ta ko nhường con là điều bình thường. Thế nên khi chơi con không được cho người khác biết con đang cầm quân gì.
- (vẫn còn ấm ức) Nhưng sao ván này ba không nhường con?
- Vì ba muốn con biết thực tế là thế nào. Sao, bây giờ chơi nữa thì xào bài chơi tiếp, còn không thì xếp bài đem cất?
Nàng ra chiều suy nghĩ rồi quẹt nước mắt xào bài chơi tiếp...

2. Chấp nhận thất bại:
Lát sau nàng lại bị ba ép phải kéo hết cả mớ quân còn lại mà vẫn không đi được, thế là lại ... quăng hết quân ra rồi nước mắt ngắn dài, vừa nói vừa nấc:
- Con biết ván này con thua rồi, sao ba nói ba nhường con mà ba không nhường?
- Khi nãy ba đã nói rồi mà. Đã chơi là không nhường. Và cuộc chơi nào cũng có người thắng, người thua. Nếu con may mắn, hoặc con chơi giỏi thì con sẽ thắng, ngược lại thì con thua. Chuyện đó cũng rất bình thường. Nếu con đã chấp nhận chơi thì sẽ có thắng có thua. Ván tiếp theo có thể con sẽ thắng, nhưng ba không chắc chắn chuyện đó. Sao giờ có chơi nữa không? Tỉ số đang là 1-1 đó!
Nàng lại gạt nước mắt tự úp quân lại, xào bài và kéo 7 quân...

3. Đừng vội bỏ cuộc:
Con lại bị ép phải kéo 4-5 quân, thế là giở "bài cũ":
- (sụt sịt sắp khóc) Con biết ván này con thua nữa rồi. Ba chỉ còn có 1 quân!
Thực ra thì ba đang cầm 1 con bọ đã chết (6 quân kia đã ra hết). Ba chậm rãi phân tích:
- Con cứ chơi đi, ba vẫn chưa tới. Con cầm nhiều quân chưa có nghĩa là con sẽ thua. Có thể nước sau ba phải kéo hết số quân còn lại thì sao.
Con miễn cưỡng ra quân. Ván đó đương nhiên ba không thể thắng với con bọ đã bị "giết".
- Đó, con thấy chưa. chỉ khi nào có người tới thì ván cờ mới kết thúc, con mới biết được kết quả thực sự, và đừng bao giờ bỏ cuộc giữa chừng, bởi đang chơi mà quăng cờ tức là con đã nhận phần thua về mình rồi!

Thầy Văn - Khoa CNTT
ĐH SPKT TP.HCM

Sunday, July 27, 2014

Ở hai đầu nỗi nhớ


tình như con nắng mới
rớt trong chiều màu xanh
người đứng giữa mong manh
bâng quơ xòe tay hứng

{Trần Việt Chương}

That jimtran


anh đi qua phố không đèn
chỉ thấy mưa sa trên bầu trời nhỏ
lang thang hoài cơn gió
đậu trên bậc thềm... chiếc bóng cô đơn

{Trần Việt Chương}

Thursday, June 5, 2014

You have to do the hard things


You have to make the call you’re afraid to make.
You have to get up earlier than you want to get up.
You have to give more than you get in return right away.
You have to care more about others than they care about you.
You have to fight when you are already injured, bloody, and sore.
You have to feel unsure and insecure when playing it safe seems smarter.
You have to lead when no one else is following you yet.
You have to invest in yourself even though no one else is.
You have to look like a fool while you’re looking for answers you don’t have.
You have to grind out the details when it’s easier to shrug them off.
You have to deliver results when making excuses is an option.
You have to search for your own explanations even when you’re told to accept the “facts”.
You have to make mistakes and look like an idiot.
You have try and fail and try again.
You have to run faster even though you’re out of breath.
You have to be kind to people who have been cruel to you.
You have to meet deadlines that are unreasonable and deliver results that are unparalleled.
You have to be accountable for your actions even when things go wrong.
You have to keep moving towards where you want to be no matter what’s in front of you.

You have to do the hard things.

The things that no one else is doing. The things that scare you. The things that make you wonder how much longer you can hold on.
Those are the things that define you. Those are the things that make the difference between living a life of mediocrity or outrageous success.

The hard things are the easiest things to avoid. To excuse away. To pretend like they don’t apply to you.

The simple truth about how ordinary people accomplish outrageous feats of success is that they do the hard things that smarter, wealthier, more qualified people don’t have the courage — or desperation — to do.

Do the hard things. You might be surprised at how amazing you really are.

Source: danwaldschmidt.com

Monday, May 12, 2014

Màn kịch hay nhất

Năm đó cha mẹ ly dị, tôi mới bảy tuổi. Tôi và chị gái Châu Văn Cơ, em gái Châu Tinh Hà cùng được phán quyết cho mẹ tôi Lăng Bảo Nhi nuôi nấng. Ở Hongkong năm 1968, mẹ dắt theo ba đứa trẻ chúng tôi kiếm sống, nỗi gian nan ấy thử nghĩ là biết.


Để duy trì cuộc sống, mẹ một mình làm hai công việc. Mấy đứa chúng tôi đều đặc biệt ngoan ngoãn hiểu chuyện, điều này khiến mẹ rất yên lòng. Nhất là tôi, do thành tích rất ưu tú, được mẹ thương yêu nhất.

Lúc đó ba đứa trẻ chúng tôi đều đang tuổi phát triển chiều cao, do đó bất kể khó khăn thế nào, mỗi tuần, mẹ đều phải cân chút thịt hoặc mua con cá thêm cơm cho chúng tôi. Mỗi khi ăn những bữa “đại tiệc” thịnh soạn này, cơm canh vừa dọn lên bàn, tôi liền bê thức ăn đến bên mình, chuyên chọn thứ ngon để ăn. Chị em gái lại hiểu chuyện hết sức, chưa bao giờ giành với tôi. Nhưng sức ăn của tôi rất yếu, ăn hai miếng là không ăn nổi nữa. Sau đó, tôi bèn bắt đầu càn quấy, vẫn cứ đòi gắp hai miếng, bỏ vào miệng nhai hai cái, lại nhổ vào trong đĩa. Thức ăn tôi nhai qua, chị em gái làm sao còn chịu ăn!

Để không lãng phí, mẹ đành tự mình ăn. Vì chuyện này mẹ không ít lần phê bình tôi, nhưng chẳng có chút tác dụng nào. May mà biểu hiện các mặt khác của tôi đều rất tốt, ngày tháng lâu rồi, mẹ cũng tùy ý tôi. Con nít mà, làm gì có đứa không nghịch ngợm?

Nhưng có một lần, mẹ thật sự nổi giận, và dạy dỗ tôi một trận ra trò. Lần ấy, hai tháng trời mẹ chưa được phát lương, khó khăn lắm mới từ nhà ngoại xoay được ít tiền, mua mấy cái đùi gà, nướng đến vàng ruộm thơm phức. Thức ăn vừa dọn lên, tôi đã y hệt chú khỉ con bò lên bàn, vừa dùng tay cầm một chiếc đùi gà lên gặm, vừa làm mặt hề với chị em gái. Hơi không cẩn thận, trượt tay, đùi gà rơi xuống đất, dính đầy bụi đất, rơi bên cạnh một bãi phân gà.

Mẹ vừa giận vừa xót, mua mấy chiếc đùi gà này dễ dàng sao? Lại nghĩ đến biểu hiện nghịch ngợm thường ngày của tôi, mẹ lấy một cành dâu, mạnh tay quất tôi mười mấy cái: “Cho con nghịch ngợm nè, cho con không biết trân trọng nè!” Mãi đến khi chị em gái nhào tới che tôi dưới người họ, mẹ mới bỏ cành dâu xuống, ôm ba chúng tôi khóc nức nở.

Khóc một lúc lâu, mới bắt đầu ăn cơm. Mẹ nhặt chiếc đùi gà lên, trụng rửa bằng nước sôi, không nỡ vứt đi, đã tự mình ăn. Đêm đó, mẹ xoa vết thương trên người tôi: “Còn đau không?” “Hết đau rồi.” “Lần sau còn nghịch nữa không?” Trong bóng tối, tôi chớp đôi mắt sáng lấp lánh, cười hì hì: “Ngủ thôi, mẹ, ngày mai con còn phải đi học đó.”

Năm 2001, khi tôi và mẹ làm khách mời của Đài Phượng Hoàng Vệ Thị, lại nhắc đến chuyện xưa này.

“Đúng vậy, lúc đó nó thật sự tinh nghịch lắm! Hoàn toàn không biết cơm canh này có được chả dễ dầu gì, chẳng trân trọng chút nào.” Mẹ cười hiền từ.

“Không, mẹ ơi, con hiểu được trân trọng,” Tôi tiếp lời, giọng nói bắt đầu nghẹn ngào, “Mẹ nghĩ xem, nếu con không làm đùi gà rớt xuống đất, mẹ sẽ nỡ ăn sao? Trong mấy năm đó, có gì ngon, mẹ đều dành hết cho chị em chúng con, hàng ngày mẹ cứ ăn dưa muối hoài! Thế là chúng con mới nghĩ ra biện pháp này, sau khi con nhai mấy miếng thịt đến không ra dáng, chúng con liền có cớ không ăn nữa. Chỉ có như vậy, mẹ mới chịu ăn đó!”

Nghe những lời này, cảm xúc của mẹ trở nên kích động: “Thật ra, mẹ sớm nên nghĩ đến. Con việc gì cũng ngoan ngoãn hiểu chuyện, sao lại cứ ăn cơm là nghịch ngợm như thế chứ?” Mẹ nghẹn ngào rút khăn tay ra lau mắt.

Tôi hai hàng nước mắt rưng rưng mặt mày tươi cười. Trước hàng triệu triệu người xem truyền hình, mẹ con chúng tôi ôm nhau. Vô số người xem cũng rơi lệ vào thời khắc đó.

Tuy tôi diễn xuất vô số, nhưng tôi phải nói, màn kịch hay nhất của tôi, là vào năm bảy tuổi, diễn dịch tình thân chân thành một giọt máu đào hơn ao nước lã, ruột thịt liền tim, khán giả duy nhất, là mẹ tôi.

Thursday, May 1, 2014

Turn off your tears... and listen



I hate to see you cry
Lying there in that position
There's things you need to hear
So turn off your tears
And listen

Pain throws your heart to the ground
Love turns the whole thing around
No it won't all go the way it should
But I know the heart of life is good

You know, it's nothing new
Bad news never had good timing
Then, circle of your friends
Will defend the silver lining

Pain throws your heart to the ground
Love turns the whole thing around
No it won't all go the way it should
But I know the heart of life is good

Pain throws your heart to the ground
Love turns the whole thing around
Fear is a friend who's misunderstood
But I know the heart of life is good
I know it's good

Giang hồ

Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với… giặt đồ.

Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng

Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình.

Giang hồ có buổi ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si.

Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa bưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cũng liêu xiêu.

Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì phải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường.

Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giày trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung…

Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta khóc mới hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.

Nguyễn Trọng Tạo

Sunday, April 27, 2014

Được


sống 1 kiếp người, bình an là được
2 bánh 4 bánh, chạy được là được
tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được
người xấu người đẹp, dễ coi là được

người già người trẻ, miễn khỏe là được
nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được
ông xã về trễ, miễn về là được
bà xã càu nhàu, thương mình là được

tiến sỹ cũng được, bán rau cũng được
tất cả phiền não, biết xả là được
kiên trì cố chấp, biết quên là được
bạn bè xa gần, nhớ nhau là được

không phải có tiền muốn gì cũng được
tâm tốt việc tốt, số mệnh đổi được
ai đúng ai sai, trời biết là được
tích đức thu thân, kiếp sau cũng được

thiên địa vạn vật, tùy duyên là được
có rất nhiều việc, nhìn xa sẽ được
nói nhiều như vậy, hiểu được là được
vẫn còn chưa hiểu, xem lại là được!

st

Sunday, April 20, 2014

Học như thế nào


Tôi rất hay được các em học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh hỏi về “bí quyết học tập”.  Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả. Quan trọng là niềm say mê.” Trả lời như vậy là một cách né tránh. Không sai nhưng cũng không đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi mình chưa bao giờ suy nghĩ về vấn đề này một cách thấu đáo. Nhưng không thể nào né tránh được mãi câu hỏi này. Cũng không thể nào trút hết trách nhiệm lên đầu người khác bằng cách nói: “đây là chuyện chuyên môn của những người làm công tác nghiên cứu khoa học giáo dục”.

Điểm lại cuộc đời mình, tôi thấy cho đến thời điểm này mình không làm gì khác ngoài việc đi học, sau đó dạy học và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình ấy, chắc tôi cũng đã từng có những suy nghĩ riêng. Chỉ có điều những suy nghĩ đó chưa bao giờ được được sắp xếp lại một cách hệ thống và được diễn đạt một cách mạch lạc.

....

Dàn bài của tôi dựa vào ba câu hỏi. Thứ nhất: cái gì là động cơ căn bản cho việc học tập. Thứ hai: học chữ hay học làm người? Thú thực là tôi không thích câu hỏi này, vì nó rất mập mờ và đa nghĩa. Nhưng tôi sử dụng chính tính đa nghĩa của nó để triển khai thành các câu hỏi nhỏ xung quanh việc học cái gì? Câu hỏi cuối cùng làm thành nhan đề của bài nói chuyện này: học như thế nào? Tôi không có tham vọng đưa ra câu trả lời thấu đáo, đầy đủ cho cả ba câu hỏi trên, mà chỉ có ý định sắp xếp lại những suy nghĩ tản mạn của mình thành những câu trả lời không cầu toàn. Tôi hy vọng rằng vào cuối buổi nói chuyện, chúng ta sẽ còn thời gian để trao đổi thêm.

Về sự hướng thượng và hướng thiện

Sách Tam Tự Kinh mà các cụ học ngày xưa bắt đầu bằng câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người được sinh ra có bản tính vốn là hiền lành. Liệu có đúng không nhỉ ? Tin tức hàng ngày dễ làm cho người ta nghi ngờ cái “tính bản thiện” của “nhân chi sơ”. Đầu tháng Một ở Ấn độ, một cô gái 23 tuổi bị sáu người đàn ông hãm hiếp đến chết trên một chiếc xe buýt. Cuối tháng Một, ở Bắc Ninh, người ta nô nức, chen lấn nhau tham gia lễ hội chém lợn. Con lợn bị nhát đao xẻ làm hai mảnh lăn quay trong vũng máu lênh láng và trong tiếng hò reo của những người trảy hội. Đây là những hiện tượng dị biệt, không tiêu biểu cho cuộc sống của người dân Ấn độ và Việt nam. Tôi nêu chúng ra như ví dụ vì chúng cùng phản ánh sự độc ác của con người một cách vô cùng rõ nét. Xét cho cùng, giết lợn cũng chỉ là việc giết động vật để ăn thịt, cái mà con người buộc phải làm để duy trì cuộc sống của chính mình. Hãm hiếp cũng nảy sinh từ một bản năng cơ bản của con người là bản năng duy trì nòi giống. Phải chăng, con người được sinh ra với hai bản năng cơ bản duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống, cái mà ở  trong đó đã có sẵn mầm mống của cái ác, của cái ác khủng khiếp. Nếu chỉ dừng lại đây thì quả khó mà tin được vào cái “Nhân chi sơ tính bản thiện”.

Nếu con người được sinh ra chỉ có hai bản năng nói trên thì chắc rằng hai sự việc kể trên sẽ không phải là những hiện tượng dị biệt, mà ngược lại, là phổ biến, đến mức không làm chúng ta kinh ngạc hay xúc động nữa. Có thể tôi còn là một người lạc quan, nhưng tôi tin rằng con người được sinh ra còn có một bản năng khác nữa: đó là bản năng hướng thượng, hướng thiện. Nhìn vào một đứa trẻ sơ sinh, xinh xắn như một thiên thần ta có thể nghĩ rằng đó là hiện thân của sự tốt đẹp. Nhưng cái kiểm soát mọi hành động của đứa trẻ là chỉ đơn thuần bản năng sinh tồn của nó. Tôi nghĩ rằng, trong đứa trẻ không có sẵn một tâm hồn cao thượng, nhưng đã có sẵn tiềm năng để xây dựng nên từ đó cái tâm hồn ấy. Theo tôi, nếu có “tính bản thiện” của “nhân chi sơ”, thì nó chính là cái tiềm năng ấy.

Cái tiềm năng ấy được triển khai trong học tập và là động cơ chính cho việc học tập. Có thể có người không đồng ý với quan điểm này và cho rằng học là để sau này có một cuộc sống tử tế, để sau này có một vị trí tốt trong xã hội. Tôi cho rằng cách suy nghĩ như vậy là phiến diện. Thứ nhất, để có một cuộc sống tử tế, đó cũng chính là biểu hiện của sự hướng thượng, hướng thiện – tất nhiên một khi nó đã biến thái để nhắm tới cái đích là hưởng thụ một cuộc sống an nhàn nhờ vào sức lao động của người khác, thì cái động cơ hướng thượng hướng thiện đó đã bị tha hoá nghiêm trọng. Thứ hai, tôi tin rằng đa số người ta thực ra không có khả năng phấn đấu vì một cái gì xảy ra trong một tương lai quá xa, phần lớn người ta học chỉ vì đó là cách hoàn thiện bản thân mình, tức là học với một động cơ hướng thượng thuần khiết nhất. Vì vậy, nhiều khi chính quan niệm xã hội lại làm tha hoá một động cơ mà bản chất là thuần khiết.

Cần lưu ý là quan niệm xã hội không phải là cái duy nhất làm cho sự hướng thượng hướng thiện bị tha hoá. Tôn thờ cá nhân, có thể là lãnh tụ, danh thủ bóng đá, hay là ca sĩ Hàn quốc, là một hình thức tha hoá của sự hướng thượng. Bản năng hướng thượng, hướng thiện luôn phải vật lộn với hàng loạt bản năng xấu: tính lười biếng, tính đố kỵ, tính gian dối, tính hiếu thắng, tự phụ. Bị tha hóa, nó không còn mấy cơ hội để làm động cơ cho việc học tập.

Học chữ hay học làm người?

Gần đây, trên báo chí có khá nhiều người ở đặt ra câu hỏi “Cần học chữ hay học làm người?” Hoặc giữa hai cái, cần học cái nào trước. Câu hỏi này thực ra tối nghĩa. Học chữ, là tiếp thu kiến thức. Còn học làm người là như thế nào, hẳn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể hiểu theo nghĩa hẹp: học làm người như học kỹ năng sống, học nghệ thuật sống, tóm lại là học những hành vi văn minh.  Cũng có thể hiểu học làm người theo nghĩa rộng tức là học những gì làm nên cốt cách của một con người – như vậy thì lại quá rộng, và bao hàm nốt cả học chữ rồi. Có lẽ vì ý nghĩa của câu hỏi không được phân tích rạch ròi mà nhiều cuộc thảo luận trên báo chí về đề tài có cái vẻ gì đó hơi luẩn quẩn.

Trong cái nghĩa hẹp, có thể đặt lại câu hỏi trên khác đi, và làm cho nó rõ nghĩa hơn: “Trường học phải dạy chữ hay dạy kỹ năng sống, nghệ thuật sống?” Có vẻ như càng ngày càng có nhiều người ngả về quan điểm hiện đại “Trường học phải dạy cho trẻ kỹ năng sống”.  Quan điểm cổ điển được nhà triết học Đức Hannah Arendt phát biểu rành rọt trong bài viết “Khủng hoảng trong giáo dục” như thế này: “Chức năng của nhà trường là dạy cho trẻ thế nào là thế giới, chứ không phải là rèn cho chúng nghệ thuật sống”. Tôi đồng ý với quan điểm này, và trong phần tiếp theo của bài viết quan điểm này sẽ được làm rõ hơn lên.

Ẩn trong câu nói của bà Hannah Arendt, có cả câu trả lời cho câu hỏi học làm người theo nghĩa rộng. Học làm người là học về thế giới, trong đó có thế giới tự nhiên và thế giới con người, để mỗi cá nhân nhận thức được vị trí của mình ở trong đó, nhận thức hết các tương tác giữa cá nhân mình với những người khác, để triển khai mọi tiềm năng của mình, để hoàn thiện mình và đồng thời làm cho thế giới xung quanh trở nên một nơi an toàn hơn, thân thiện hơn cho cuộc sống.

Để trẻ có kỹ năng sống, người lớn phải là tấm gương

Tôi từng nghe người ta kể chuyện một đứa bé sơ sinh bị sói tha đi. Sau này người ta tìm lại được đứa bé. Tuy vẫn còn hình hài của một con người, tính nết của nó là tính nết của loài sói. Ở đây, chính cái “tiềm năng hướng thượng, hướng thiện” đã biến nó thành người sói. Đối với nó, cái đại diện cho sự tốt đẹp chính là mẹ sói của nó. Mẹ sói cho nó bú, tha mồi về cho nó ăn. Đứa trẻ lớn lên giữa bày sói tất trở thành một con sói, cái nó coi là tốt là cái tốt của loài sói. Kể ra nếu nó tiếp tục sống trong rừng cùng với bày sói thì như thế cũng không sao. Bi kịch đến với nó vào cái ngày mà người ta buộc nó quay lại sống với con người.

Ở Lào, ở Thái Lan có phong tục gửi trẻ nhỏ vào sống ở trong chùa một thời gian, từ ba ngày, ba tuần, ba tháng cho đến ba năm. Ở trong chùa, ngoài việc học kinh kệ, trẻ còn học yêu quí cuộc sống thanh đạm, ngăn nắp của người tu hành. Khi đi thăm Lào và Thái Lan, người ta luôn cảm thấy ngạc nhiên về sự sạch sẽ, ngăn nắp của làng quê, kể cả ở những nơi nghèo nhất.

Tôi xin phép dẫn thêm một ví dụ cá nhân, nhỏ nhặt và tầm thường thôi. Vợ chồng tôi ít xem vô tuyến, hầu như không xem bao giờ. Có lẽ vì thế mà mấy đứa con của chúng  tôi hoàn toàn không có sở thích xem truyền hình, bố mẹ không cần cấm đoán hay hạn chế gì cả. Nếu có thời gian, chúng nó thích đọc sách hơn. Nhiều khi tôi muốn xem phim cùng với đám trẻ con, tôi lại phải mặc cả với chúng.

Những ví dụ này nhắc nhở chúng ta, những người có bổn phận làm người lớn, đừng bao giờ quên rằng dù muốn hay không muốn, chúng ta luôn là tấm gương để cho trẻ soi vào. Ngoài trách nhiệm cho trẻ một mái nhà, cung cấp thức ăn cho đủ no, quần áo cho đủ mặc, người làm cha mẹ luôn phải tâm niệm rằng mình cư xử ngày hôm nay như thế nào, ngày mai trẻ sẽ cư xử giống như thế. Đó là bài học của chuyện cái máng gỗ mà chắc các bạn đều biết cả.

Cái tôi muốn nói là nếu người lớn biết cư xử đúng mực thì trẻ con không cần đi học những lớp kỹ năng sống nữa. Và người có trách nhiệm chính trong việc giáo dục hành vi cho trẻ là cha mẹ, gia đình, chứ không phải nhà trường. Những bài lên lớp của thầy cô giáo không có cùng tác dụng nhiều lên hành vi của đứa trẻ như chính hành vi của cha mẹ nó.

Tất nhiên tôi không muốn nói rằng trường học hoàn toàn không có chức năng giáo dục hành vi cho trẻ nhỏ. Trong tâm hồn trẻ nhỏ, thầy cô giáo có một vị trí thiêng liêng, có lẽ thiêng liêng hơn bố mẹ, vì thế nên cách ứng xử của các thầy cô trong cuộc sống nhà trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp hành vi của học sinh. Nhưng không vì thế mà cha mẹ có thể trút toàn bộ trách nhiệm giáo dục hành vi của trẻ lên vai thầy cô giáo.

Vai trò của giáo dục nhân văn trong sự hình thành nhân cách

Khi đứa bé mới ra đời, bản năng sinh tồn điều khiển mọi hoạt động của nó. Đối với nó, toàn bộ thế giới là bầu sữa mẹ. Khi lớn lên, nó có thêm nhận thức về thế giới xung quanh, về những con người khác. Dần dần nó hiểu rằng không chỉ có nó cần sinh tồn, mà cả những người khác cũng cần sinh tồn như nó. Điều này thoạt nghe thật hiển nhiên, nhưng đó là một bước chuyển hoá vĩ đại của tư duy, đứa trẻ đã chấp nhận sự tồn tại của khách thể, của người khác, như một lực lượng đối lập với bản thân nó.

Chấp nhận sự tồn tại của khách thể là điều kiện để phân biệt giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện là sung sướng trong sự hạnh phúc của người khác, đau khổ trong sự bất hạnh của người khác, còn ngược lại cái ác là sung sướng trong sự bất hạnh của người khác, đau khổ với sự hạnh phúc của người khác. Như vậy, khi đứa trẻ còn chưa nhận thức về người khác, theo nghĩa ở trên, các khái niệm thiện và ác chưa thể áp dụng vào nó. Thêm nữa, khái niệm “người khác” không nhất thiết phải là người. Đó có thể là con ong, cái kiến. Đó cũng có thể là con lợn ở Bắc Ninh. Cái cảm giác phấn khích, hân hoan của con người trong cái chết tức tưởi của con lợn biểu đạt cái ác ở trạng thái thuần tuý nhất của nó.

Việc học, theo Hannah Arendt, đó là cố gắng để hiểu thế giới xung quanh, trong đó có thế giới tự nhiên và thế giới con người. Nó bắt người ta phải nhận thức về sự tồn tại của người khác, cái là điều kiện để phân biệt giữa thiện và ác. Chỉ biết phân biệt thiện và ác thôi không đủ. Có một câu ngạn ngữ nói rằng “Đường đến địa ngục lát bằng thiện tâm”.  Biết phân biệt rành rọt giữa thiện và ác là cần thiết nhưng sẽ thật thiếu sót, thậm chí nguy hiểm, nếu coi việc hình thành nhân cách chỉ đơn giản là phân biệt giữa thiện và ác. Trong phần lớn các trường hợp, vấn đề không phải là ở chỗ phân biện giữa thiện và ác.

Để nhận thức được vị trí của mình trong thế giới, mỗi người phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi căn bản nhất về thân phận con người, phải tự tìm ra câu trả lời của mình cho những câu hỏi đó, hoặc ít ra cũng biết về những câu trả lời mà tiền bối đã từng đưa ra. Việc phân biệt giữa cái thiện và cái ác là một trong những câu hỏi như thế, nhưng nó không phải là câu hỏi duy nhất và có lẽ cũng không phải là câu hỏi quan trọng nhất.

Có những câu hỏi thoạt nghe thì có vẻ ngây thơ ví dụ “Những cái gì là nhu cầu căn bản của con người? Tự do và công bằng có phải là như cầu căn bản của con người hay không”. Con người có cả nhu cầu sống trong cộng đồng, trong xã hội, vì mỗi người không thể làm ra được hết tất cả những gì mình cần. Nếu tự do và công bằng cũng là nhu cầu căn bản thì xã hội phải được thiết kế thế nào để cho tự do của mỗi người và sự công bằng giữa người này và người khác được bảo đảm? Triển khai câu hỏi đến đây thì ta thấy câu hỏi này phức tạp hơn nhiều so với câu hỏi phân biệt giữa cái thiện và cái ác, và có lẽ cũng quan trọng hơn.

Trả lời cho câu hỏi về vai trò của giáo dục nhân văn nói chung vượt ra ngoài khuôn khổ của bài nói chuyện này và khả năng của tôi.  Trong phần tiếp theo, tôi muốn thu hẹp câu hỏi lại và trao đổi kỹ hơn về vai trò của giáo dục nhân văn trong sự hình thành nhân cách.

Cơ chế căn bản cho việc hình thành nhân cách là chiêm nghiệm về một sự việc cụ thể đã xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể, ngẫm xem người ta đã quyết định như thế nào, đã làm gì, và hậu quả, ảnh hưởng của việc đó lên cuộc sống của người khác và của chính người đó như thế nào. Có thể thấy rằng con người chiêm nghiệm bằng xúc cảm nhiều hơn là bằng tư duy. Người ta chiêm nghiệm sâu sắc nhất về những gì xảy ra với chính mình, hoặc là xảy ra với người thân của mình, vì những trải nghiệm đó để lại những xúc cảm mạnh nhất.  Nhưng nói chung, trải nghiệm của một người trẻ, kể cả những trải nghiệm được gia đình chia sẻ, không đủ phong phú để người đó hình thành một nhân cách vững vàng. Vốn trải nghiệm của anh ta sẽ giàu có hơn nhiều, nếu anh ta biết đặt mình vào trong lịch sử, nơi những câu chuyện của quá khứ được ghi lại một cách trung thực, hoặc là trong văn học, nơi có những câu chuyện lớn, tuy có thể là được hư cấu, nhưng luôn xuất phát từ sự trải nghiệm chân thực của nhà văn.

Trong một bài viết trên blog cá nhân, đặt tên là Giữ ký ức, tôi có kể câu chuyện về học sinh phổ thông ở Đức học về tội ác của chế độ quốc xã lên người Do thái như thế nào. Học sinh Đức học ở trong sách vở, đọc nhật ký của cô bé Anne Frank viết khi trong thời gian hai năm trốn trong góc tủ để rồi cuối cùng cũng bị bắt rồi bị giết. Họ đi tham quan trại tập trung Buchenwald. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là học sinh Đức còn phải tự đi điều tra xem xung quanh nơi mình ở, trước đây đã từng có người Do thái nào sống, họ tên là gì, họ đã bị bắt trong hoàn cảnh nào, đã bị giết chết như thế nào. Làm như thế để cho những trải nghiệm trở nên gần gũi nhất. Một vài tháng sau khi viết bài này, tôi có nói về chuyện với một nhiếp ảnh gia người Đức, ông ấy nói người Đức phải làm như thế vì nếu không họ sẽ lại phạm lại đúng những sai lầm khủng khiếp nhất trong quá khứ. Giáo sư Hà Huy Khoái cũng bình luận như thế này: “Người Đức khôn thật, họ cho học sinh học thuộc bài lịch sử! Dân tộc nào không làm điều đó, chắc chắn phải học đi học lại nhiều lần. Chưa thuộc bài nào, lịch sử sẽ bắt học lại bài đó. Mà mỗi lần học lại, thi lại đều phải trả giá đắt hơn trước. Giá ở đây có thể là máu, không chỉ là tiền như sinh viên thi lại!”.

Tôi nghĩ về câu chuyện này từ một khía cạnh khác. Trải nghiệm chân thực về những sự thật dù đau đớn đến mấy cũng làm cho cốt cách con người trở nên mạnh mẽ, trái với những sự dối trá, có thể ngọt lịm, nhưng luôn làm tha hoá tâm hồn con người. Chức năng của giáo dục nhân văn không phải là ngợi ca cái thiện, phê bình cái ác mà là giúp con người tìm đến sự thực và để cảnh giác với sự dối trá của người khác và của chính mình. Cảnh giác với bản năng lười nhác, ích kỷ và hèn nhát, những cái rất giỏi ngụy trang trong tấm áo thiện tâm để dắt tay con người đi về địa ngục, cái không phải là gì khác mà chính là sự tha hóa hoàn toàn của tâm hồn con người. Giáo dục nhân văn nghiêm túc rèn cho chúng ta thái độ nỗ lực không mệt mỏi trong cố gắng đi tìm sự thật cùng với khả năng chiêm nghiệm bằng tư duy vì nếu chỉ chiêm nghiệm bằng xúc cảm, con người rất dễ bị đánh lừa.

Tôi đã nhắc đến chuyện bản năng hướng thượng hướng thiện của con người rất dễ bị tha hoá để trở thành hiện tượng sùng bái cá nhân, có thể xuất hiện dưới dạng là sùng bái lãnh tụ hoặc ca sĩ Hàn quốc. Vai trò của giáo dục nhân văn là dắt tay con người đi theo “tấm biển chỉ đường của trí tuệ” để đi về với cái chân thiện, chân mỹ.

Ngôn ngữ và thái độ khoa học

Nếu bản năng hướng thượng, hướng thiện là động cơ của học tập, nó không phải là công cụ. Con người biểu đạt sự hiểu biết về thế giới khách quan bằng lời. Con người thụ hưởng vốn hiểu biết mà nhân loại tích tụ được thông qua ngôn ngữ. Có hai thái độ ứng xử với ngôn ngữ đối lập nhau, dẫn đến hai phương pháp tư duy đối lập nhau: một bên là thái độ tôn giáo, coi ngôn từ như đối tượng để tôn thờ, một bên là thái độ khoa học, coi ngôn từ như một công cụ để định hình tư tưởng.

Định nghĩa chữ Đạo trong Đạo Đức Kinh là điển hình của thái độ tôn giáo đối với ngôn từ. Đạo được mô  tả như thế này, như thế kia, Đạo không phải là thế này, không phải là thế kia, nhưng không một lần Đạo được định nghĩa là cái gì. Đạo là một từ đại diện cho một khái niệm linh thiêng không định nghĩa được, người ta chỉ có thể biết thuộc tính của nó là như thế này, như thế kia, cùng lắm là biết nó không phải là cái gì, tức là hạn chế khái niệm bằng phủ định, chứ không thể nói nó là cái gì, tức là định nghĩa khái niệm bằng khẳng định.  Tính linh thiêng của chữ Đạo nằm chính ở chỗ ta không thể định hình được nó.

Tôi dẫn ví dụ Đạo Đức Kinh không với ý muốn đánh giá thấp giá trị triết học của tác phẩm này. Tôi chỉ muốn chỉ ra sự đối lập với giữa thái độ tôn giáo của nó đối với ngôn ngữ và thái độ khoa học. Thái độ tôn giáo với ngôn ngữ đưa đến những luận điểm bao quát, trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, con người cũng có thể vận dụng chúng để diễn giải những gì xảy ra với mình, và tự an ủi mình. Mà trên đời này, ai là người không cần được an ủi.

Đóng góp lớn nhất của văn hoá Hy lạp cổ đại cho tư duy loài người có lẽ là sự phát minh ra thái độ khoa học với ngôn ngữ mà điển hình là sách Cơ sở của Euclid. Để nói về hình tròn, người ta không nói nó là cái gì đó giống mặt trời, hay mặt trăng vào thời kỳ trăng tròn, mà người ta định nghĩa đường tròn là tập hợp các điểm có một khoảng cách cho trước đến một điểm cho trước, gọi là tâm của đường tròn. Cái đáng lưu ý nhất là khái niệm luôn được xây dựng trên cơ sở khẳng định: nó là cái gì, chứ không phải trên cơ sở phủ định: nó không phải là cái gì.

Cũng cần lưu ý là ở đây đường tròn không được gán cho bất kỳ một thuộc tính thiêng liêng nào cả, nó chỉ là cái tên đưa ra để định hình khái niệm tập hợp các điểm có khoảng cách cho trước đến một điểm cho trước. Thậm chí trong thực tế, không có cái gì chính xác là hình tròn cả, chỉ có những hình tròn gần đúng mà thôi. Các định nghĩa của Euclid chỉ có giá trị giới hạn trong phạm vi của hình học. Theo một nghĩa nào đó, hình học là một sản phẩm thuần tuý của trí tuệ, là một trò chơi của tư duy. Giá trị lớn nhất của trò chơi này nằm ở ngay trong sự hạn chế của nó. Vì luật chơi bao gồm một số tiên đề, và một số phép suy luận được quy định trước, một phát biểu hình học chỉ có thể hoặc là đúng, hoặc là sai, một chứng minh chỉ có thể là đầy đủ chặt chẽ hoặc là thiếu sót ngộ nhận.  Đây là cuộc chơi mà tư duy logic của con người được tha hồ thi thố. Cho đến bây giờ nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa đó. Để cho trẻ học được phương pháp lập luận chặt chẽ, không có gì tốt hơn là học hình học Euclid.

Ưu điểm của trò chơi tư duy mà trong các luật chơi được cố định trước là trong phạm vi của cuộc chơi này, mọi cái đúng cái sai đều rõ ràng. Ưu điểm quan trọng khác là con người có thể rút ra kết luận rõ ràng chi tiết từ hệ thống tiên đề và khái niệm, để rồi đem nó ra kiểm chứng, đối chiếu với quan sát thực tế.

Ở điểm này, thiên hướng của khoa học khiêm tốn hơn nhiều so với thiên hướng của tôn giáo. Những luận điểm của tôn giáo thường có tính khái quát cao, nhưng không có tính chi tiết để có thể kiểm chứng đối chiếu được qua các quan sát thực tế. Trong mọi trường hợp tôn giáo yêu cầu người ta phải tin và phải chấp hành. Ngược lại, lý thuyết khoa học đưa ra những luận điểm đủ cụ thể để có thể kiểm chứng với thực tế và dành cho thực tế quyền phán xét cuối cùng. Sự khiêm tốn, luôn đặt mình vào vị trí để cho thực tế phán xét, hoặc khẳng định, hoặc phủ nhận, theo Karl Popper chính là thuộc tính đặc trưng của khoa học, đối lập với tín điều.

Sự khiêm tốn này cũng chính là cái làm nên sức sống của khoa học. Tôn giáo sẽ chết khi con người không còn đặt lòng tin vào tín điều nữa. Còn trong bản chất của mình, luận điểm khoa học chấp nhận sự phủ định, nó như chỉ chờ được thực tế phủ định để hồi sinh, lột xác thành một lý thuyết khoa học mới, phức tạp hơn, có phạm vi ứng dụng rộng hơn lý thuyết cũ.

Trong bản chất, mọi lý thuyết khoa học chỉ mô tả được một phạm vi nào đó của thế giới, lý thuyết càng thô sơ thì phạm vi áp dụng của nó càng hẹp. Đi ra ngoài phạm vi đó là bắt đầu một cuộc chơi mới, con người lại phải sáng tạo một hệ thống ngôn ngữ, khái niệm mới, tìm ra một luật chơi mới.  Nhưng không phải vì thế mà lý thuyết cũ nhất thiết phải bị thủ tiêu khi một lý thuyết mới ra đời. Trong phạm vi cuộc sống hàng ngày, khi các vật thể chuyện động chậm hơn nhiều so với ánh sáng, cơ học Newton vẫn đúng.

Người đi tìm hiểu thế giới gần như bắt buộc phải đi lại gần như toàn bộ hành trình tìm hiểu thế giới của loài người. Đây là cái khó khăn rất lớn. Đã có một số quan điểm sai lầm trong giáo dục muốn bỏ qua những lý thuyết khoa học trước đây để đưa học sinh đến với những lý thuyết tiên tiến nhất. Ở phương tây những vào những năm 70 đã có trào lưu xây dựng lại toàn bộ giáo trình toán học dựa theo cách trình bày toán học hiện đại của nhóm Bourbaki. Kết quả của thí nghiệm đại trà này không tốt. Cảm nhận chung là trình độ toán học của học sinh tốt nghiệp phổ thông kém đi nhiều.

Gần đây, con lắc cực đoan có vẻ như bị văng theo hướng ngược lại. Người ta muốn lược đi khỏi chương trình tất cả những gì được coi là không cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Tôi vô cùng ngạc nhiên bởi ý kiến của một vị Giáo sư cho rằng học sinh không cần học vi phân, tích phân vì hàng ngày có ai cần dùng đến vi phân, tích phân đâu. Nhưng chính là nhờ vào thiên tài của Newton và Leibnitz, các hiện tượng tự nhiên được mô tả một cách tường minh dưới dạng phương trình vi phân. Loại bỏ đi đạo hàm tích phân có khác gì tự nguyện quay lại với tư duy mơ hồ của siêu hình trung cổ.

Vấn đề không phải đem những kiến thức khoa học tiên tiến nhất đến cho học sinh, vì có muốn cũng không làm được. Vấn đề cũng không phải là tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính toán để phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày. Cái cần làm trang bị cho học sinh phương pháp tư duy khoa học: định hình rõ nét khái niệm, liên hệ những khái niệm đó với thế giới khách quan, biết lập luận, biết tính toán để đưa ra những luận điểm cụ thể, kiểm chứng những luận điểm đó với thế giới khách quan.

Còn một thuộc tính khác của một khoa học có sức sống là khả năng đem đến sự bất ngờ. Hình học Euclid không còn khả năng đưa ra những khẳng định bất ngờ nào nữa và theo nghĩa này, nó là một môn khoa học chết. Nó chỉ còn là một trò chơi trí tuệ để học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic. Nhận định của Einstein rằng tia sáng bị uốn cong khi đến gần các vật thể có khối lượng lớn nhờ vào những tính toán trong lý thuyết tương đối là một bất ngờ khi trong hình dung của chúng ta, đường thẳng là đường truyền của ánh sáng. Sức sống của một bộ môn khoa học thể hiện ở chỗ từ một hệ thống khái niệm, tiên đề chấp nhận được, bằng tính toán và lập luận, người ta có thể đưa ra những giải thích chưa biết cho những hiện tượng đã biết, hoặc là tiên đoán về những hiện tượng chưa được biết đến.

Khi khoa học “nhận nhiệm vụ” diễn giải, chứng minh cho một luận điểm cho trước, để phục vụ một mục đích chính trị hoặc tôn giáo, bất kể mục đích đó tốt hay xấu, về mặt thực chất khoa học đã mất đi cái làm nên sức sống của nó.  Vấn đề “nhận nhiệm vụ” ảnh hưởng nhiều đến khoa học xã hội hơn là khoa học tự nhiên. Như một số người đã nhận xét, ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các ngành khoa học tự nhiên có thể rất phát triển trong khi các ngành khoa học xã hội để lại rất ít dấu ấn vào văn minh nhân loại. GS Hà Huy Khoái có lần phát biểu nửa đùa nửa thật “Thực chất, ở Việt Nam chưa có khoa học xã hội”. Phát biểu của ông đã gây ra những phản ứng khá dữ dội. Nói một cách khách quan hơn, nó có đấy, nhưng nó yếm khí và thiếu sức sống.

Học như thế nào?

Ngày xưa để học được chữ thánh hiền, cái quan trọng nhất là cần có chí. Cái chí để đi bắt đom đóm bỏ vào lọ làm đèn mà đọc sách thâu đêm. Trong công việc học tập bây giờ, trong việc tiếp thu kiến thức khoa học của nhân loại tưởng như vô hạn, chỉ có chí thôi chắc là không đủ.

Như tôi vừa trình bày ở trên, khoa học không bị cái bệnh tự phụ coi những luận điểm của mình đúng một cách tuyệt đối, đúng một cách phổ quát. Mỗi lý thuyết khoa học được khai triển bằng tính toán, bằng lập luận từ một số nhỏ khái niệm, một số tiên đề cơ sở. Mỗi lý thuyết có logic nội tại của nó, nó không tự mâu thuẫn, nhưng những kết luận mà người ta rút ra từ nó chỉ khớp với thực tế khách quan trong một phạm vi nào đó. Theo một nghĩa nào đó, mỗi lý thuyết là một trò chơi trí tuệ, với luật chơi được xác định rõ ràng mà trong đó người chơi có thể triển khai khả năng tư duy của mình để đi đến những kết quả nhiều khi nằm ngoài sự mong đợi ban đầu.

Rất ít khi người ta chơi trò gì một mình.  Để cho cuộc chơi thực sự cuốn hút, để cho người chơi có thể thực sự triển khai mọi tiềm năng tư duy của mình để đi đến những kết quả bất ngờ, đi đến sáng tạo, cuộc chơi phải có bạn chơi và phải có trọng tài. Để minh hoạ quan điểm này, tôi xin đưa ra một gợi ý nhỏ, nhưng rất nghiêm túc.

Nhờ vào internet, hiện tại người ta có thể tìm được miễn phí rất nhiều tài liệu học tập miễn phí ở trên mạng. Một số trường đại học có tên tuổi như MIT, Stanford còn tổ chức công bố miễn phí hầu hết các tư liệu học tập. Thay bằng việc phải bỏ ra 50 ngàn đô-la một năm để đến đó học, mà không phải cứ có 50 ngàn đô-la là đã được nhận vào học, bạn có thể truy cập miễn phí các tư liệu học tập, theo dõi các bài giảng video. Vậy có đúng là bạn cứ ngồi ở Hà nội, hay Sài gòn, là cũng có thể học như sinh viên ở MIT hay ở Stanford hay không.

Tôi nghĩ rằng trừ khi bạn có một ý chí sắt đá, dù có được cung cấp tất cả mọi tài liệu trên đời, dù dược theo dõi miễn phí các bài giảng, ở nhà một mình bạn vẫn không thể học được. Bởi vì ngồi theo dõi bài giảng trên mạng một mình không phải là một cuộc chơi thú vị: không có địch thủ, không có đồng đội, không có lộ trình, không thấy mục tiêu, không thấy giải thưởng. Đó là những thứ không liên quan trực tiếp đến nội dung khoa học của bài giảng nhưng đó là cái mà người đi học cần để phấn đấu liên tục. Học một mình, bạn có thể tập trung cao độ trong một hai ngày cho đến một tuần. Nhưng bạn cần có tập thể, có lớp học, có thầy giáo để duy trì nỗ lực học tập.

Gợi ý của tôi là tại sao các bạn không tự tổ chức cùng học theo giáo trình được cung cấp trên mạng. Tại sao không thể dùng trực tiếp bài giảng, tư liệu học tập cung cấp miễn phí trên mạng trong các lớp học chính khoá. Các thầy không nhất thiết phải giảng cả buổi nữa, mà có thể cho sinh viên xem bài giảng trên mạng, có thể làm trước phụ đề tiếng việt, sau đó dành thời gian để giải thích thêm, trả lời câu hỏi của sinh viên, và hướng dẫn làm bài tập. Và cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc. Tất nhiên gợi ý thì dễ, mà làm thì khó, nhưng tôi không tin là việc này không thể làm được. Kinh phí để tổ chức lớp học như thế có lẽ là không nhiều lắm, nếu so sánh với học phí 50 ngàn đô la một năm ở MIT hay Stanford.

Với gợi ý có tính suy tưởng này, tôi hy vọng làm nổi lên được sự quan trọng của việc tổ chức học tập. Học tập là một hoạt động tập thể và có tổ chức. Như đã nêu ở trên, thiếu một tập thể có tổ chức, con người nói chung không có khả năng duy trì nỗ lực của mình trong một thời gian dài. Thiếu tranh biện con người nhanh chóng lạc vào con đường chủ quan, con đường luôn dẫn đến cái đích là sự bế tắc. Bản tính con người là hiếu thắng, cái cần thiết để tạo ra sự sôi động trong tranh luận, những cũng là cái làm hỏng cuộc tranh luận, biến nó thành chiến trường để người này đè bẹp người kia. Vì vậy trong mọi cuộc chơi tập thể cần có một luật chơi lành mạnh để cho sự cạnh tranh chỉ tạo ra nỗ lực để mỗi người vượt lên chính mình, chứ không phải là cái cớ để thỏa mãn bản năng hiếu thắng. Và cuộc chơi cần một người trọng tài, nắm vững luật lệ và có thẩm quyền điều khiển cuộc chơi. Ngoài ra, chính những ràng buộc của luật chơi bắt người chơi phải vươn tới sự sáng tạo thực sự.

Tôi để ý thấy người ta phá bỏ luật chơi dễ dàng quá. Tôi xin dẫn một ví dụ nhỏ là việc viết thư giới thiệu. Viết thư giới thiệu là một công việc khá vất vả mà lại không thể mong đợi phần thưởng gì khác ngoài cảm giác hoàn thành bổn phận. Để giới thiệu cho một đồng nghiệp vào một vị trí phó giáo sư, hay giáo sư, thường thì người giới thiệu phải tìm hiểu kỹ công trình của người mình giới thiệu để chỉ ra chỗ nào hay, chỗ nào đặc sắc, chỗ nào thì cũng chỉ bình thường, và nêu ra ý nghĩa chung của công trình. Không viết được đầy đủ nội dung như vậy, thì lá thư giới thiệu không có mấy trọng lượng, mà người viết thư giới thiệu lại có thể bị đánh giá, hoặc là về sự nghiêm túc, hoặc là về trình độ. Viết thư là một việc rất vất vả, mà không có ai khen ông này ông kia viết thư giới thiệu rất hay, vì trên nguyên tắc thư giới thiệu được giữ bí mật. Tóm lại, viết thư giới thiệu là một việc vất vả, không có bổng lộc, nhưng lại cần phải làm để ủng hộ một người đồng nghiệp xứng đáng, hoặc chỉ đơn thuần là để thực hiện bổn phận của mình. Viết thư giới thiệu cho sinh viên cũng mất công, nhưng không vất vả như viết thư giới thiệu cho đồng nghiệp.

Có một lần, một sinh viên mà tôi đã từng dạy ở Hà nội nhờ tôi viết thư giới thiệu.  Khi tôi còn đang do dự vì tôi đánh giá bạn ấy không thực sự xuất sắc, thì anh ta gửi cho tôi một bức thư giới thiệu soạn sẵn để tôi chỉ việc ký vào đó. Khi tôi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên về cách làm này, thì bạn ấy trình bày là các thầy giáo khác yêu cầu bạn ấy làm như thế. Một số người có thể coi đây là việc nhỏ, nhưng tôi nghĩ chính từ những chuyện nhỏ như thế sẽ làm tha hoá cả hệ thống.

Khi chuẩn bị bài nói chuyện này, ý định của tôi là chia sẻ những suy nghĩ tản mạn của mình về việc học tập, chứ không định phê bình ai cả, càng không có ý định phê bình nền giáo dục ở nước ta. Đã có nhiều người chỉ ra rất nhiều bất cập, tôi không thấy cần thiết phải hoà thêm tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu ra một vấn đề, vấn đề lớn nhất, thì theo tôi đó là mức độ tha hóa của hệ thống.

Xin quay lại sự kiện Đồi ngô mà các bạn đều đã biết cả. Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt, vì chuyện thí sinh quay phim giám thị vi phạm qui chế thi là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Đây là một câu chuyện rất buồn, nó phải là tiếng chuông cảnh tình về mức độ tha hoá của hệ thống. Hãy khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, một cá nhân nào mà hãy bình tâm suy nghĩ. Để cho một việc như vậy xảy ra, phải có nhiều người từ trung ương đến địa phương, ở trong và ngoài ngành giáo dục, đã không tôn trọng luật chơi. Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp, cái đáng ra phải là một thủ tục mang tính nghiêm cẩn, phải là một cái mốc thiêng liêng cho cả quá trình lao động học tập của học sinh, lại trở thành một trò đùa, một trò đùa làm chúng ta muốn khóc.

Nước Mỹ có thể tự hào về những trường đại học của mình. Các đại học ở Mỹ thường là tương đối trẻ, trường đại học Chicago nơi tôi làm việc cũng mới khoảng 100 tuổi, đồng niên với Đại học quốc gia Hà nội. Có lẽ cũng phải trả lời câu hỏi, cái gì là “bí quyết thành công” của họ. Vào thời điểm hiện tại thì ta có thể nói rằng lý do thành công của họ là họ rất giàu, có nhiều giáo sư giỏi, có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại. Nhưng nói như thế là nhầm lẫn giữa kết quả và nguyên nhân. Ban đầu, họ không giàu, mà cũng không có nhiều người thực sự xuất sắc nếu so với cái trường đại học ở châu Âu vào cùng thời. Tuy không có một câu trả lời duy nhất, nhưng một nguyên nhân chắc chắn được nhắc đến là tinh thần fair-play, mọi hành vi ăn gian đều bị trừng trị một cách vô cùng nghiêm khắc.

Tôi cho rằng sự trung thực là một hành vi khó mà học được từ trong sách vở. Để trẻ học được tính trung thực, trước hết người lớn cũng phải học tính trung thực, để tự biết mà làm gương.

Tôi đã nói nhiều về sự cần thiết của việc tổ chức học tập, tính kỷ luật và tính trung thực. Nhưng bạn có thể thắc mắc rằng tại sao tôi nói về trường học mà cứ như là nói về doanh trại quân đội.

Tính kỷ luật và trung thực tất nhiên là không đủ. Cái còn thiếu chính là “niềm say mê” mà tôi nhắc đến lúc bắt đầu.  Say mê đi tìm cái mới, cái chưa biết, tìm lời giải thích cho những gì còn chưa hiểu.  Niềm say mê đi từ đâu đến? Thú thực là tôi không biết chắc chắn, và vì thế mà tôi giả sử rằng con người sinh ra với một bản năng hướng thượng, nói cách khác là đã có sẵn trong mình mầm mống của niềm ham mê. Tôi nghĩ rằng thực ra câu hỏi niềm ham mê sinh ra từ đâu không quan trọng bằng làm thế nào để gìn giữ niềm ham mê, và không để cho nó bị tha hoá. Niềm đam mê, tính hướng thượng hướng thiện là động cơ cho việc học tập, và chính việc học tập đích thực là cái nuôi dưỡng sự hướng thượng hướng thiện bởi những giá trị nhân văn chân thiện, chân mỹ, bởi tình yêu sự thật, và bởi niềm hạnh phúc của sự khám phá, để vượt qua biên giới giữa những gì đã biết và những gì chưa biết.

Một người bạn tôi có góp ý với tôi rằng bên cạnh niềm ham mê, đừng quên bổ sung sự quả cảm. Sự quả cảm là cái bạn cần để không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ mà quay lưng lại với sự thật. Sự quả cảm cũng là cái bạn rất cần khi đi tìm cái mới. Bạn có tập thể, có đồng đội để cùng học tập, tiến bộ. Nhưng dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng khi đã vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết, bạn rất cần tính quả cảm vì đi tìm cái mới thường là một hành trình cô đơn, và nó có thể kéo dài nhiều năm.

Source: hocthenao.vn

Sunday, April 13, 2014

Thêm một


Thêm một chiếc lá rụng 
Thế là thành mùa thu 
Thêm một tiếng chim gù 
Thành ban mai tinh khiết... 

Dĩ nhiên là tôi biết 
Thêm một - lắm điều hay 
Nhưng mà tôi cũng biết 
Thêm một - phiền toái thay 

Thêm một lời dại dột 
Tức thì em bỏ đi 
Nhưng thêm chút lầm lì 
Thế nào em cũng khóc 

Thêm một người thứ ba 
Chuyện tình đâm dang dở 
Cứ thêm một lời hứa 
Lại một lần khả nghi! 

Nhận thêm một thiệp cưới 
Thấy mình lẻ loi hơn 
Thêm một đêm trăng tròn 
Lại thấy mình đang khuyết... 

Dĩ nhiên là tôi biết 
Thêm một - lắm điều hay...

Trần Hòa Bình

Saturday, March 22, 2014

"Kafka bên bờ biển"

Marilyn Manson - Running to the edge of the world
"Thời gian đè nặng lên mày như một giấc mơ cũ, lập lờ nước đôi. Mày tiếp tục di chuyển, cố tìm cách lách qua nó. Nhưng dù mày có đi đến cuối đất cùng trời, mày cũng không thể thoát khỏi nó. Tuy nhiên, mày vẫn phải đi đến đó - đến rìa của thế giới. Có một điều mày không cách chi làm được, trừ phi mày đến đó."




12

Nó không bao giờ phấn đấu để thành công, không bao giờ có vẻ trải nghiệm nỗi dằn vặt của thử thách hay lầm lẫn. Nó không bao giờ thở dài hoặc nhoẻn miệng cười. Cứ như thể nó chỉ đơn giản làm những điều nó phải làm.

13

Như Goethe đã nói: Tất thảy đều là ẩn dụ.

----

... những tác phẩm có chút bất cập đó lại có một sức hấp dẫn chính vì lý do đó, hay ít nhất, nó hấp dẫn một số loại người. Cũng như cuốn Người thợ mỏ của Soseki hấp dẫn cậu vậy. Có một cái gì đó trong đó lôi cuốn cậu hơn là những cuốn tiểu thuyết hoàn thiện hơn như Kokoro hay Sanshiro. Cậu phát hiện thấy trong tác phẩm ấy một cái gì làm tim mình xao động - hay có thể nói tác phẩm ấy phát hiện ra cậu. Bản xô-nát cung rê trưởng của Schubert thuộc loại như vậy.

----

Chính vì thế mà mình thích nghe Schubert trong khi lái xe. Như mình đã nói, mọi diễn tấu đều không hoàn hảo. Sự thiếu hoàn hảo, nếu đậm đặc chất nghệ thuật, sẽ kích thích ý thức và giữ cho ta tỉnh táo. Nếu mình nghe một nhạc phẩm kịch kỳ hoàn hảo được diễn tấu một cách cực kỳ hoàn hảo trong khi lái xe, mình sẽ có thể muốn nhắm lại và chết luôn. Nhưng nghe bản Rê trưởng, mình có thể cảm nhận được giới hạn của khả năng con người - rằng một dạng hoàn hảo nào đó chỉ có thể thực hiện được qua một sự tích lũy vô hạn của cái không hoàn hảo. Và riêng mình, mình thấy điều đó đầy khích lệ.

15

... con đường cứ hẹp dần khi tôi đi sâu thêm, nhường chỗ cho cây bụi lấn chiếm. Đến một quãng nào đó, thật khó mà nói đó có phải là một con đường đích thực hay chỉ là một cái gì giông giống một con đường. Cuối cùng, nó ngập chìm trong một biển cả dương xỉ.

16

Tình thật, tôi mệt mỏi và ớn cái cuộc đời này lắm rồi. Tôi đã sống quá, quá lâu rồi. Thậm chí tôi không còn nhớ mình bao nhiêu tuổi nữa. Và tôi cảm thấy không muốn sống thêm nữa. Tôi mệt và chán giết mèo lắm rồi, nhưng chừng nào tôi còn sống, đó là việc tôi phải làm – hạ sát mèo và thu gom hồn chúng. Tiến hành mọi việc theo đúng trình tự, từ bước một đến bước mười, rồi lại quay lại bước một. Một sự lặp đi lặp lại bất tận. Và tôi đã phát ớn! Không ai tôn trọng việc tôi đang làm, nó không làm ai sung sướng. Nhưng tất cả đều đã thiết định, tôi không thể đùng một cái nói thôi và dừng phắt việc mình đang làm. Và tự lấy mạng mình không phải là một phương án. Cái đó cũng đã được quy định. Trong cái cuộc này, có đủ các thứ lệ luật. Nếu tôi muốn chết, tôi phải nhờ được một người khác giết tôi. Bác chính là người thích hợp. Tôi muốn bác phải sợ tôi, căm ghét tôi ghê gớm, rồi mới hạ sát tôi. Đầu tiên, bác sợ tôi. Rồi bác ghét tôi. Và sau cùng, bác giết tôi.

Nhưng tại sao... tại sao lại nhờ tôi? Nakata này xưa nay chưa từng giết ai bao giờ. Đó không phải là loại công việc phù hợp với lão.

Tôi biết. Bác chưa bao giờ giết ai và không muốn giết ai. Nhưng hãy nghe tôi nói đây: trong cuộc đời, có những lúc những kiểu lý do như thế là không đủ. Có những tình huống mà người ta bất cần xét xem anh có phù hợp với công việc trước mắt hay không. Bác cần hiểu điều đó. Chẳng hạn điều đó thường xảy ra trong chiến tranh. Bác có biết chiến tranh là gì không?

----

... không mảy may do dự, y rạch toang bụng Kawamura. Lần này, có thể nghe thấy tiếng kêu. Có lẽ lưỡi của nó chưa liệt hoàn toàn hoặc giả đó là một thứ tiếng kêu đặc biệt mà chỉ Nakata nghe thấy được. Một tiếng kêu ghê rợn lạnh sống lưng. Nakata nhắm mắt lại và đưa hai tên lên ôm mái đầu run rẩy.

“Bác phải nhìn!” Johnnie Walker ra lệnh. “Đó lại là một quy tắc nữa của chúng tôi. Nhắm mắt lại cũng chẳng thay đổi được gì. Chẳng có gì biến đi chỉ vì anh không nhìn thấy những gì đang diễn ra. Trên thực tế, tình hình thậm chí sẽ còn xấu đi khi anh mở mắt trở lại. Chúng ta đang sống trong một thế giới như thế đó, bác Nakata ạ. Hãy mở to mắt ra. Chỉ có kẻ hèn nhát mới nhắm mắt lại. Nhắm mắt, bịt tai đâu có thể làm cho thời gian ngừng lại được.”

17

Đây là đêm thứ ba của tôi ở căn nhà gỗ này. Mỗi ngày qua đi, tôi lại quen hơn với im lặng và bóng tối thăm thẳm. Ban đêm không làm tôi sợ nữa, ít nhất cũng thôi làm tôi chết khiếp. Tôi chất củi đầy bếp lò, ngồi trấn trước đó và đọc. Khi nào mệt, tôi chỉ ngồi thần ra, trân trân nhìn lửa cháy. Tôi không bao giờ chán nhìn lửa. Những ngọn lửa đủ các hình dạng và màu sắc, chuyển động linh hoạt như những vật sống - chúng sinh ra, tụ lại, rời nhau và chết.

Khi trời quang mây, tôi ra ngoài, nhìn lên bầu trời. Những ngôi sao không đem lại cho tôi cảm giác bất lực như trước nữa và tôi bắt đầu cảm thấy gần gũi chúng. Mỗi ngôi sao phát ra ánh sáng đặc biệt của riêng mình. Tôi nhận ra một số ngôi và quan sát chúng lấp lánh trong đêm. Thi thoảng, chúng bùng sáng hơn như thể chợt nhớ ra điều gì. Vầng trăng treo lơ lửng, trắng và sáng vằng vặc; nếu nhìn kỹ, dường như tôi có thể nhận thấy địa hình lởm chởm trên bề mặt. Tôi chẳng bận óc nghĩ suy gì mạch lạc, chỉ ngây ngất ngắm bầu trời.

----

hạnh phúc là ngụ ngôn, bất hạnh là chuyện đời

19

Mình đã nếm trải đủ mọi kiểu phân biệt đối xử... Chỉ những người đã bị phân biệt đối xử mới thực sự hiểu điều đó đau đớn biết nhường nào.

20

Mỗi sớm thức dậy, thấy thế giới không còn như hôm trước nữa. Bản thân mình cũng không còn là con người từng là mình hôm qua... Những mối liên quan cũng thay đổi. Ai là tư bản, ai là vô sản. Ai thuộc cánh hữu, ai thuộc cánh tả. Cách mạng thông tin, cổ phiếu, biến động vốn, tái cấu trúc nghề nghiệp, công ty đa quốc gia – cái gì tốt, cái gì xấu? Ranh giới giữa sự vật không ngừng được xóa nhòa.

21

...Sự mỉa mai làm cho con người sâu sắc hơn, giúp họ trưởng thành. Đó là cửa vào sự cứu rỗi ở một bình diện cao hơn, vào một nơi ta có thể tìm thấy một thứ hy vọng phổ quát hơn. Vì thế ngay cả bây giờ, người ta vẫn thích đọc bi kịch Hy Lạp, vì thế mà nó vẫn được coi là kinh điển mẫu gốc. Mình đang tự lặp lại, nhưng quả vậy, mọi thứ trên đời đều là ẩn dụ. Thực tế, người ta không giết cha mình và ngủ với mẹ mình, phải không nào? Nói cách khác, chúng ta chấp nhận sự mỉa mai thông qua một thủ pháp gọi là ẩn dụ. Và qua đó, chúng ta trưởng thành và trở nên những con người sâu sắc hơn.

----

Lý thuyết là một bãi chiến trường trong đầu.

22

Cậu không có bạn. Tuy nhiên, tất cả những cái đó không làm cậu buồn phiền. Thui thủi một mình có nghĩa là tha hồ chìm đắm trong thế giới riêng nhỏ bé của mình.

23

Cậu nghĩ gì vậy? Mình có phải là một con sao biển hay một cây hồ tiêu đâu. Mình là một con người đang sống, đang hít thở. Dĩ nhiên là mình đã từng yêu.

28

Hiện tại thuần túy là một bước tiến không thể nắm bắt của quá khứ gặm nhấm tương lai. Thực ra, mọi cảm giác đã là ký ức.

----

Hegel tin rằng một người không chỉ ý thức về bản ngã và khách thể như là những thực thể tách biệt, mà qua việc phóng chiếu bản ngã lên khách thể bằng cách suy ngẫm, còn có thể chủ động hiểu sâu hơn về bản ngã. Tất cả những cái đó là tự ngã ý thức.

30

Nghe này – giời chỉ tồn tại trong tâm trí con người thôi. Đặc biệt, ở Nhật Bản, giời bao giờ cũng là một khái niệm rất biến động. Này nhé, trước kia, ở đây, hoàng đế là giời, thế mà sau chiến tranh, uglas Arthur ra lệnh cho ông ta thôi không làm giời, thế là ông ta tuân theo, đọc ngay một bài diễn văn tuyên bố mình chỉ là một người bình thường. Vậy sau 1946, ông ta không còn là giời nữa. Đấy, giời của Nhật Bản là thế đó: có thể vặn vẹo, điều chỉnh dễ dàng. Một tên tướng Mỹ ngậm một cái tẩu rẻ tiền vừa ra lệnh một cái là a-lê-hấp giời nghỉ là giời. Một quan niệm rất chi là hậu hiện đại. Nếu anh nghĩ có giời thì là có giời. Nếu anh nghĩ không thì là không. Và nếu giời là thế thì có gì phải lo?

----

Nghe này, mọi sự vật đều luôn vận động. Trái đất, thời gian, các khái niệm, tình yêu, cuộc đời, lòng tin, cái ác... tất cả đều vận động và chuyển đổi, không giữ nguyên một hình thái hay ở nguyên một chỗ mãi mãi. Cả vũ trụ giống như một dịch vụ bưu điện khổng lồ vậy.

----

“Thôi được, nhưng phiến đá này có gì đặc biệt thế? Nom nó chẳng có vẻ gì là khác thường.”
“Bản thân nó chẳng có nghĩa gì. Hoàn cảnh đòi hỏi sự tham gia của một vật nào đó và vào thời điểm cụ thể này, vật đó ngẫu nhiên là phiến đá này. Anton Chekhov đã diễn đạt ý này rất hay khi ông nói: “Nếu một khẩu súng lục xuất hiện trong một câu chuyện, cuối cùng nó tất phải nhả đạn.” Cậu có hiểu thế nghĩa là gì không?”
“Không.”
Đại tá Sanders thở dài. “Ta cũng chắc thế, nhưng ta cứ phải hỏi cho lịch sự.”
“Đa tạ.”

----

... sự cần thiết là một khái niệm độc lập. Nó có cấu trúc khác với lôgích, đạo lý hay ý nghĩa. Chức năng của nó hoàn toàn nằm trong vai trò nó đóng. Cái gì không có vai trò gì thì không cần tồn tại.

31

Miss Saeki ngạc nhiên ngước lên và sau một thoáng lưỡng lự, đặt tay lên tay tôi. "Dù sao chăng nữa, cháu và cái giả thuyết của cháu đã nhắm trúng một mục tiêu xa hơn cháu tưởng nhiều. Cháu có biết thế không?"

Tôi gật đầu. "Cháu biết. Nhưng khoảng cách có thể rút ngắn bằng ẩn dụ."

"Chúng ta không phải là ẩn dụ."

"Cháu biết," tôi nói. "Nhưng ẩn dụ giúp loại bỏ những gì ngăn cách cô với cháu."

Bà thoáng mỉm cười, ngước nhìn tôi. "Đó là lời tán tỉnh kỳ lạ nhất cô từng nghe thấy đấy."

"Có biết bao điều kỳ lạ đang diễn ra, nhưng cháu cảm thấy mình đang từ từ đến gần chân lý hơn."

"Thực sự đến gần một chân lý ẩn dụ, hay đến gần một chân lý đích thực theo nghĩa ẩn dụ? Hay có thể hai đằng bổ sung cho nhau?"

----

Bàn cân đang chòng chành, chỉ một trọng lượng tí xíu cũng đủ để làm nó nghiêng về bên này hay bên kia. Tôi cần phải suy nghĩ. Tôi cần phải quyết định.

----

Bà để lại một chiếc gối đẫm nước mắt. Mày đặt tay lên lần vải ướt và ngó nhìn bầu trời bên ngoài dần dần sáng. Đằng xa, một tiếng quạ kêu. Trái Đất vẫn tiếp tục quay chậm rãi. Nhưng bên kia những chi tiết ấy của thực tại, có những giấc mơ. Và mỗi người đều đang sống trong giấc mơ của mình.

34

Dạo ấy, mình thường ra sông bắt cá, chẳng lo nghĩ gì, gã nhớ lại. Mỗi ngày đến thế nào thì mình sống thế ấy, mình là một cái gì. Cứ tự nhiên thế thôi. Nhưng rồi một hôm, tất cả bỗng thay đổi, cuộc sống khiến mình không là cái gì nữa. Thật kỳ lạ... Người ta sinh ra là để sống, phải không nào? Nhưng càng sống, mình càng mất đi cái gì ở bên trong mình, và rốt cuộc, mình trở thành trống rỗng. Và mình dám chắc là càng sống, mình sẽ càng trống rỗng hơn, vô giá trị hơn. Ở đây, có một cái gì đó không ổn. Đời lại cứ phải xoay ra như thế sao? Liệu mình có thể xoay chiều đổi hướng được không?

35

Có biết bao điều không phải lỗi tại cậu. Cũng chẳng phải lỗi tại mình. Chẳng phải tại những tiên đoán hay những lời nguyền. Chẳng phải tại gien, cũng chẳng phải tại sự phi lý. Chẳng phải tại chủ nghĩa cấu trúc hay cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba. Tất cả chúng ta đều sẽ chết và biến mất, nhưng đó là vì thế giới vốn dựa trên một cơ chế của hủy diệt và tiêu vong. Cuộc đời chúng ta chỉ là những cái bóng của cái nguyên lý chủ đạo ấy. Chẳng hạn như gió thổi. Đó có thể là một cơn gió mạnh, dữ dội hay một làn gió nhẹ. Nhưng rốt cuộc, mọi kiểu gió rồi cũng tắt và biến mất. Gió không có hình dạng. Nó chỉ là sự chuyển động của không khí. Cậu nên lắng nghe thật kỹ, rồi cậu sẽ hiểu ẩn dụ đó.

37

Mày được hưởng một cái gì tuyệt vời, một cái gì lớn lao đến mức rồi đây có thể mày sẽ không bao giờ được trải nghiệm một lần nữa. Thế mà mày lại không thể thực sự hiểu được nó tuyệt vời đến mức nào. Điều đó làm mày bứt rứt và cuối cùng, đi đến tuyệt vọng.

39

Tôi thận trọng lần theo một thứ đường mòn. Càng vào sâu, cây cối càng cao vút, không khí mỗi lúc một đậm đặc thêm. Bên trên, cành lá hầu như che kín bầu trời. Mọi dấu hiệu của mùa hè biến mất tiêu, như thể các mùa không bao giờ tồn tại. Chẳng mấy chốc, tôi còn không biết cái vệt tôi đang lần theo có phải là đường hay không nữa. Nó giống như một đường mòn mà lại không phải vậy. Ở giữa cái khối xanh rì ngột ngạt này, mọi định nghĩa đều trở nên mơ hồ, nhòe nhoẹt. Những cái có nghĩa và những cái vô nghĩa lẫn lộn cả với nhau.

----

Mày không muốn phụ thuộc vào những nhân tố bên ngoài nữa, cũng không muốn lâm vào thế hoang mang bối rối vì những nhân tố mày không kiểm soát được. Mày đã giết cha mày và cưỡng hiếp mẹ mày. Và giờ đây, mày lại đang nhận sâu vào bên trong chị gái mày. Nếu trong toàn bộ chuyện này có một lời nguyền, thì mày muốn đối mặt với nó và tuân theo cái số phận đã được hoạch định của mày. Cất cái gánh nặng khỏi vai và bứt ra khỏi những kế hoạch của một kẻ khác để sống đúng là mày. Đó là điều mày muốn.

----

Giữa đêm khuya, trong bóng tối dày đặc, với rừng sâu vây quanh, tôi không thể nào cô đơn hơn. Nơi đây không mùa, không ánh sáng. Tôi trở về giường, ngồi xuống, trút một tiếng thở dài. Bóng tối bọc kín tôi.

40

Anh có nghĩ âm nhạc có khả năng làm thay đổi con người không? Chẳng hạn như anh nghe một bản nhạc và thế là trong lòng anh bèn diễn ra một thay đổi lớn.

Oshima gật đầu.

Chắc chắn điều đó có thể xảy ra. Ta có một trải nghiệm làm thay đổi một cái gì đó trong ta, tựa như một phản ứng hóa học. Khi ta xem xét lại bản thân sau đó, ta phát hiện thấy tất cả các chuẩn mực sống ta quy theo trước đây đều đã lên một nấc và thế giới mở rộng ra nhiều chiều bất ngờ. Vâng, tôi đã từng có trải nghiệm ấy. Không thường xuyên, nhưng điều đó đã từng xảy ra. Nó giống như khi ta si mê ai vậy.

41

Giá như tôi có thể xóa bỏ cái thằng tôi đây, ngay tại chỗ và ngay bây giờ! Tôi xem xét ý tưởng này một cách nghiêm túc. Giữa bức tường-cây dày đặc này, trên con đường không ra đường này, nếu tôi ngừng thở, tôi sẽ lặng lẽ chôn vùi ý thức của mình vào bóng tối, dòng máu đen màu bạo lực của tôi sẽ rỉ ra đến giọt cuối cùng, gien của tôi sẽ rữa nát giữa đám cỏ dại. Lúc đó, cuộc chiến của tôi sẽ kết thúc. Bằng không, tôi sẽ mãi mãi tiếp tục giết cha tôi, cưỡng hiếp mẹ tôi, cưỡng hiếp chị gái tôi, mãi mãi, quất roi vào thế giới.

42

"Ký ức làm ấm lòng ta từ bên trong, đồng thời nó cũng xé nát tim ta."

---

Cuộc đời tôi chấm dứt ở tuổi hai mươi. Từ đó trở đi, nó chỉ là một chuỗi bất tận những hồi tưởng, một cái hành lang tối mịt, ngoằn ngoèo chẳng dẫn tới đâu cả. Mặc dù thế, tôi vẫn phải sống tiếp, lay lắt từng ngày trống rỗng, tiễn từng ngày trống rỗng ra đi. Trong những ngày đó, tôi phạm biết bao sai lầm. Không, nói vậy chưa đúng - đôi khi tôi có cảm giác là mình chỉ làm độc có một việc: phạm sai lầm. Tôi cảm thấy như mình đang sống dưới đáy một cái giếng sâu, hoàn toàn khép kín trong bản thân mình, nguyền rủa số phận, căm ghét mọi thứ ở bên ngoài. Thỉnh thoảng, tôi mạo hiểm ra khỏi giếng, ra cái điều ta đây còn sống. Chấp nhận bất kỳ cái gì đến, đi qua cuộc đời một cách vô cảm. Tôi ngủ với nhiều đàn ông, có lúc đã gần như sống vợ chồng với ai đó, nhưng tất cả những cái đó đều vô ích. Mọi thứ qua đi trong khoảnh khắc, chẳng để lại gì ngoài những vết sẹo trên những thứ tôi làm tổn thương và khinh rẻ.

----

Viết ra những thứ này là một việc quan trọng, phải không?
Vâng. Quá trình viết mới là quan trọng. Ngay cả nếu thành phẩm hoàn toàn vô nghĩa.

43

Ta không sợ nữa. Vì thế ta chọn phương án hoàn toàn đơn độc không có gì bảo vệ. Trút bỏ lớp vỏ cứng, chỉ còn da thịt và xương tôi hướng đến cái lõi của mê cung này, buông mình vào trống rỗng.

----

Đôi khi, rừng tìm cách đe dọa tôi, lúc từ trên đầu, lúc từ dưới chân. Phà một luồng khí lạnh buốt vào gáy tôi, châm chích nhoi nhói như những mũi kim ngàn mắt. Tìm mọi cách để trục xuất kẻ đột nhập là tôi đây. Nhưng tôi dần dần biết cách tỉnh bơ để cho những đe dọa ấy qua đi. Về cơ bản, khu rừng này là một bộ phận của tôi, chẳng phải thế sao? Đến một lúc nào đó, cách nghĩ đó trụ vững. Tôi đang làm cuộc hành trình bên trong tôi. Giống như máu chảy trong huyết quản, những gì tôi nhìn thấy là nội tâm mình, và những gì có vẻ đe dọchính là tiếng vang của nỗi sợ trong tim tôi. Cái mạng nhện giăng căng như dây đàn kia là mạng nhện ở trong tôi. Lũ chim gọi nhau trên kia là lũ chim tôi đã nuôi trong tâm trí. Những hình ảnh đó nảy ra trong óc tôi và bắt rễ trong đó.

----

"Chắc chú em thấy lạ là bọn ta vẫn tha cái cục thép vừa nặng vừa vô dụng này theo," anh cao quay lại nói. "Mà có viên đạn nào cho cam."

"Nhưng nó là một biểu tượng," anh to con nói, không nhìn tôi. "Biểu tượng của những gì bọn ta để lại sau lưng." 

"Biểu tượng là rất quan trọng," anh cao bổ sung. "Tình cờ, bọn ta lại mang súng và binh phục, cho nên bọn ta sắm vai lính gác. Phải, đó là vai trò của bọn ta. Biểu tượng đã dẫn chúng ta đến những vai trò đó."

"Chú em có mang theo cái gì như vậy không?" anh to con hỏi. "Một cái gì có thể là biểu tượng?"

Tôi lắc đầu. "Không, em chả mang theo gì. Ngoại trừ ký ức."

"Hừm..." anh to con nói. "Ký ức hả?"

"Ô-kê, cái đó không thành vấn đề," anh cao nói. "Ký ức cũng có thể là một biểu tượng lớn. Dĩ nhiên, ta không biết kỷ niệm có bền hay không, liệu nó đậu được bao lâu."

44

Một chút hình thù đã biến khỏi thế giới này, gia tăng thêm cõi hư vô.

45
... tôi lại biết ơn nỗi đau ghê gớm ấy vì nó chứng tỏ rằng tôi tồn tại.

46

Ta là một linh hồn lang thang và một linh hồn lang thang thì không có hình thù. Ta khoác cái hình dạng này chỉ là tạm thời thôi. Vì thế con không thể làm gì được ta. Con hiểu chứ? Ngay cả nếu ta đổ máu tràn khắp chỗ này, thì đó cũng không phải là máu thật. Ngay cả nếu ta đau đớn ghê gớm, thì đó cũng chỉ là đau đớn giả. Kẻ duy nhất có thể tiêu diệt ta bây giờ là kẻ có đủ quyền lực để làm thế. Đáng buồn thay, con lại không đáp ứng tiêu chuẩn ấy. Con chẳng là cái gì hơn một ảo ảnh chưa đủ độ chín, thường thường bậc trung. Cho dù con quyết tâm đến đâu đi nữa, thì việc loại bỏ ta cũng là bất khả đối với những kẻ như con.

47

"Miss Saeki, có điều này cô không hiểu, cháu không có thế giới nào để trở về. Cả đời, chẳng có ai thực sự yêu cháu hoặc cần đến cháu. Cháu chẳng biết ai có thể trông cậy được ngoài bả thân mình. Đối với cháu, cái cụm từ 'cuộc đời cháu đã bỏ lại' là vô nghĩa."

"Nhưng cháu vẫn phải trở về."

"Ngay cả nếu không có gì chờ cháu ở đó? Ngay cả nếu chẳng ai quan tâm đến sự hiện diện của cháu ư?"

----

"Việc tưởng nhớ quan trọng đến thế ư?"
"Cũng tùy," bà đáp và khẽ nhắm mắt lại. "Trong một số trường hợp, đó là điều quan trọng nhất."

49

Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần cuộc sống. Nhưng bên trong đầu chúng ta - ít nhất là theo cảm nghĩ của mình - có một chỗ nho nhỏ để lưu trữ ký ức về những cái đã mất đó. Một chỗ giống như những giá sách ở thư viện này. Và để hiểu cơ cấu vận hành của trái tim ta, phải tiếp tục soạn thêm những phiếu tham khảo mới. Thỉnh thoảng phải hút bụi, thông khí, thay nước các bình hoa. Nói cách khác, phải mãi mãi sống trong thư viện riêng tư của chính mình.

----

"Thời gian đè nặng lên mày như một giấc mơ cũ, lập lờ nước đôi. Mày tiếp tục di chuyển, cố tìm cách lách qua nó. Nhưng dù mày có đi đến cuối đất cùng trời, mày cũng không thể thoát khỏi nó. Tuy nhiên, mày vẫn phải đi đến đó - đến rìa của thế giới. Có một điều mày không cách chi làm được, trừ phi mày đến đó."


 

boulevard of broken dreams © 2008. Chaotic Soul :: Converted by Randomness